Wiki ngành: Quảng cáo – Bước nhảy cho người trẻ yêu sáng tạo

Ngành quảng cáo - lối đi cho ai yêu sáng tạo

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

1. Ngành Quảng cáo là gì?

a. Quảng cáo đã tiến hoá như nào? 
Hãy nhìn vào lịch sử tiến hóa của quảng cáo xưa và nay để thấy nó bây giờ không chỉ là một chiếc TVC quảng cáo trên tivi hay băng rôn ngoài đường, quảng cáo ngày nay được coi như là một ngành công nghiệp tỷ đô với vô số hình thức & công nghệ phức tạp

quảng cáo xưa và nay

Xem thêm: Quảng cáo và Marketing có phải là một?


Về mặt phương tiện 

  • Ngày xưa 📺 : Báo, TV gần như là phương tiện “chạy ads” duy nhất.
  • Ngày nay 📱 : Quảng cáo nhiều đến mức *Chắc phải cài phần mềm tắt quảng cáo cho đỡ phiền*

Sự có mặt của Internet cũng như tốc độ phát triển nhanh như chớp của công nghệ dẫn đến không ít sự thay đổi trong thái độ lẫn hành vi tiêu dùng của con người, từ đó đòi hỏi quảng cáo biến hoá hơn.

Điển hình như việc bạn mới chỉ nghĩ trong đầu thôi thì Facebook đã nghe lén để hiện quảng cáo về thứ bạn đang nghĩ khắp nơi rồi 🤷🏻‍♀️


Về cách tư duy 

  • Ngày xưa: Sản phẩm, sản phẩm và sản phẩm 
  • Ngày nay: Thương hiệu, AI, cải tiến,…. 

Quảng cáo tiến hoá như nào?

Bản thân công nghệ ngày nay quá tân tiến khiến cuộc chơi ngành quảng cáo gần như thay đổi hoàn toàn. Chúng ta không chỉ nói đến sản phẩm nữa mà còn là hình ảnh thương hiêu, ứng dụng data, AI vào quảng cáo.

Xem thêm: Đọc một vài case quảng cáo điển hình trong thời đại mới

b. Các hình thức quảng cáo phổ biến 
Quảng cáo phát triển đến nỗi nó được coi là một ngành công nghiệp tỷ đô. Có rất nhiều hình thức, nhưng nếu để chia bức tranh quảng cáo tổng quan nhất có thể, hãy tham khảo 2 hình thức chính sau:

  • Above-the-line (Thường là quảng cáo online): Loại quảng cáo trên các phương tiện media như mạng xã hội, truyền hình, email, báo chí,..
  • Below-the-line (Thường là quảng cáo offline): Loại quảng cáo tại điểm bán, phát tờ rơi, các hoạt động tổ chức sự kiện, khuyến mãi,…

Xem thêm: Above The Line và Below The Line là gì?

c. Tổng quan về các Advertising agency 
Trong khuôn khổ này, chúng mình chỉ đề cập đến những agency tham gia vào công đoạn lên ý tưởng và thực thi thông điệp quảng cáo. Những agency liên quan đến nghiên cứu thị trường hay sự kiện, v..v. vì vậy sẽ không xuất hiện trong này nhé! 

Phân loại các agency trong ngành Quảng cáo:

  • Creative Agency: Cha đẻ của những ý tưởng sáng tạo cho các sản phẩm quảng cáo “mãn nhãn” người xem như ấn phẩm tờ rơi, poster, brochure hoặc TVC, online video, v.v. 
  • Media Agency: Nơi chuyên cung cấp những giải pháp truyền thông cho thương hiệu. 
  • Production House: Đơn vị phụ trách triển khai và thực hiện các sản phẩm sáng tạo dưới dạng ảnh động như phim ngắn, hoạt hình, TVC, … 

Xem thêm: Mọi thứ cần biết về Agency


Cấu trúc của một agency

Account – The Linker

Planner – The Thinker

Creative – The Innovator” Producer – The Executor
– Cầu nối giữa Client và các team còn lại xuyên suốt dự án. 
– Nhiệm vụ: Tư vấn và đảm bảo tiến độ dự án + cây cầu trao đổi thông tin giữa agency và client.
– Planner là người lên chiến lược, vạch định hướng sau khi nhận brief (đề bài) + làm việc với Creative team để hoàn thiện ý tưởng  – Phụ trách mảng sáng tạo (ý tưởng/câu chữ/hình ảnh) – Phụ trách chính từ khâu sản xuất cho đến biên tập hậu kỳ – Mạnh tư duy hình ảnh, nghệ thuật

Xem thêm: Các vị trí trong agency quảng cáo làm gì?


Client – Agency: Mẹ chồng nàng dâu trong ngành quảng cáo
“Dính nhau như sam” có lẽ là câu nói miêu tả đúng nhất mối quan hệ giữa Client và Agency trong ngành Quảng cáo.
Đọc Wiki Marketing của CareerPrep để hiểu rõ hơn về 2 “nhân vật” này nhé! 

Xem thêm: Bạn hợp Client hay Agency?

Còn làm việc phối hợp như nào, mời bạn đọc kỹ thêm ở 

2. Mini Test: Bạn có nên theo đuổi ngành Quảng cáo? 

Sáng tạo có luyện tập được không? 
Trước khi trả lời câu hỏi trên, hãy cùng chúng mình lướt qua một số chiến dịch truyền thông từng làm mưa làm gió trong ngành nhé

Nếu xem xong mà cảm thấy thích thú, u mê quên lối về thì hãy thử tự học nền tảng cùng CareerPrep thôi nào!
5 phần kiến thức phải biết khi bắt đầu Marketing

Ngoài ra, để nhận biết bản thân thuộc kiểu người sáng tạo gì, hãy thử tham khảo bài tét sáng tạo ở đây.
 

3. Cơ hội nghề nghiệp với ngành Quảng cáo

a. Học ngành gì? Trường nào để theo được ngành?
Cũng giống như Marketing, ngành Quảng cáo được xem là điểm đến của nhiều con dân trái ngành nhất. Những lĩnh vực này đòi hỏi người làm ngành cần phải sở hữu vốn sống sâu rộng và sự nhạy cảm, tinh tế nhất định đến mọi thứ xung quanh ngoài khả năng sáng tạo. Vậy nên, background chẳng phải là yếu tố quyết định cơ hội của bạn với ngành Quảng cáo đâu!

Tuy nhiên, dù xuất thân từ ngành/trường đại học nào đi chăng nữa, bạn vẫn cần trang bị cho mình kiến thức Marketing thật tốt để có cái nhìn tổng quan về ngành. 

Bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo tốt ngành Marketing tại trang Wiki Marketing của CareerPrep hay review các môi trường đại học.

b. Shortlist các advertising agency “hot” với sinh viên 
Nhìn chung các advertising agency nổi tiếng thường đặt văn phòng ở TP. HCM, những bạn nào trót rơi vào lưới tình với những công ty này có thể phải Nam tiến đó!

Creative Agency  Media Agency  Production House 
Oglivy 
Dentsu Redder 
Isobar Vietnam 
DSquare 
Mindshare 
Dentsu Redder 
WE Media 
iBranding 
Diamond Cutter 
Alien 
Glowingstudio 
BlueR Production


c. Chương trình tuyển dụng 
Định vị bản thân theo một cách rất riêng, ngành Quảng cáo không có những chương trình Management Trainee (Quản trị viên tập sự) như FMCG, Ecommerce hay Tài chính. Đồng thời, các advertising agency chỉ mở chương trình ứng tuyển khi họ đang thiếu nhân lực ở một bộ phận nào đó. Vậy thì làm thế nào để chinh phục ước mơ làm ngành này?

  • Thường xuyên ghé thăm website, fanpage của agency, hoặc thậm chí follow một vài nhân sự của agency trên mạng xã hội
  • Săn job ở các trang thông tin tuyển dụng uy tín như Vietnamworks, Glints, LinkedIn để thường xuyên cập nhật tin tức tuyển dụng của agency
  • Tham gia các cuộc thi giải Marketing case, thử thách sáng tạo, v.v.
  • Network, network và network


4. Nên chuẩn bị những gì để bước chân vào ngành
?

a. Kỹ năng 

  • Khả năng sáng tạo: Một ý tưởng chỉ dừng ở việc độc-lạ thôi thì chưa đủ. Nó còn cần phải thực tế nữa. Như thế mới giúp giải quyết được bài toán của doanh nghiệp. 
  • Tinh thần ham học hỏi: Đã là người làm ngành quảng cáo, nếu bạn không liên tục cập nhật và thích nghi với những xu hướng mới, bạn sẽ nhanh chóng đi sau thời đại. Góc nhìn của bạn về con người cũng như nguồn ý tưởng do đó mà “lạc hậu” theo.
  • Kỹ năng quan sát: Thói quen quan sát mọi thứ xung quanh không chỉ mang đến những người làm quảng cáo nguồn cảm hứng sáng tạo, mà còn là những vốn sống được tích lũy để từ đó tỏ ra nhiều “insights” ẩn sau hành vi/thái độ của người dùng. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Dù bạn chọn bất cứ ngành nghề nào, kỹ năng giao tiếp luôn là thứ không thể thiếu. Điển hình như Account trong Agency, nếu họ không có kỹ năng giao tiếp tốt, họ sẽ khó mà nắm được yêu cầu của khách hàng, truyền đạt cho cộng sự của mình và thất bại trong việc thuyết phục Client mua “ý tưởng” của cả team.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Với một môi trường đa dạng như Agency, mâu thuẫn hay bất đồng về ý tưởng diễn ra thường ngày như một thói quen. Thái độ tôn trọng và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang đến cho mỗi thành viên nhiều góc nhìn mới và sản sinh ra nhiều ý tưởng độc đáo hơn, insightful hơn. 

b. Trải nghiệm 

  • Tham gia các cuộc thi: Marketing Arena, Z-Marketer, Marketing On Air, Young Marketer, … 
  • Tham gia hoạt động ngoại khóa: Bạn có thể tham gia phòng ban Marketing/Truyền thông của  các CLB/đội nhóm ở trường, hoặc xin thực tập ở một số tổ chức phi lợi nhuận, startup, v.v. vì những nơi này luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các bạn fresher trải nghiệm thực tế công việc một cách “safe-to-fail”. 
  • Ngâm cứu những chiến dịch/ý tưởng quảng cáo đã có: Bạn có thể truy cập vào những trang cung cấp kiến thức ngành như Brands Vietnam, Adsoftheworld, hay CareerPrep để tìm đọc những case study quảng cáo huyền thoại. Đây cũng là một cách để học được tư duy của những người trong ngành đó. 

 

c. Portfolio 
Và nếu bạn thấy ngành Quảng cáo đúng là chân ái của mình thì hãy tranh thủ “sưu tầm” những thành tích sáng tạo từ bây giờ nhé! Đọc bài viết này của bọn mình để biết một chiếc “winning portfolio” trông như thế nào nha! 

Xem thêm:
Hành trình Nam tiến chinh phục giấc mộng Agency

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích