Newbies tự học Marketing: 4/4 sai lầm khiến bạn dẫm chân ở level Trainee/Executives – giả định sai

Tự học marketing: 4 sai sầm khiến bạn mãi dậm chân

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết thuộc Series “Các sai lầm khiến các Marketers mãi dậm chân ở level Trainee/Executives. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự học Marketing tốt hơn.

Bài số 1: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive
Bài số 2: Marketer trẻ thiếu Logical Mindset
Bài số 3: Kỹ năng biết ưu tiên không phải ai cũng có
Bài số 4: Xây dựng giả định như nào cho đúng



CHỈ CẦN CÓ THÊM ĐIỀU GÌ, YOUNG MARKETERS (TRAINEES/EXECUTIVES) SẼ ĐƯỢC NHÌN NHẬN NĂNG LỰC DƯỚI CON MẮT KHÁC?
(thay vì chỉ thuần đi chạy execution, làm các công việc vận hành theo order từ sếp)

Thử lấy 1 ví dụ đơn giản như sau:

  • Tư duy 1: “Ôi vừa mở thời tiết lên thấy nhiệt độ thấp quá -> ra đường phải lạnh lắm đây”Tư duy 2:
  • Tư duy 2:“Ôi vừa mở thời tiết lên thấy nhiệt độ thấp quá, xem thêm chút thì thấy độ ẩm cao -> có thể sẽ mưa, nên mang thêm ô”

Sự khác biệt?
Ở tư duy 1 thì chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin/dữ liệu (data) và nói “điều gì đang xảy ra – what happened” (Descriptive).
Ở tư duy 2 là khả năng Predictive & prescriptive, hay còn gọi là:

Ở tư duy 1 thì chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin/dữ liệu (data) và nói “điều gì đang xảy ra – what happened” (Descriptive). Ở tư duy 2 là khả năng Predictive & prescriptive, hay còn gọi là:

Xây dựng giả định

Hay nói cách khác là dự báo (Hypothesis development) và đưa ra giải pháp thay vì chỉ mô tả.

Xây dựng giả định khác mô tả ở chỗ đưa ra vấn đề/outcome có thể xảy ra và hành động để xử lý nó – mục tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc chớp lấy cơ hội. Mô tả thì sẽ dừng lại ở thì hiện tại, gồm cả hành động, khi đó cơ hội có thể đã biến mất hoặc rủi ro đã tạo ra một kết quả rất tệ rồi.

Xây dựng giả định hay dự báo còn dẫn đến cách làm mới. Từ có thử nghiệm mới thì có đúng sai, đúng thì quá tuyệt, sai thì có learning, từ đó lại có dữ liệu đầu vào để làm dự báo/giả định).

Đây chính là thứ Hưng thấy đang “missing” ở các bạn young marketers (thậm chí cả seniors), gọi khái quá là không tư duy được đa chiều – không nhìn vấn đề đủ sâu để từ đó xây dựng được giả định. Bạn có thể chống chế bằng việc do tôi mới, chưa đủ kinh nghiệm thì làm sao biết gì để đào sâu?

Cái này cũng có phần đúng nhưng Hưng nghĩ thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh thì khi biết vấn đề rồi thì chúng ta nên hình thành thói quen tư duy. Hay gọi cách khác là bắt não tập thể dục theo hướng chúng ta muốn – một cách tự học marketing rất tốt

Điều này thì level nào cũng làm được – chả phải đi làm lâu rồi mới biết. Còn nếu bạn luyện mãi không được, có thể tham khảo giải pháp ở đây.

Làm thế nào tự học Marketing: Tập luyện giả định đúng 

1. Tư duy chậm thôi!

Trong cuốn tư duy nhanh hay chậm, chúng ta rất dễ hay bị tư duy nhanh – là sử dụng hệ thống 1, nơi bạn dùng trực giác (guts feel) để đưa ra câu trả lời tức thì. Chúng ta rất thích nảy ý tưởng vì điều đó làm chúng ta cảm thấy tràn trề sự sáng tạo. Và chỉ cần thấy nó nghe ok, hay hay 1 chút thì sẽ ngưng ở đó ngay.

Từ giờ, hãy thử gạt bỏ hết các ý tưởng ban đầu đến với mình quá nhanh & tự nhiên. Chậm lại một chút, đặt câu hỏi vì sao nhiều hơn. Hãy nghĩ thử đến tầm 8-10 ý tưởng rồi lúc đó mới chọn.

Đây là cách bạn đang bắt não phải tập thể dục nhiều hơn để đào ra hết khía cạnh vấn đề đó.

2. Think inside the box!

Muốn think out of the box, bạn phải hiểu hết trong box có gì trước. Có đủ dữ liệu rồi mới tính đến chuyện nối chúng lại & tìm giải pháp ở ngoài cái hộp.

tự học marketing

Hãy thử xem, what if nhiều lên để ra những ý tưởng đột phá, cách làm mới. Còn không nó sẽ chỉ là những idea trên giấy với rationale yếu ớt, bị đập tan tành bởi sếp thôi.

Ông Newton hồi xưa cũng what if quả táo bay từ dưới lên trên thay vì rơi xuống đầu để tìm ra định luật hấp dẫn đấy thôi đó các bạn.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.