Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Có thể nói, dù bạn ứng tuyển vào công ty nào thì câu hỏi “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?” luôn là câu hỏi phỏng vấn mà bạn chắc chắn gặp phải trong bất kì cuộc phỏng vấn tìm việc nào. Trả lời câu hỏi nghe có vẽ dễ dàng nhưng nếu không thận trọng hay chuẩn bị kỹ càng thì bạn sẽ trong tình “một mất một còn” đó nhen. Nếu bạn tìm cách trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này thì bạn đến đúng chỗ rồi đó. 

Có thể bạn quan tâm: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive

Bài viết dưới đây CareerPrep sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Á để tìm ra câu trả lời thật ấn tượng và hiệu quả. Bắt đầu nào…

1. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?”

Có thể thấy, doanh nghiệp nào cũng muốn thuê một ứng viên định hướng sẽ gắn bó lâu dài, vì vậy, hầu hết các câu hỏi phỏng vấn của phòng tuyển dụng đưa ra đều giúp họ hiểu được tính cách cũng như sở thích của ứng viên. Tương tự như thế, các nhà tuyển dụng cũng phỏng vấn các câu cơ bản như “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?” để chắc chắn rằng liệu ứng viên có đặt sự quan tâm của mình đến lĩnh vực của họ hay không.

ĐỊnh hướng bản thân

Nếu một người không cảm thấy hứng thú hay không đam mê với việc lựa chọn nghề nghiệp cho con đường của họ thì họ sẽ dễ dàng cảm thấy buồn chán và mất kiên nhẫn với công việc, từ đó họ có xu hướng xem xét mọi việc đều là một thử thách dù cho đó chỉ là một công việc nhỏ. Do đó, câu hỏi phỏng vấn cơ này tuy cơ bản nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của cuộc phỏng vấn.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+ví dụ chi tiết]

2. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn 

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Freepik

Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là để khiến bạn suy nghĩ về việc bạn có phù hợp với công ty hay không, phù hợp từ văn hóa cho đến tính chất công việc hay môi trường làm việc, và liệu vị trí này có phải là sự lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình hay không. Nhà tuyển dụng luôn muốn hiểu lý do nộp đơn của bạn để biết liệu bạn có gắn bó và phát triển lâu dài với công ty hay không.

Có thể bạn quan tâm: Logical Mindset – để trở thành một Marketer giỏi

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu rằng bạn có muốn làm việc tại doanh nghiệp hay không cũng như khám phá mục tiêu nghề nghiệp của bạn hoặc giúp bạn tìm hiểu thêm về bản thân mình, điều gì hấp dẫn bạn, điều gì là quan trọng với bạn. Ngoài ra, thông qua câu hỏi phỏng vấn này họ cũng có thể biết thêm mong muốn của ứng viên đối với cộng việc ngoài các chính sách phúc lợi, lương thưởng, đãi ngộ… 

Cuối cùng, như đã nói ở trên một trong những tiêu chí quan trọng khi phỏng vấn đó chính là tính phù hợp, vậy nên câu hỏi này rất hữu dụng để đánh giá mức độ quan tâm của ứng viên với vị trí công việc và kiến thúc về công ty nói riêng, toàn ngành nói chung.

3. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?”

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Unplash

Ngày nay, cạnh tranh trong công việc đang vô cùng gay gắt, giữa hàng ngàn người nộp CV nhưng chỉ có một số người nhỏ trong đó được lựa chọn, vì vậy việc chuẩn bị kỹ càng trước ở nhà, thu thập thông tin, tìm hiểu về vị trí và công ty, để có những câu trả lời nổi bật là điều vô cùng cần thiết để có được tấm vé may mắn cho riêng mình. Dưới đây là gợi ý của CareerPrep để trả lời thành công câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?”

– Nghiên cứu công ty và vai trò trước khi phỏng vấn

Trong series các bài viết về câu hỏi phỏng vấn, CareerPrep luôn nhấn mạnh điều quan trọng ứng viên phải thực hiện trước khi đi phỏng vấn là dành thời gian thực hiện một số nghiên cứu về công ty mà bạn ứng tuyển cũng như là vị trí công việc mà bạn mong muốn sẽ được nhận. 

Điều này chứng tỏ cho nhà tuyển dụng rằng bạn biết rõ về công ty, cho họ thấy giá trị, mục tiêu, định hướng của bạn phù hợp với giá trị của doanh nghiệp. Đặc biệt, câu trả lời của bạn cũng thông báo cho họ biết bạn ứng tuyển công việc này ở công ty của họ là khoản đầu tư chắc chắn cho bản thân, chứ không phải ở các công ty khác.

Có thể bạn quan tâm: Biết ưu tiên – tố chất Marketer giỏi cần có!

Ngoài ra, nếu bạn đọc rõ bảng mô tả công việc, tìm hiểu trước về vai trò và nhiệm vụ công việc bạn sẽ làm, bạn sẽ xác định được kỹ năng mà mình có được áp dụng như thế nào và cách bạn sử dụng kỹ năng đó để tăng hiệu quả công việc, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết tại cuộc phỏng vấn để ghi thêm điểm nhé!

– Cho họ biết rằng bạn quan tâm đến công việc

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này, điều quan trọng là bạn phải nhấn mạnh được sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Bạn có thể trình bày niềm đam mê của bạn về tính chất công việc một cách ngắn gọn và rõ ràng. Giải thích lý do tại sao mà những khía cạnh cụ thể của công việc lại có ý nghĩa và quan trọng với bạn. Hãy cho họ thấy bạn sẽ làm rất tốt ở vị trí đó cũng như nhấn mạnh vị trí đó sẽ mang lại mục đích cụ thể cho lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Giải thích cách các kỹ năng của bạn hỗ trợ sự lựa chọn của bạn

Không còn gì hữu ích hơn việc kỹ năng mà bạn có hỗ trợ cho đam mê, công việc của bạn, chẳng hạn như kỹ năng làm việc nhóm, public speaking, sáng tạo, giao tiếp,…Rõ ràng, mỗi người chúng ta đều có tài năng thiên bẩm trong các lĩnh vực khác nhau như: bạn rất giỏi trong phân tích dữ liệu, bán sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu thị trường…từ các kỹ năng này có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra và theo đuổi một lĩnh vực cụ thể. Bạn nên tìm cho mình một kỹ năng nổi bật làm vũ khí, trau dồi thêm các kỹ năng mềm khác để đến lúc cần thiết thì chỉ cần lấy ra và dùng ngay. Vì vậy hãy truyền đạt điều này đến cho người phỏng vấn rằng bạn sẽ đóng góp các khả năng mình có cho công việc để giúp công ty phát triển.

networking

– Tiết lộ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn

Ngoài việc giới thiệu các kỹ năng của bạn hỗ trợ công việc và trách nhiệm của vị trí mà bạn thể hiện sự quan tâm thì nhà tuyển dụng cũng luôn mong muốn biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển của bạn chẳng hạn như ai là người đã tư vấn hay sự kiện nào đã giúp cung cấp cho bạn định hướng theo cộng việc này. 

Bạn có thể trả lời các thông tin về công ty về vị trí ứng tuyển sau đó kết thúc bằng các câu nói thể hiện giá trị của bản thân và một hành trình gặp bó học tập và làm việc hiệu quả trong tương lai.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi phải chọn bạn? [+ví dụ chi tiết]

4. Câu trả lời mẫu 

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Freepik

  • Ví dụ 1

Tiếng Việt

“Dạ, trước đây em đã từng đi làm ở bộ phận marketing trong một công ty nhỏ gần nhà với vị trí content creator được 2 năm và em nghĩ đây là lĩnh vực em thật sự yêu thích và mong muốn tiếp tục phát triển nó. Vì vậy sau khi đọc được bảng mô tả công việc trên website mà bạn bè giới thiệu, em đã quyết định ứng tuyển vào vị trí này sau, em nghĩ đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để em có thể tiếp tục xây dựng kỹ năng của mình trong lĩnh vực này như tiếp thị trên mạng xã hội, truyền thông đa kênh hay quảng cáo trên Facebook. Một điều đặc biệt hơn nữa là em đã có 2 năm kinh nghiệm nên khi được nhận vào vị trí em đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động ngay đóng góp cho sự phát triển của công ty ạ.”

Tiếng Anh

“Yes, I used to work in the marketing department in a small company near my home as a content creator for 2 years and I think this is an area that I really love and want to continue to develop. So after reading the job description on the website recommended by my friends, I decided to apply for this position, I think this will be a great opportunity for me to continue building my skills in this area such as social media marketing, multi-channel communication, or Facebook advertising. One more special thing is that I have 2 years of experience, so when I was accepted into the position, I was ready and started working immediately to contribute to the development of the company.”

Có thể bạn quan tâm: Xây dựng giả định – các Marketers hãy lưu ý!

  • Ví dụ 2

Tiếng Việt

“Thành thật mà nói, trước đây em cũng lên mạng và tìm kiếm rất nhiều công ty có tốc độ tăng trưởng và môi trường làm việc tốt để ứng tuyển. Và may mắn trong một lần lướt Facebook, em tìm thấy bài đăng tuyển dụng của công ty thì ngay lúc đó em đã ứng tuyển vào vị trí chuyên viên Marketing với hy vọng tìm kiếm một cơ hội thách thức để phát triển bản thân mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra em cũng nhận thấy công ty có nền văn hóa doanh nghiệp vô cùng tuyệt vời tập trung vào con người, trách nhiệm và sự phát triển điều mà các công ty cùng ngành không có được. Đó là lý do vì sao em thực sự muốn trở thành một phần của công ty ạ”

Tiếng Anh

“Honestly, I used to go online and look for a lot of companies with good growth and good working environment to apply for. And fortunately, while surfing Facebook, I found the company’s job posting, and at that time I applied for the position of Marketing Executive in the hope of finding a challenging opportunity to develop myself in the future. this field. In addition, I also found that the company has a great corporate culture that focuses on people, responsibility, and development that other companies in the same industry do not have. That’s why I really want to be a part of the company.”

CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.