“Bỏ túi” 3 bước cải thiện kĩ năng Đọc tiếng Anh (Reading) hiệu quả cho người tự học

cải thiện kĩ năng Đọc tiếng Anh

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hé lu, CareerPrep đã quay trở lại và đem đến cho các bạn một tips học giúp cải thiện tiếng Anh hiệu quả “hót hòn họt”. Và ở bài viết này, nhà CareerPrep sẽ chia sẻ phương pháp cải thiện kĩ năng Đọc tiếng Anh hiệu quả cho các bạn.

Thật sự thì để đọc hiểu một bài tiếng Anh không quá khó như bạn nghĩ. Giống như việc một ngôi nhà được xây dựng, không phải tất cả đều được hoàn thành cùng một lúc. Các công nhân phải xây dựng một số cấu trúc tạm thời để giữ cho ngôi nhà đứng vững và giúp họ làm việc trên phần cao hơn. Những cấu trúc này được gọi là giàn giáo

Ý tưởng là, để học tốt một kỹ năng, bạn cần học những phần nhỏ giúp bạn “xây dựng” kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này cũng đúng cho đọc hiểu! Để thực sự hiểu những gì bạn đọc, trước tiên bạn có thể rèn luyện các kỹ năng khác. Trong học tiếng Anh, đọc có thể được coi là kỹ năng đầu tiên và được sử dụng thường xuyên nhất trong số các kỹ năng đọc, nghe, viết và nói. Tuy nhiên, khi đọc để học, nhiều người học tiếng Anh cảm thấy thiếu tự tin

Các bước dưới đây sẽ chỉ cho bạn chính xác cách cải thiện kĩ năng đọc tiếng Anh đúng cách. Sử dụng những mẹo này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình đọc đồng thời cải thiện rõ rệt kĩ năng đọc của bản thân

Xem thêm:
10 website giúp học tiếng Anh trong mùa dịch
Nên học kỹ năng tiếng Anh nào đầu tiên?

3 bước cải thiện kĩ năng Đọc tiếng Anh (Reading) ✨

Bước 1: Đọc tài liệu mà bạn thực sự yêu thích 💞

Để cải thiện khả năng đọc hiểu của bạn, bạn cần phải đọc rất nhiều. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn đọc những thứ mà bạn quan tâm hoặc cảm thấy nó thú vị, hấp dẫn. Giống như việc bạn chinh phục một thử thách hay nhiệm vụ đem đến sự thích thú cho bản thân, đọc sách cũng thế. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi đọc xong một cuốn sách mà bạn yêu thích và cho là có ý nghĩa. Càng đọc nhiều, bạn sẽ càng đọc tốt hơn. 

Nguồn: Burst

Mỗi người sẽ có một “gu” đọc sách khác nhau, điều đó tùy vào sở thích, đam mê của từng người. Chả có ai muốn kéo mình vào một cuốn sách hay tiểu thuyết đồ sộ. Đặc biệt là thứ mà họ không thích. Hay nhàm chán, đúng không nè? 

🥰 Nếu bạn thích đọc tiểu thuyết lãng mạn, vui vẻ – Hãy kiếm ngay cho mình một cuốn sách tiếng Anh nói về chủ đề đó! Đừng ép mình phải đọc một cái gì đó quá lý thuyết hay mang tính giáo dục khô khan. Một số trang web: Listopia, Your Next Read, Jellybooks, Whichbook,..sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cuốn sách mình thích 

🐱‍👤Nếu bạn là fan của truyện tranh, manga, được thôi! Hãy thử và chọn một quyển truyện tranh có nhiều chữ, đoạn đối thoại nhiều hơn một chút. Việc lựa chọn thể loại mình thích sẽ giúp cho việc luyện đọc của bạn “dễ thở” hơn rất nhiều. Vậy đây sẽ là một số ứng dụng cung cấp cho bạn kho tàng truyện rất thú vị đồng thời cũng cải thiện khả năng đọc của bản thân:  Manga Reader – Free Manga Viewer, LINE WEBTOON – Free Comics, Manga Rock – Best Manga Reader, ZingBox Manga – Reader for manga lovers,…

📰 Hoặc bạn cũng có thể đọc một bài đăng blog hàng ngày hoặc một bài báo trên tạp chí .Thực sự chả ai quan tâm bạn đọc gì đâu, miễn là bạn thích nó. Tùy vào mỗi cấp độ của mỗi người sẽ có những trang báo phù hợp. Ví dụ như bạn là người mới bắt đầu và trình độ ở mức sơ cấp thì báo Newsweek, VOA Learning English,.. sẽ phù hợp cho một Newbie giống như bạn, hoặc bạn đã có cho mình nền móng tiếng Anh vững chắc và muốn thử sức ở trình độ cao hơn thì The New York Times, Harvard Business Review, The Economist,.. sẽ là một lựa chọn không tồi cho việc nâng cao trình độ đọc hiểu của tiếng Anh của bản thân bạn

Xem thêm:
Cách giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát
5 kênh Youtube học tiếng Anh hiệu quả không thể bỏ qua

Bước 2: Đọc như thế nào để cải thiện kỹ năng đọc của mình 🤔

Nguồn: Pexel

Trước khi bắt đầu việc học đọc của mình, bạn hãy chắc chắn rằng mình đang ở một nơi yên tĩnh hoặc nơi có tiếng ồn vừa phải để bạn có thể dễ dàng tập trung hơn và tránh xa các phương tiện giải trí. Bên cạnh đó hãy chuẩn bị một cuốn từ điển, một cuốn sổ và cây bút để ghi chép lại những điều mới lạ, quan trọng trong quá trình học.

Dưới đây là một số LỖI ĐIỂN HÌNH khi bạn cố đọc để cải thiện kỹ năng nhưng không thành:
❌ Đọc một mạch mà không ghi chú xuống 
❌ Khi ghi chú, chỉ ghi chú từ mới là xong?
❌ Cố đọc hiểu từng chữ một
❌ Đọc nhiều quá/Đọc ít quá 

Vậy đọc như thế nào thì thật sự mới hiệu quả, đừng “xoắn” vì CareerPrep đã ở đây để giúp bạn có lộ trình và phương pháp học tập cụ thể rồi đây!!

🙅‍♀️ Đừng đọc quá kỹ: Muốn hiểu một văn bản,cuốn sách nào đó đòi hỏi bạn phải làm nhiều hơn nữa chứ không nhất thiết là phải đọc từng chữ. Mà điều bạn cần làm đầu tiên là hãy đọc lướt (Skimming), cách đọc này cũng giống như việc bạn xem trước một đoạn trailer, preview phim ngắn vậy. Nó sẽ giúp bạn nắm được những ý chính mà bài đọc muốn nói đến thông qua tiêu đề, một hai câu đầu trong đoạn đầu tiên,… Đây là phương pháp đặc biệt hữu ích nếu bạn phải đọc một đoạn văn cho một bài kiểm tra chẳng hạn như IELTS.

📝 Ghi chú, ghi chú & ghi chú: Một điều không thể tránh khỏi trong khi đọc một văn bản nào đó chính là xuất hiện những từ và ngữ pháp mới. Đây là lúc sổ ghi chú phát huy tác dụng, hãy ghi lại những từ vựng và cấu trúc quan trọng hoặc mình không biết.
Cùng với đó thay vì bạn sử dụng từ điển Oxford/ Google chỉ để tra mỗi lần một từ mà bạn không hiểu thì có vẻ hơi “phí công” chính vì thế hãy tìm kiếm những từ liên quan khác (đồng nghĩa, trái nghĩa, danh từ, động từ..) với từ đó và take note chúng vào quyển sổ của mình. Làm như thế sẽ giúp bạn “một mũi tên trúng hai đích” vừa cải thiện nâng cao vốn từ vựng, vừa đỡ phí sức khi phải tra đi tra lại nhiều lần.

📌Ví dụ: Bạn gặp từ mới là “Analyst: Nhà phân tích”. Thì lúc bạn ghi chú xuống sổ, hãy tra từ điển Oxford để tra cả họ hàng từ đấy, học một lúc luôn.
Analyst: Nhà phân tích
=> Analyze (v): Phân tích
=> Analytical (adj): Có khả năng phân tích
=> Analysis (n): Bản phân tích

Nguồn: Canva

Ghi chú xong rồi thì đừng quên lật đi lật lại hàng ngày để “lấy vía” nhé ^^ Mỗi ngày nhìn tầm 15 phút học thuộc là đảm bảo vốn từ khá khẩm lắm.

Tạo một thói quen đọc hợp lý: Không phải việc bạn cứ đọc ngày đọc đêm là có thể cải thiện khả năng đọc của mình mà đôi khi sẽ mang lại tác dụng phụ chính là “cố quá thành quá cố”. Đọc quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải take note thường xuyên những dạng mới làm cho khối lượng kiến thức cần nạp vào sẽ tăng lên và vô tình dẫn đến một tâm lý chung là “nản”. Ngược lại đọc quá ít sẽ khiến việc cải thiện kỹ năng của bản thân bị hạn chế bởi thời gian bạn dành cho việc luyện kỹ năng này không đủ và mục tiêu cải thiện kỹ năng đọc của bản thân sẽ trở nên công cốc. 

Điều quan trọng ở đây không phải là bạn dành nhiều hay ít thời gian cho việc luyện đọc mà là bạn có đủ vững vàng, siêng năng để bắt đầu hành trình cải thiện kỹ năng đọc của mình hay không mà thôi ?

📌Ví dụ: Bạn quá bận rộn với việc chạy deadline ở trường, công việc làm thêm của bản thân thì bạn chỉ cần bỏ ra 10ph cho việc luyện đọc. Tuy đây chẳng phải khoảng thời gian đáng kể nhưng vẫn đủ để bạn học thêm một điều mới từ 10ph ít ỏi đó hơn là chẳng bỏ ra miếng thời gian nào 

Và sẽ tuyệt hơn rất nhiều nếu từ bây giờ bạn hình thành cho mình thói quen đọc. CareerPrep cá rằng bạn sẽ nhận được hơn rất nhiều từ việc luyện đọc của mình ngoài kỹ năng đọc được cải thiện thêm vào đó là những kiến thức bạn biết được qua những bài luyện đọc hàng ngày của mình đó 

Xem thêm: Những lỗi sai thường gặp ở Ielts Reading 

Bước 3: Thoải mái khi đọc

Nguồn: Pexels

Khi bạn bắt đầu việc luyện đọc của mình, bạn có thể tự hỏi đâu là đọc như thế nào mới ổn? Bạn có phải học mọi từ mới mà bạn gặp phải không? Bạn có nên chắc chắn rằng bạn hiểu mọi câu không? Hoặc bạn có thể bỏ qua một vài từ hoặc câu miễn là bạn hiểu ý chính?

Đây là câu trả lời: Chỉ cần đọc bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích nó. Không có cách đọc đúng hay sai. Chỉ làm những gì bạn cảm thấy tự nhiên.Trên thực tế, bạn có thể sử dụng các phong cách đọc khác nhau tùy thuộc vào tài liệu (và tâm trạng của bạn vào thời điểm đó).

Đôi khi bạn đọc để tìm ý chính mà không cần tra cứu từng từ mới. Bạn sẽ làm điều này khi bạn đang đọc một thứ gì đó thú vị (như một cuốn tiểu thuyết) và muốn tận hưởng nó một cách trọn vẹn. Mục tiêu của bạn lúc này là đắm mình vào cuốn sách, vì vậy việc học từ vựng không phải là ưu tiên ở đây. (Bạn chỉ cần tra cứu những từ có vẻ quan trọng.)

Lần khác bạn có thể đọc chậm hơn và tra cứu từng từ mà tôi không biết, dành thời gian để đảm bảo rằng mình hiểu rõ từng chi tiết nhỏ. Và đương nhiên bạn có thể bỏ dở một cuốn sách vì mất hứng thú.

Như bạn thấy, không có quy tắc nào bạn phải tuân theo, vì vậy đừng suy nghĩ quá nhiều.Chỉ đọc thôi.

Xem thêm: Các kỹ thuật ghi nhớ từ vựng tiếng Anh
Trở thành một người thành thạo một kĩ năng ngôn ngữ có thể khó. Tuy nhiên, không phải là không thể. Tất cả những gì bạn phải có là sự kiên nhẫn, nhất quán và niềm tin vào bản thân. Bạn không thể cải thiện trình độ tiếng Anh của mình trong một ngày. Nó đòi hỏi thời gian bạn bỏ ra. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rằng sự tiến bộ của bạn không đạt được như mong đợi. Nhưng đừng vì thế mà thất vọng hay nghi ngờ thực lực của bạn. Hãy nghĩ đến mục tiêu của bạn hàng ngày và cố gắng hết sức. Đừng lo lắng quá nhiều, CareerPrep mong rằng bạn nhất định sẽ đạt được điều mình muốn thôi. “ after all English is just another language

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.