Làm thế nào để định giá bản thân khi deal lương?

deal lương

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Deal lương là một mô học khó với nhiều bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Thật khó khi để định giá bản thân sao cho mình không bị “lỗ vốn” hoặc không bị ra giá quá cao dẫn đến bị lỡ mất vị trí công việc tốt. 

Nếu bạn cũng đang băn khoăn trong việc deal lương sao cho đúng, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của CareerPrep Team để có thêm tips định giá bản thân sao cho đúng nhé!

Các cách để có thể định giá bản thân.

1. Bạn nghĩ bạn đáng giá bao nhiêu?

Bạn có thể định giá bản thân dựa trên hai yếu tố sau:

Deal lương dựa trên vị trí ứng tuyển:

Ở cùng một vị trí nhưng ở các công ty khác nhau có thể sẽ có mức lương rất khác nhau vì nhiều lý do như:

  • Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc thường được tính theo năm, tùy theo yêu cầu của mỗi công ty mà mức lương sẽ thay đổi. 
  • Khối lượng công việc thực tế: Cùng một cái tên công việc như nhau, công ty này cần trình độ cao, công ty kia lại chỉ cần nhân sự làm một số việc đơn giản nhất định thôi, trình độ cao, kinh nghiệm nhiều là điều thừa nếu công ty không cần đến thế. Và nếu môt công ty đặt mức lương cao hơn so với trung bình, rất có thể bạn sẽ phải làm việc thêm rất nhiều để bù lại phần lương chênh lệch.
  • Chế độ đãi ngộ: Bao gồm tiền hoa hồng, thưởng KPI, teambuilding, tiền tập gym… Một số công ty sẽ đặt mức này cao và để mức lương cứng của bạn thấp hơn một chút nhưng bạn vẫn sẽ nhận được số tiền tương đương mức trung bình. Hoặc những ngành nghề liên quan nhiều đến doanh số, KPI cũng thường có mức lương cứng thấp và mức đãi ngộ cao.
  • OT (làm thêm giờ): Bạn hãy tìm hiểu thêm về OT của công ty, công ty có trả thêm tiền cho OT hay không? Từ đó bạn có thể deal lương một cách hợp lý

Deal lương dựa trên năng lực và thái độ làm việc của bản thân:

deal lương
Nguồn: Pinterest
  • Kỹ năng cơ sở của bạn: Bao gồm ngành nghề mà bạn được đào tạo, các chứng chỉ liên quan, ngoại ngữ…Kĩ năng cơ sở không cần nhiều hay xịn, mà cần độ phù hợp cao với công việc ứng tuyển.

Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí truyền thông, các mặt khác tương đương nhau thì những bạn tốt nghiệp khối ngành xã hội sẽ có ưu thế hơn khối ngành kĩ thuật. Hoặc nếu bạn có vốn hiểu biết về thời trang thì bạn ứng tuyển ở công công ty thời trang sẽ có mức lương cao hơn vị trí tương đương ở công ty công nghệ.

  • Kinh nghiệm làm việc: Cái này tính bằng năm và bạn có thể tự ước lượng được kinh nghiệm của bản thân và đối chiếu lại với mức lương trung bình.
  • Khả năng làm việc thực tế: Kinh nghiệm làm việc ba năm tại một môi trường chuyên nghiệp, có mentor giúp mình phát triển nhanh trong tay nghề, được trải nghiệm nhiều và được làm nhiều sẽ khác hoàn toàn kinh nghiệm ba năm làm toàn việc dễ dàng, nhàn tảng, không có nhiều cơ hội va chạm, không học hỏi thêm được nhiều kiến thức dù ở cùng một ngành.

Bạn có thể tự áng chừng khả năng của bản thân bằng cách hỏi han về công việc hàng ngày của những người làm cùng ngành, rồi tự cân nhắc xem mình có thể làm được tương tự như vậy không.

Đừng chỉ thấy “bạn mình đi làm 3 năm được lương 10tr nên mình đi làm 3 năm cũng lương 10tr” là hoàn toàn hợp lý. Vì khả năng làm việc thực tế của mỗi người là khác nhau nên giá trị của mỗi người cũng khác nhau rất nhiều. 

Tất cả những đánh giá trên chỉ có một bí quyết duy nhất để thực hiện, đó chính là “biết mình”.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại? [+ví dụ chi tiết]

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

2. Nhà tuyển dụng nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?

Chắc chắn khi tuyển một nhân sự mới, công ty đã có một budget nhất định cho vị trí này. Bạn có thể khéo léo hỏi nhà tuyển dụng về mức lương họ sẽ trả cho bạn.

Ví dụ: “Em muốn nhận một mức lương phù hợp với năng lực của mình. Em đã có kinh nghiệm X năm làm việc ở ABC với kỹ năng XYZ. Nếu có thể em muốn nghe anh/chị đưa ra mức lương trước và cho em biết thêm về chi tiết công việc.”

Tất nhiên bạn khi đi tìm việc, bạn không thể “gà mờ” hoàn toàn về mức lương của vị trí mà bạn muốn apply được. Bạn hãy tìm hiểu, tham khảo thật nhiều mức lương trung bình trước khi đi phỏng vấn để đảm bảo mình không bị “ép giá” nha.

3. Mình đáng giá bao nhiêu trong thị trường lao động.

Hãy tìm hiểu về tình hình chung của thị trường lao động cũng như của ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển để khi có thể đưa ra được một mức lương hợp lý nha.

Ví dụ: 

Tình hình chung của ngành nghề: Như trong mùa dịch bệnh Covid này, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch sẽ không thể trả bạn một mức lương cao được. Ngược lại, các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi đại dịch sẽ vẫn có những mức lương rất tốt dành cho nhân viên của mình.

Ngoài ra, bạn cần nên cân nhắc những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn sau này. Vì tiền thì quan trọng nhưng tiền không phải là tất cả để bạn lao đầu vào một công ty. Các tiêu chí bạn nên cân nhắc như:

  • Mức độ tham vọng và thái độ làm việc: Đây là phần lương cộng thêm cho những gì bạn tin rằng bạn sẽ làm được trong tương lai. Nhất là đối với những bạn fresher chưa có nhiều kinh nghiệm, khi có một môi trường tốt và cơ hội được học hỏi, bạn  có thể phát triển nhanh và làm được những công việc mà hiện giờ bạn chưa làm được. Và đến lúc đó việc tăng lương đối với bạn sẽ là điều đương nhiên
  • Các lợi ích ngoài tiền bạc: Cái này bao gồm các mối quan hệ, khả năng phát triển và thăng tiến trong tương lai, môi trường làm việc và độ phù hợp với văn hóa công ty, mức yêu thích với vị trí công việc. Cái này có thể thay đổi tùy thuộc vào bạn.

Đọc thêm: 3 cách trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn kì vọng gì với công việc mới này? [+ví dụ chi tiết]

Định giá bản thân là một bộ môn khó, nhưng nhất định ai cũng phải học giỏi. Hy vọng rằng bài viết trên đây có thể trở thành một tư liệu để bạn học tốt môn này hơn. Chúc bạn tìm được công việc mơ ước.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích