Nếu bạn đang tìm hiểu về vòng phỏng vấn và cách để vượt qua những câu hỏi phỏng vấn đầy khó nhằn từ nhà tuyển dụng, đây là bài viết dành cho bạn!
1. Các kiểu phỏng vấn thường gặp
Nhắc đến phỏng vấn, nhiều bạn thường nghĩ ngay tới hình thức phỏng vấn đơn – tức là một ứng viên sẽ trao đổi với một hoặc một vài nhà tuyển dụng trực tiếp. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau, hãy cùng CareerPrep tìm hiểu nhé, biết đâu một ngày bạn lại được mời vào một buổi phỏng vấn như vậy thì sao ^^
Nếu chia theo hình thức phỏng vấn, mình có 2 loại: Phỏng vấn online và phỏng vấn offline trực tiếp:
- Phỏng vấn Online
Chính tên gọi đã thể hiện cho khái niệm, phỏng vấn online là cuộc phỏng vấn được thực hiện qua các nền tảng online như Zoom, Google Meets, Teams,…
Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, hình thức phỏng vấn online đang dần trở nên phổ biến vì sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí mà nó đem lại. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài như hiện tại, hình thức này chắc chắn sẽ còn lên ngôi hơn nữa, và biết đâu nó sẽ trở thành một xu hướng phỏng vấn sau đại trong tương lai?
Bản thân hình thức phỏng vấn online cũng được chia thành nhiều kiểu khác nhau như qua video, streaming hay ghi hình gián tiếp,…Mỗi kiểu phỏng vấn lại có những yêu cầu khác nhau.
Đọc thêm: Một số tips để chinh phục phỏng vấn online
- Phỏng vấn Offline
Để phân biệt với hình thức online, chúng ta có hình thức phỏng vấn offline. Với hình thức này, ứng viên sẽ gặp mặt trực tiếp người tuyển dụng, thường là ở công ty ứng tuyển để trao đổi về công việc, mong muốn của hai bên. Đây cũng là hình thức phỏng vấn phổ biến hơn cả.
Nếu chia theo số lượng người tham gia phỏng vấn, có thể chia làm 3 loại: Phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn hội đồng
- Phỏng vấn cá nhân
Đầu tiên và cũng là hình thức phỏng vấn thông dụng nhất, trong phỏng vấn đơn, bạn sẽ phải mặt đối mặt với một nhà tuyển dụng và trả lời các câu hỏi phỏng vấn họ nêu ra.
- Phỏng vấn nhóm
Đây là hình thức phỏng vấn ít gặp hơn, thường được sử dụng khi công ty muốn tiết kiệm thời gian tuyển nhiều người cho một vị trí nhưng lại là hình thức rất được ưa thích bởi Big4 – 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Deloitte, PWC, E&Y, KPMG). Trong phỏng vấn nhóm có 2 dạng.
1️⃣ Dạng thứ nhất, các ứng viên sẽ được hỏi cùng một câu hỏi phỏng vấn. Với dạng này, mục đích của nhà tuyển dụng là để thấy được tính nhanh nhạy trong phản ứng của bạn so với các ứng viên khác. Nếu gặp phải hình thức này, bạn nên suy nghĩ nhanh và giành phần trả lời đầu, tuy nhiên phải lưu ý là không được hấp tấp trả lời khi chưa chắc về câu trả lời của mình. Nếu cảm thấy chưa ổn, hãy để ứng viên khác trả lời trước sau đó tìm cách phản biện/khắc phục vấn đề trong câu trả lời của họ.
Đọc thêm: Bạn đã biết phỏng vấn nhóm là gì chưa?
2️⃣ Dạng thứ hai, các ứng viên sẽ được chia nhóm để thảo luận, phản biện về một chủ đề và sau đó nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng ứng viên. Với dạng này thì trong quá trình thảo luận, bạn nên trao đổi to, rõ ràng để nhà tuyển dụng nghe thấy, đồng thời giữ cho mình sự chủ động. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn đang làm việc nhóm, nên tinh thần teamwork phải luôn được đề cao, nếu bạn thể hiện quá mức gây lấn át các ứng viên khác hay không lắng nghe ý kiến đồng đội, bạn sẽ bị mất điểm.
Đây là dạng phỏng vấn nhóm thường được dùng trong chương trình Management Trainee của các công ty lớn
- Phỏng vấn hội đồng
Với hình thức này, bạn sẽ được phỏng vấn bởi một nhóm các phỏng vấn viên. Những phỏng vấn viên này có thể đến từ nhiều bộ phận khác nhau như phòng tuyển dụng, quản lí, các nhân viên cùng làm trong bộ phận bạn ứng tuyển. Khi chọn lựa cách phỏng vấn này, công ty mong muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính khách quan. Mỗi thành viên trong hội đồng sẽ luân phiên hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Nhưng nhiều trường hợp sẽ chỉ có một vài người hỏi, số còn lại sẽ quan sát. Đừng quá lo lắng khi có quá nhiều đôi mắt hướng vào mình, giữ bình tĩnh và chú ý eye-contact với người đặt câu hỏi.
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng mong chờ gì ở vòng phỏng vấn?
Và nếu bạn đang trong quá trình cấp tốc tìm việc & ứng tuyển, CareerPrep đang tổ chức series khoá học “Ứng tuyển cấp tốc” cùng anh Lưu Đình Hưng – founder của website bổ ích này, đồng thời là người có hơn 7 năm kinh nghiệm hướng dẫn các bạn ứng tuyển.
Đọc thêm: Không phải chỉ có phỏng vấn tuyển dụng đâu
2. Làm thế nào để chinh phục vòng phỏng vấn?
2.1. Chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn?
Một ngày bỗng nhiên nhận được email mời đi hẹn hò à nhầm phỏng vấn, bạn trở nên vô cùng lo lắng với hàng tá các câu hỏi trong đầu: mặc gì đây, mang theo gì đây, có cần chuẩn bị gì không nhỉ, nhỡ đâu đang trả lời phỏng vấn mà ấp úng thì phải làm sao?…Nói chung là lo hơn cả đi ra mắt nhà người yêu ^^ Không sao, ai rồi cũng phải đi phỏng vấn thôi, chỉ cần làm theo những bước chuẩn bị kỹ càng dưới đây thì mọi thứ sẽ trơn tru.
Bước 1: Đọc lại JD và tìm điểm tương đồng
“Trước khi nộp CV là mình đọc JD rồi, đọc lại làm gì nữa”
Đó là suy nghĩ chung của nhiều bạn khi đọc đến dòng này. Nhưng không, việc đọc lại JD là cần thiết. Bạn nên đọc kĩ lại JD, phân tích phần Mô tả và Yêu cầu công việc từ đó phác họa chân dung ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Sau đó tìm điểm tương đồng của bạn và chân dung ấy dựa trên 3 tiêu chí:
• Kiến thức chuyên môn
• Kĩ năng mềm
• Thái độ với công việc
Việc làm này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình có phù hợp với công việc hay không.
Tips: Bạn hãy ghi xuống những từ khoá bạn cần thể hiện để chứng minh mình rất phù hợp với vị trí này. Ví dụ, JD rất nhiều từ khoá về yêu cầu sự sáng tạo, thích ứng nhanh thì đồng thời bạn cũng phải thể hiện bạn là một người thích làm ý tưởng, nhạy bắt kịp xu hướng,.. thay vì nói lan man mình cái gì cũng thích.
Bước 2: Tìm hiểu về công ty
Giống như bước 1, dù bạn đã tìm hiểu về công ty trước đó, bước này vẫn cần được thực hiện và ghi chú một cách rõ ràng bởi vì câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu biết của bạn về công ty là câu hỏi cơ bản thường gặp ở mọi buổi phỏng vấn. Một số thông tin bạn cần nắm chắc: Lĩnh vực hoạt động, thị trường công ty, Lịch sử, Khách hàng, Văn hóa. Nếu có thể hãy tìm thử về các khủng hoảng/vấn đề lớn/tình huống khó khăn mà công ty từng gặp phải và cách giải quyết của công ty, biết đâu bạn lại nhận được câu hỏi phỏng vấn tình huống xử lý vấn đề đó?
Bước 3: Luyện tập
Đây là bước chắc chắn không thể bỏ qua. Dù bạn có tự tin như thế nào hay từng kinh qua rất nhiều buổi phỏng vấn trước đây thì khi đứng trước nhà tuyển dụng, bạn vẫn có thể trở nên mất bình tĩnh nếu không chuẩn bị kĩ. Để luyện tập tốt, đầu tiên bạn cần list ra một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất, sẽ có một số dạng câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà CareerPrep có hướng dẫn ở phần bên dưới, bạn chuẩn bị câu trả lời cụ thể và luyện tập trả lời để lúc vào thực tế không bị vấp nhé.
Ngoài ra, một số yếu tố thuộc về phong thái và cử chỉ bạn cũng cần luyện là nụ cười, ánh mắt, âm lượng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể.
Bước 4: Chỉn chu ngoại hình
Chọn một bộ trang phục nhã nhặn, lịch sự và quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái. Và bạn cũng đừng quên thử trước nhé, tránh trường hợp gần đến giờ phỏng vấn rồi mới phát hiện ra chiếc quần bị rách hay chiếc áo bị mất khuy! Dưới đây là vài lời khuyên cụ thể hơn cho bạn:
Đọc thêm: Tips chọn đồ mặc đi phỏng vấn thật chuyên nghiệp
Đọc thêm: Mang gì tới buổi phỏng vấn đây?
2.2. Ứng xử trong phỏng vấn
- Ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Còn có hẳn một cái hiệu ứng gọi là “hiệu ứng ưu tiên” khi mọi người có xu hướng nghiêng nhiều hơn về những điều đầu tiên họ tìm hiểu được về một người nào đó, hơn là thông tin họ biết được sau đó. Vì vậy, hãy đặc biệt chú ý chú ý những điều sau đây:
🚪 Gõ cửa trước khi vào: Đây là phép lịch sự tối thiểu nhé
💭 Lời chào nhẹ nhàng, lịch sự, tự nhiên không kiểu cách
🪑 Tư thế ngồi thoải mái
- Tự tin là chính mình
Mặc dù lo lắng, hồi hộp sẽ là tâm lý chung nhưng không thể phủ nhận rằng việc bạn thể hiện mình rất tự tin và thoải mái sẽ ghi được điểm cộng rất lớn với nhà tuyển dụng. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường do thiếu kinh nghiệm nên thường khá rụt rè khi trả lời phỏng vấn. Bạn cho rằng khi đó cứ nên trung thực vẫn hơn, nhưng bạn biết điều gì làm những bạn thiếu kinh nghiệm này có thể trở nên khác biệt so với những “tấm chiếu từng trải” không? Chính là lòng đam mê, sự nhiệt huyết, tinh thần cống hiến sục sôi. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ mong đợi ở bạn nguồn năng lượng lớn đấy.
- Biết lắng nghe & sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Nếu bạn được phỏng vấn bởi một hội đồng, thông thường ban đầu họ sẽ giới thiệu tên, hãy lắng nghe và ghi nhớ. Bạn cũng cần lắng nghe kĩ câu hỏi phỏng vấn tình huống của nhà tuyển dụng, tránh hỏi lại. Nhà tuyển dụng ít khi chia sẻ về nhiều về công ty và đồng nghiệp của họ. Nhưng nếu có thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ đang muốn bạn hiểu hơn về nơi làm việc sau này và đợi chờ phản ứng của bạn. Hãy biết lắng nghe và đặt ra những câu hỏi.
Không chỉ có lời nói, những cử chỉ không lời đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Cụ thể, trong phỏng vấn, sử dụng ngôn ngữ cơ thể thích hợp sẽ giúp bạn linh hoạt hơn và ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Khoảng cách | – Bạn nên ngồi cách nhà tuyển dụng một cái bắt tay |
Tư thế | – Đừng ngồi cứng đơ như một pho tượng, hãy thả lỏng hai vai và cho cơ thể một tư thế thoải mái, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn rất nhiều. – Thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi tư thế, nghiêng người ra phía trước cho thấy sự quan tâm của bạn |
Đôi tay | – Khi bắt đầu, hãy đan hai bàn tay vào nhau và đặt phần từ má bàn tay đến cùi chỏ xuống bàn thật ngay ngắn. – Trong lúc trả lời câu hỏi, thỉnh thoảng bạn nên đưa tay ra diễn tả, hoặc hướng hai tay vào mình khi muốn chia sẻ điều gì đó. – Đừng quên một cái bắt tay thân thiện thay cho lời chào và lời cám ơn nữa nhé. – Tuyệt đối không: Khoanh tay trước ngực, đút tay vào trong túi quần, đưa tay lên “gãi”, chỉ tay vào nhà tuyển dụng |
Ánh mắt | – Luôn giữ ánh mắt thân thiện, tập trung nhưng đừng nhìn chằm chằm vào nhà tuyển dụng. – Trong trường hợp phỏng vấn bạn là một hội đồng, khi lắng nghe hãy nhìn vào người đặt câu hỏi còn khi trả lời bạn nên tương tác với những thành viên còn lại |
2.3. Các dạng câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Dưới đây là bản hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất và cách trả lời, các bạn ấn vào từng câu hỏi để xem hướng dẫn cụ thể nhé:
→ Nguyên tắc chung khi chuẩn bị trả lời các câu hỏi phỏng vấn:
- Xác định những gì mà công ty/tổ chức muốn và cần
- Xác định những gì là điểm đặc biệt về bản thân bạn trước khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn
- Hãy luôn tỏ thái độ tích cực khi đối mặt và trả lời câu hỏi phỏng vấn
2.4. Deal lương: Deal lương là gì? Làm thế nào để deal lương?
Một phần vô cùng quan trọng trong mỗi buổi phỏng vấn chính là deal lương. Deal lương có thể được xem là một bộ môn nghệ thuật vì người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải có cho mình những kỹ thuật riêng để có thể giành phần thắng trong cuộc thương thuyết. Phần này thường bắt đầu với câu hỏi: Mức lương bạn mong đợi ở vị trí này bao nhiêu? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần chuẩn bị một số bước trước và lưu ý một số điều trong cuộc phỏng vấn như sau:
- Định giá bản thân: Điều đầu tiên và quan trọng chính việc bạn phải biết mình “đáng giá bao nhiêu” trước thì mới có thể đưa ra một con số hợp lý. Có nhiều cách để định giá bản thân, bạn đọc thêm bài viết: Làm thế nào để định giá bản thân khi deal lương để được hướng dẫn cụ thể nhé.
- Bước vào cuộc phỏng vấn: Đây chính là lúc chúng ta bước vào cuộc đàm phán. Đương nhiên tùy từng tình huống mà chúng ta cần có cách thương thuyết khác nhau, giải thích ra ở đây rất dài. Bạn có thể đọc bài viết 3 cách trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn để hiểu hơn
Đọc thêm: Tôi muốn việc nhẹ lương cao, nhà tuyển dụng nghĩ gì?
- Trong quá trình thương thuyết, nhiều bạn thường mắc phải những sai lầm mà chúng tôi gọi là “chí mạng”, những sai lầm này có thể dẫn tới việc bạn không đạt được mức lương như ý. Để tránh vấp phải những sai lầm này, bạn đọc 2 bài phân tích của CareerPrep về Những sai lầm khi deal lương phần 1, phần 2 nhé!
2.5. Một số cách để tỏa sáng trong vòng phỏng vấn
- Storytelling:
Là truyền tải một thông điệp thông qua hình thức câu chuyện, làm cho người nghe dễ tiếp nhận thông điệp mà bạn muốn truyền tải hơn. Bạn có thể áp dụng hình thức này vào các câu hỏi phỏng vấn dạng tình huống như: “Hãy về một dự án thành công của bạn”. Hãy kể về những khó khăn khiến cho bạn cảm thấy bế tắc, đẩy câu chuyện đến mức cao trào và sau đó là cách bạn vượt qua, bài học rút ra được.
Đọc thêm: Sử dụng mô hình S.T.A.R để storytelling hấp dẫn nhà tuyển dụng
- Hỏi ngược:
Nhà tuyển dụng luôn mong muốn thấy một ứng viên “can đảm” chứ không phải là một người thụ động. Đôi khi những câu hỏi ngược sẽ trở thành điểm sáng.
Phần này, CareerPrep đã có hướng dẫn ở mục Câu hỏi phỏng vấn: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
2.6. Follow-up sau phỏng vấn
Bạn nghĩ trả lời phỏng vấn xong là xong hẳn? Đừng vội, bởi vì những gì bạn làm sau buổi phỏng vấn cũng góp phần vào quyết định của công ty có nên lựa chọn bạn hay không. Để có thể gây ấn tượng tốt với NTD, sẽ có một số việc bạn cần làm sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, và trong vòng 24h-48h:
- Sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn: Đừng quên nói lời cảm ơn và xin thêm danh thiếp của người phỏng vấn (nếu được), lý do bạn xem ở phần sau nhé.
- Viết email cảm ơn cho NTD trong vòng 24h sau phỏng vấn, gửi kèm các thông tin khác nếu được yêu cầu.
- Dành thời gian tiếp theo để đánh giá lại trải nghiệm vừa qua, điều làm tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm cho buổi sau
- Nếu lâu quá không nhận được phản hồi thì có thể email hoặc gọi điện (theo danh thiếp đã xin) cho NTD để hỏi lại thông tin nhưng không gọi quá nhiều gây phiền.
- Giữ liên lạc để thành network khi cần
Có nhiều bạn sinh viên khá tự ti trong việc chủ động liên hệ lại với nhà tuyển dụng vì nghĩ họ bận và mình không đủ chuyên nghiệp để có thể kết nối với những con người giỏi giang đó. Tuy nhiên, networking là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, không chỉ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn mà còn cho cả tương lai nữa. Hiểu được điều đó, CareerPrep giới thiệu cho một khóa học “Làm sao để xây dựng Networking chuyên nghiệp?“ với phần giảng dạy của anh Hưng – người đã có hơn 7 năm kinh nghiệm trong việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên.
Đọc thêm: Hướng dẫn viết email cảm ơn sau phỏng vấn [+Template mẫu]
Đọc thêm: Lỡ nhận offer nhưng phát hiện ra mối khác ngon hơn [+Template mẫu email]
3. Kinh nghiệm phỏng vấn
Tổng hợp những “review thật – việc thật” vòng phỏng vấn tại các công ty.:
→ Kinh nghiệm phỏng vấn: “Mình đã đậu Tiki như thế nào khi mới chỉ là một sinh viên năm 2”
→ Updating
4. Phỏng vấn – chuyện bàn tròn:
Những câu chuyện hot hit được bàn luận sôi nổi xung quanh chuyện phỏng vấn, đọc và đưa ra góc nhìn bản thân nhé!
- Hỏi mẹo – chuyện chỉ tưởng trong truyện (Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn hack não)
- Nhà tuyển dụng cũng nói dối?
- Làm thế nào để trở thành ứng viên khác biệt trong thời đại mới?
Và nếu bạn đang gấp rút trong quá trình chuẩn bị cho buổi ứng tuyển thời gian này, xem thêm khoá học cấp tốc ở đây