“Trái ngành tự học Marketing nên bắt đầu từ đâu?”
Một câu hỏi khó, đúng không? Marketing là thế giới vô cùng rộng lớn, nhiều lối đi. Vậy đứng trước biển trời kiến thức như này, đâu là lộ trình tự học giúp bạn nắm vững căn bản một cách bản chất & nhanh nhất?
1. Để trả lời câu hỏi này, hãy thử cùng CareerPrep đi qua phân tích nhanh một vài case study của Marketing nhé:
Bối cảnh:
Các hãng thức ăn nhanh đang cùng làm những thứ rất giống nhau khi cố gắng chứng minh độ tươi của sản phẩm. Những chiếc hamburger đẹp đẽ, được shooting rất xịn xò, bắt mắt cùng với các bài ca ngợi quen thuộc. Chính vì thế, thực trạng “quá đẹp đẽ” này đã tạo nên một ấn tượng với người tiêu dùng rằng họ không tin đồ ăn trong những quảng cáo, poster đó là thật.
Họ cho rằng những đồ ăn như vậy sẽ chứa rất nhiều chất bảo quản, giữ màu độc hại,..
Thử thách:
Làm thế nào để Burger King (hãng fast-food nổi tiếng của nước Mỹ) có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng hamburger của họ không hề sử dụng các chất hoá học bảo quản?
Bởi Burger King vừa loại bỏ 8500 tấn chất bảo quản cho một ngành công nghiệp đồ ăn nhanh không hại sức khoẻ.
Target audience (Khách hàng mục tiêu):
Những người thích ăn đồ Fast food nhưng lại khá quan tâm đến sức khoẻ.
Insight:
Chất bảo quản được dùng trong thức ăn là để chống nấm mốc. Vì vậy, nếu tôi bắt gặp những thức ăn nào sinh nấm mốc, chứng tỏ chúng rất tươi & không sử dụng hoá chất.
Big idea: “The moldy whooper” (Chiếc whopper bị mốc)
Bằng cách thể hiện hình ảnh một chiếc whooper từ khi ra lò và bị mốc trong vòng 35 ngày, Burger King đã tạo được ấn tượng mạnh về việc an tâm người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình không hề sử dụng chất bảo quản. Một thông điệp rất ngắn gọn cùng cách truyền tải ấn tượng, sáng tạo. Những hình ảnh xấu xí, mốc meo có thể lại là công cụ để đề cao chất lượng sản phẩm, thật không ngờ phải không?
Execution:
Một video quảng cáo ngắn cho chiến dịch này (xem ở cuối bài)
2. 5 phần kiến thức cơ bản để bạn bắt đầu tự học Marketing
Từ case study trên, chúng ta có thể thấy để phân tích nhanh một campaign hay một ý tưởng trong Marketing, chúng ta thường dùng công thức như nhau:
Bối cảnh – Thử thách – Target audience – Insight – Big idea – Execution
Với công thức này, gần như bạn đã đi qua một chuỗi quy trình tư duy từ chiến lược -> ý tưởng -> thực thi của các team Marketing thông thường. Vậy để nắm được chuỗi tư duy này, đây là những thứ bạn cần học:
Market research
Nghiên cứu thị trường là bước để chúng ta thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường, đối thủ, công ty mình đang gặp vấn đề gì. Đây chính là cách để bạn nhận ra mục bối cảnh + thử thách như case study trên.
Có rất nhiều hình thức research. Tuy nhiên, với vị trí là newbie mới tập tành học Marketing, “desk research” – thu thập dữ liệu qua Internet là hình thức phổ biên, ngon-bổ-rẻ nhất với sinh viên chúng ta.
Xem thêm:
Market research nên bắt đầu tư duy như thế nào?
Các loại Market research phổ biến + Template mẫu cho người trái ngành.
Target audience:
Marketing vốn dĩ là bộ môn tìm hiểu tâm lý khách hàng để từ đó thúc đẩy hành vi suy nghĩ của họ để làm những điều những ta muốn. Vì thế, bạn không thể bỏ qua thuật ngữ “Target audience” – Khách hàng mục tiêu trong Marketing. Có một câu nói nổi tiếng trong Marketing:
“Selling everyone means selling no ones”
Dịch nôm na: Bán cho tất cả nghĩa là bạn đang không bán cho ai cả
Hãy bàn lần sâu thêm ý nghĩa quy tắc này ở đây. Nhưng hãy hiểu rằng, khách hàng mục tiêu là nhóm người tiêu dùng cụ thể có khả năng cao nhất muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhóm đối tượng này sẽ được giới hạn bởi độ tuổi, giới tính, thu nhập, hành vi, sở thích hoặc vô số các yếu tố khác.
Xem thêm:
🔺 Làm thế nào để vẽ Target audience + template mẫu?
🔺 Các lỗi sai lầm phổ biến khi xác định khách hàng mục tiêu
🔺 Một bước chiến thắng chỉ bằng việc xác định đúng khách hàng mục tiêu?
Insight – Một trong những thứ khó nhất trong Marketing.
Insight, thường dịch sang tiếng Việt sẽ được gọi là sự thật ngầm hiểu. Tuy nhiên, phép chuyển ngữ đôi khi vẫn khiến chúng ta thật mơ hồ để hiểu rốt cuộc insight là cái gì.
CareerPrep đã vẽ lại định nghĩa khó dằn này một cách dễ hiểu nhất tại đây:
Xem thêm:
🔺 Hiểu đúng về Insight là gì?
🔺 Làm thế nào để viết Insight + template mẫu tự học?
Hoặc bạn có thể đọc tóm tắt về định nghĩa và ví dụ nhanh của Insight tại wiki Marketing.
Big Idea:
Dịch sang tiếng việt, big idea là ý tưởng lớn. Vậy lớn cỡ nào?
Ý tưởng đấy phải lớn đến mức nó bao hàm và xuyên suốt mọi hoạt động Marketing cũng như trên mọi nền tảng truyền thông.
Hãy tưởng tượng big idea như một cái ô & bao trùm bên dưới là tất cả các ý tưởng, hoạt động nhỏ khác nhưng đều được gắn kết chặt chẽ với nhau để truyền tải được “big idea” đấy. Hmm, vậy tóm lại nó là ý tưởng đúng không?
Đúng nhưng ý tưởng này nếu chỉ là ý tưởng của một bài post xuất hiện một lần rồi thôi thì không thể gọi là big idea đâu nha. Một ý tưởng lớn cần giải quyết insight của khách hàng mục tiêu như case study mình đề cập ở trên, giúp thương hiệu fast-food từ việc bị định kiến sử dụng chất bảo quản sang rất tươi mới, lành mạnh.
Xem thêm:
🔺 Big idea là gì?
🔺 Các công cụ mẫu giúp bạn hình thành big idea của riêng mình?
Execution:
Sau 7749 bước lên kế hoạch, brainstorm ý tưởng, giải pháp trên giấy, đã đến lúc bạn bắt tay vào thực thi đem đến tay người dùng.
Execution là chuỗi hoạt động bạn hiện thực hoá ý tưởng của mình bằng vô số hình thức khác nhau: Đó có thể là một bản IMC plan (Xem thêm: IMC plan là gì), một TVC, print-ad,… tuỳ theo kế hoạch của bạn.
Xem thêm:
🔺 Template để vẽ IMC plan cho một ý tưởng truyền thông?
🔺 Content calendar là gì? Cách để xây dựng & template mẫu?
🔺 Viết một bài viết socials như thế nào? Tài liệu hướng dẫn từ A-Z
Thừa nhận là có ti tỉ thứ chúng ta cần phải học trong Marketing nữa. Nhưng mới đầu không ai có thể một phát thành siêu nhân hay chuyên gia được nè? Quan trọng vẫn là bước chậm và chắc phải không?. Marketing thực sự rất thú vị nếu bạn hiểu mọi logic đằng sau đó.
Vì vậy, hãy cùng đồng hành tiếp với CareerPrep trong việc thử nghiệm bản thân với Marketing nhé.
Wiki cho những ai chưa biết gì?
Bắt đầu lộ trình tự học Marketing cùng Market research