WIKI CV: Đây là cách để viết CV chuyên nghiệp bạn nên biết [+Template CV mẫu theo ngành]

Cv chuyên nghiệp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bạn băn khoăn làm thế nào để viết được một CV chuyên nghiệp? Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ qua CV? Hay có thể tìm mẫu CV các ngành ở đâu?

Đây sẽ là nơi cung cấp cho bạn tất cả gợi ý, hướng dẫn chi tiết để viết một CV chuyên nghiệp và cả những mẫu template CV ngành Marketing/Sales/HR miễn phí chất lượng giúp bạn tăng 80% cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn!

1. Tổng quan về CV (Giới thiệu cơ bản về CV cho newbie):

  • CV là gì? 

CV (viết tắt của Curriculum Vitae, tạm dịch là Sơ yếu lý lịch nhưng bản chất khác với sơ yếu lý lịch) là bản tóm lược tất cả những thông tin liên quan đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cùng các kỹ năng mềm, các chứng chỉ, thành tích khen thưởng liên quan đến công việc mà ứng viên gửi tới người đăng tin tuyển dụng.

Giải thích một cách ngắn gọn, CV sẽ gần giống như một bản tổng hợp “Quá khứ bạn đã làm gì?” để nhà tuyển dụng có thể hiểu sơ qua về bạn nhanh nhất có thể.

  • Tại sao lại cần CV?

Vì chúng ta là những người lạ, để biết về nhau mà không phải gặp mặt, trò chuyện, cách nhanh nhất là hãy trao gửi các “văn bản” giới thiệu về mình cho nhau.

👩🏻‍💻 Nhà tuyển dụng có JD (Job description)
👩🏻‍⚖️ Ứng viên có CV

Vì vậy, hãy xem nó là chiếc vé quyết định bạn có thể vào tiếp vòng sau hay không. Hơn nữa, cũng vì từ vòng đầu tiên nên tính chất cạnh tranh sẽ rất lớn, do đó học viết CV là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tìm việc.

Nguồn: Pinterest
  • Điểm danh một số “nhân vật quan trọng” trong CV:

Thông thường, một mẫu CV chuyên nghiệp sẽ bao gồm những phần sau:

2. Hướng dẫn viết CV chuyên nghiệp từ A-Z:

2.1. Chuẩn bị gì trước khi viết CV?

Trước khi viết CV, đây là một số “nguyên liệu” cần thiết cần chuẩn bị:

  • Hiểu mình: 

Bạn cần hiểu không chỉ đến CV, bạn không thể đem hết tất cả cuộc đời mình CV được nên phải hiểu rõ được đâu là những điểm mạnh mà bản thân cần thể hiện để đem vào CV. 

Quá trình hiểu mình là một quá trình phức tạp. Ở bước sơ khởi đầu tiên, bạn có thể thông qua những bài test tính cách để khám phá sâu hơn bên trong mình. Đây là một số bài test tính cách uy tín nổi tiếng thường được dùng:

🌟 Test MBTI

🌟 Test Holland

🌟 Test 5 khía cạnh tính cách

🌟 Test 7 loại trí thông minh

Các loại tính cách MBTI là gì 5
Nguồn: Google

Tuy nhiên, kết quả từ những bài test này chỉ mang tính chất tham khảo, điều quan trọng nhất vẫn là việc bạn cho bản thân nhiều cơ hội trải nghiệm để tìm ra những những điều bản thân phù hợp hay không phù hợp, mạnh hay không mạnh.

“Hiểu mình hiểu người, trăm trận trăm thắng”

Tuy nhiên, thực ra các bài test cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Điều quan trọng là bạn dành thời gian nhiều hơn để nhìn sâu vào chính bản thân mình, xem mình thực sự là ai, thực sự phù hợp với ngành nghề nào. Nếu làm bài test này rồi mà vẫn còn băn khoăn liệu mình có nên thử, nên trải nghiệm một trong sáu ngành nghề không thì thử tham khảo khóa học định hướng bản thân dưới đây nhé. Với nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng rất đầy đủ được giảng dạy bởi anh Lưu Đình Hưng – founder của website bổ ích này, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực định hướng ứng tuyển cho các bạn trẻ, Careerprep tin rằng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn hơn

ĐỊnh hướng bản thân

  • Hiểu ngành, hiểu nghề, hiểu vị trí ứng tuyển:

Bước tiếp theo trước khi chuẩn bị CV chuyên nghiệp chính là việc tìm hiểu về ngành và nghề liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này là cần thiết không chỉ ở bước làm CV, mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu cầu ở ứng viên phải có những hiểu biết cơ bản về ngành, nghề.

Để hiểu ngành, hiểu nghề, bạn có thể tìm hiểu thông qua việc đọc thông tin qua các kênh thông tin uy tín. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu về ngành Quảng cáo, FMCG và E-commerce, bạn có thể tham khảo thêm ở mục kiến thức ngành của Career Prep. Hoặc kiến thức nghề, nếu bạn muốn tìm hiểu về Marketing, Nhân sự và Sales.

Nếu các bạn muốn có một cái nhìn đầy đủ và sâu rộng về chuyển động của thị trường hiện nay, CareerPrep giới thiệu cho các bạn một khóa học tổng quan về thị trường tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp

Sau khi đã hiểu hơn về ngành và nghề, bạn cần tìm hiểu về vị trí mà bạn ứng tuyển. Tùy vào từng vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm riêng, hiểu và nắm chắc được những đặc điểm này cũng giúp bạn biết lựa chọn nội dung và cách trình bày phù hợp trong CV của mình. Từ đó mới có thể tìm cách “làm đẹp” được CV, hay làm CV ấn tượng hơn.

 

Một số câu hỏi thường gặp với mục này:

 

2.2. Bắt tay viết CV chuyên nghiệp:

Trước khi bắt tay vào viết CV, hay nhớ nguyên tắc cô đọng, rõ ràng. Một CV chuyên nghiệp cần đảm bảo được trình bày ngắn gọn, sắp xếp thứ tự các phần hợp lí và quan trọng và đầy đủ các thông tin cần thiết chính. Đây là bí quyết để bạn thuận lợi qua cửa ải đầu tiên này.

CV thường có một số phần cố định

2.2.1. CV “chung”:

  • Thông tin cá nhân

Thông thường, phần Họ và tên sẽ được sử dụng làm tiêu đề của CV. Khi đó bạn cần làm nổi bật dòng này bằng cách để cỡ chữ to, viết in hoa, in đậm. Đồng thời ở  phần thông tin cá nhân bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết như email cá nhân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. (Ngoài ra nếu có thể cung cấp thêm ngày tháng năm sinh, địa chỉ FB cá nhân để liên lạc tùy trường hợp).

  • Mục tiêu nghề nghiệp 

Đây là phần mà nhiều bạn thường hay “xem nhẹ”, thiếu sự chăm chút, đầu tư kỹ càng. Nhưng thực ra nếu viết tốt, bạn có thể tạo được một chiếc CV ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Nên chia phần này thành hai mục: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, thể hiện rõ dự định tương lai của bạn. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp sẽ ghi được nhiều điểm.
Đọc thêm:  Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng ghi điểm với nhà tuyển dụng

  • Học vấn

Với một số ngành nghề đặc thù thứ tài chính, luật, thuế, kế kiểm, học vấn và bằng cấp là phần được lưu tâm khá nhiều. Ở phần này, hãy cung cấp thông tin về Tên trường, thời gian, chuyên ngành học và điểm GPA.

  • Kỹ năng 

Đây là phần cực kì quan trọng trong một chiếc CV chuyên nghiệp. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết được những kỹ năng mà bạn có để phục vụ cho công việc là gì. Ở phần này, bạn nên nêu ra những kỹ năng của bản thân thông qua chứng nhận, chứng chỉ hoặc hoạt động cụ thể.

  • Thành tích

Đây không phải là phần bắt buộc phải có trong CV. Tuy nhiên, nếu bạn có thành tích nổi bật thì đây sẽ là điểm cộng lớn. Ở phần này, bạn nên nêu rõ về cuộc thi hay chương trình mà mình đã tham gia, thành tích Đạt được (top 5, Giải Ba,…) và thời gian. Đồng thời những thành tích này nên là những thành tích thực sự nổi bật và liên quan đến vị trí ứng tuyển

  • Kinh nghiệm làm việc

Đây có thể được xem là thông tin quan trọng hàng đầu đối với nhà tuyển dụng. Qua phần này, nhà tuyển dụng gần như đã đánh giá được khả năng phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để “làm đẹp” phần này.

  • Hoạt động ngoại khóa

Bạn có thể tham gia rất nhiều hoạt động trong thời gian sinh viên, nhưng hãy lựa chọn những hoạt động nổi bật nhất mà bạn thường nắm vị trí quản lý  và chú ý sắp xếp theo trình tự thời gian một cách rõ ràng, mạch lạc.

[Xem ví dụ trong mẫu CV miễn phí ở cuối bài nhé]

2.2.2. CV “ngành”:
CV nhìn chung sẽ theo format chung được giới thiệu ở trên, tuy nhiên khi làm CV để ứng tuyển vị trí thuộc từng ngành nghề cụ thể, sẽ có những đặc trưng khác biệt bạn cần chú ý:

  • Marketing – PR

Marketing là một ngành rất rộng, gồm nhiều ngành khác nhau như brand, trade, digital,.. Vì vậy, sẽ có rất nhiều vị trí thuộc nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số lưu ý cung khi viết CV ngành Marketing:

+ Kỹ năng làm việc: bạn hãy nhấn mạnh khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo, nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc. 
+ Kinh nghiệm: bạn hãy đưa ra những con số cụ thể cho các dự án đã từng làm. 
+ Thể hiện sự chuyên nghiệp: trong CV để gân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi xin việc ngành Marketing bạn hãy sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành.

Đọc thêm: Làm thế nào để viết CV ngành Marketing [+Template CV miễn phí]

  • HR (Human Resource):

Khi viết CV ứng tuyển các vị trí ngành nhân sự, bạn nên chú trọng phần mục tiêu nghề nghiệp bởi vì đặc thù ngành này. Bên cạnh đó, giống như CV ngành Marketing, bạn cũng nên chú ý sử dụng các từ ngữ chuyên ngành để thể hiện sự chuyên nghiệp. Một số kỹ năng thường được đề cập trong CV ngành nhân sự là: Kỹ năng giao tiếp, khả năng dẫn dắt, lãnh đạo; khả năng tổ chức; khả năng làm nhiều việc một lúc

Đọc thêm: Làm thế nào để viết CV ngành Nhân sự  [+Template CV miễn phí]

  • Sales (Kinh doanh, bán hàng):

Khi viết CV đối với ngành này, bạn cần chú ý vào các con số và cách thể hiện chúng một cách ấn tượng. Đặc thù khi làm Sales thường gắn liền nhiều với KPI, do đó hãy thể hiện những thành tích bạn đạt được bằng cách lượng hóa kết quả của mình. Ngoài ra, giống như ở trên, sử dụng thêm các từ ngữ chuyên ngành như “khách hàng tiềm năng” hay “mạng lưới quan hệ” trong CV cũng sẽ giúp CV chuyên nghiệp hơn. Những kỹ năng quan trọng cần nhấn mạnh: Đàm phán, làm việc với con người, xử lý tình huống,…

Đọc thêm: Làm thế nào để viết CV ngành Sales [+Template CV miễn phí]

2.3. Từ điển “lỗi lầm” thường mắc khi viết CV chuyên nghiệp:

  • Lỗi nội dung:

Đặt sai tiêu đề CV

Ảnh CV không phù hợp

Viết CV càng dài càng ấn tượng

Sắp xếp thứ tự thời gian lộn xộn

  • Lỗi hình thức:

Mục tiêu chung chung, không có mốc thời gian

Nêu các thông tin không cần thiết

Nói dối về năng lực

Viết kinh nghiệm làm việc quá chung chung

Sử dụng sai từ ngữ

Đọc thêm: Những sai lầm thường gặp khi viết CV

Sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh thấy các bạn mắc rất nhiều lỗi khi viết CV. Vì thế, anh có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh đúc rút ra được nhé.

 

3. Các ekip khác đi kèm CV:

Thông thường, bạn không chỉ nạp mỗi CV là xong, sẽ có khá nhiều râu ria khác trông tưởng chừng không quan trọng nhưng cần phải để ý:

3.1. Cover letter: Đừng quên Cover Letter!

Có một thực tế là phần lớn các bạn ứng viên khi gửi hồ sơ về thì chỉ gửi CV thường quên mất một thứ quan trọng không kém đó là Cover letter (thư giới thiệu).

Tuy rằng cover letter không bắt buộc nhưng đối với một nhà tuyển dụng nó được đánh giá cao vì nó chính là nơi thể hiện tính cách và sự đam mê của ứng viên và là công cụ hữu ích để quyết định ứng viên có phù hợp hay không? Chính vì thế, nếu bạn gửi thêm Cover Letter trong hồ sơ của mình chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

  • Cách viết Cover Letter (Mô hình S.T.A.R):
Mô hình S.T.A.R là một mô hình được sử dụng khá phổ biến trong việc thiết lập các câu trả lời ngắn gọn mà súc tích. Cách sử dụng mô hình này khá đơn giản:

Situation (Tình huống): Giới thiệu ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc bạn đang định nói đến. 

Task (Nhiệm vụ): Giới thiệu ngắn gọn về nhiệm vụ, công việc bạn được giao ở vị trí đó. Nếu bạn đang làm việc theo nhóm, hãy giới thiệu ngắn gọn công việc của nhóm là gì, sau đó đến công việc cụ thể của bạn là gì.

Action (Hành động): Cái này là phần quan trọng nhất, với tình huống và nhiệm vụ ở trên, bạn đã làm gì để giải quyết nhiệm vụ đó, nhớ là bạn chứ không phải nhóm của bạn. 

Result (Kết quả): Cuối cùng là kết quả. Phần này cũng quan trọng vì nó thể hiện được hiệu quả công việc của bạn. Hãy nhớ là phải cụ thể hóa kết quả công việc của mình bằng những thứ có thể đong đếm được đừng nói chung chung. 

Đọc thêm: Template Cover letter mẫu
Đọc thêm: Những lỗi thường mắc phải khi viết Cover Letter

3.2. Portfolio:

Portfolio là hồ sơ năng lực tức là một bản tóm tắt những sản phẩm, dự án mà bạn đã thực hiện. Portfolio khác với CV ở chỗ nội dung của portfolio không đi sâu vào cá nhân ứng viên mà sẽ tập trung vào các sản phẩm, dự án mà ứng viên đó đã thực hiện.

CV chuyên nghiệp

Độ dài của portfolio vì thế cũng không bị giới hạn như CV. Chúng ta thường bắt gặp portfolio ở các công việc thiên về sáng tạo như: Graphic/Web, Designer, Editor, Nhiếp ảnh gia/Người mẫu,…

🌟 Portfolio có những phần nào?

CV chuyên nghiệp portfolio

– Thông tin cá nhân
– Công việc đang thực hiện lĩnh vực làm việc, kinh nghiệm, kỹ năng… 
– Các sản phẩm, dự án đã thực hiện: Đây là phần chính của portfolio, bạn cần lựa chọn các sản phẩm nổi bật nhất để đưa vào, tránh đưa hết tất cả các ấn phẩm bạn đã thực hiện gây “loãng” portfolio. Phần này thường được thể hiện thông qua hình ảnh/video, bạn có thể chèn thêm text ngắn gọn để giới thiệu sơ qua sản phẩm

Đọc thêm: Hướng dẫn viết Portfolio chi tiết

3.3. Email ứng tuyển:

Ngày nay, hình thức gửi CV qua email được rất nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn. Có thể coi email ứng tuyển giống như một chiếc hộp đựng khi bạn gửi hàng cho ai đó. Một món hàng được gói tỉ mỉ, thêm thắt nội dung hay lời chúc hay chắc chắn sẽ gây ấn tượng hơn một gói hàng chỉ có hàng đúng không nào? Do đó, viết email ứng tuyển cũng là một bước quan trọng trong quá trình ứng tuyển.

Khi viết email ứng tuyển, đừng quên 3 nguyên tắc sau:

  • Đừng quên trau chuốt hình thức: Đương nhiên rồi, vì nội dung trong email ứng tuyển sẽ là thứ đập vào mắt nhà tuyển dụng đầu tiên khi họ mở email của bạn. Một email ứng tuyển hay chưa chắc sẽ đưa bạn vào vòng trong, nhưng một chiếc email ứng tuyển sơ sài và thiếu chỉn chu chắc chắn sẽ làm bạn mất nhiều điểm.
  • Phải tinh gọn: Dù là phần quan trọng nhưng đừng quên phần chính của email vẫn là CV của bạn. Nên hãy viết một cách ngắn gọn để nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh được ý của bạn muốn truyền tải. 
  • Phải thật: Giống như CV, nói dối hay nói quá ở phần này cũng sẽ đưa bạn vào thế khó nếu bị hỏi xoáy ở vòng trong.

CV chuyên nghiệp

Đọc thêm:
Tổng hợp mẫu email ứng tuyển chuyên nghiệp 
Hướng dẫn viết Email ứng tuyển chuyên nghiệp [+Template]

4. Tips hay lụm ngay:

4.1. Chưa có kinh nghiệm, sao viết CV?

4.2. Túi tips:

  • Chú ý hình thức, sáng tạo nhưng đừng màu mè, chỉ sử dụng không quá 2 màu chữ, và hãy sử dụng bullet points cùng với định dạng in đậm, viết hoa để phân cấp thông tin.
  • Chọn lọc thông tin hợp lý
  • Lượng hóa thông tin cụ thể
  • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng để tạo ấn tượng chuyên nghiệp

Đọc thêm: Làm thế nào để lượng hóa thông tin trong CV

4.3. Làm đẹp CV bằng mẫu CV có sẵn:

  • Những trang web chuyên cung cấp mẫu CV sang, xịn, mịn:

Canva.com
VisualCV.com
TopCV
Resume.io
CVdesignr.com

  • Mẫu CV ngành chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí từ CareerPrep:

Đây là những mẫu CV template theo ngành được thiết kế chi tiết để bạn có thể sử dụng, bạn chỉ cần tải về và chỉnh sửa thông tin bản thân phù hợp nhé [cuối bài]

  • Tổng hợp tài liệu CV xịn xò

Hướng dẫn viết CV A-Z của CareerPrep

Template CV theo ngành

Bạn nhớ đăng ký tài khoản để download miễn phí thành công. Có gì khó khăn hãy nhắn với CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.