Làm việc ở công ty lớn có những…nhược điểm gì?

công ty lớn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Được trải nghiệm làm việc ở các công ty lớn, tập đoàn nổi tiếng quả là điều mà rất nhiều người ao ước từ khi mới là một sinh viên, cho tới những người mới đi làm. Đãi ngộ ổn, CV được nổi bật, được đào tạo bài bản,… Nhưng có phải các môi trường các công ty lớn đều tốt hơn môi trường công ty nhỏ, start-up không?

Với kinh nghiệm bản thân Hưng đã từng làm trong cả môi trường công ty lớn cũng như môi trường start-up (các bạn có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm của Hưng trong bài viết này) thì trong bài này thì anh sẽ chia sẻ những … nhược điểm thường tồn tại ở đa số các môi trường công ty lớn. 

Tất nhiên, mục đích của việc chia sẻ không phải là để bảo với các bạn là “đừng vào công ty lớn làm gì” – Việc chọn công ty lớn hay công ty nhỏ, anh tin rằng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác: từ tính cách, sở thích, mục tiêu cá nhân của người đó, hoàn cảnh/bối cảnh,… Nên là bài này chỉ ra các nhược điểm để giúp các bạn hiểu sâu hơn về môi trường công ty lớn mà nhiều người thường ao ước, từ đó giúp các bạn có thể cân nhắc và đưa ra quyết định nghề nghiệp một cách tốt hơn!

À, nếu bạn nào còn đang hứng thú với việc ứng tuyển vào các môi trường công ty lớn, nhưng đang loay hoay ở khâu chuẩn bị CV ứng tuyển, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

Ok, quay trở lại nội dung chính, thì nhược điểm đầu tiên là…

Ở các công ty lớn, quy trình và thủ tục rất phức tạp

Anh có một người bạn làm ở một start-up, chị sếp của bạn đấy từng đảm nhiệm vị trí cấp cao ở tập đoàn đa quốc gia X và hiện đã nhảy sang công ty start-up để làm. Chị ấy có kể rằng lý do chị rời X là vì các quy trình vô cùng lằng nhằng, phải dành nhiều thời gian làm thủ tục giấy tờ.

Thậm chí khi chị đề xuất một ý tưởng kinh doanh mới và tiềm năng, X  đã mất gần..02 năm mà vẫn chưa duyệt ý tưởng tiềm năng của chị đó (hàng tháng trời để ý tưởng được các sếp ở Việt Nam duyệt, rồi ý tưởng đó phải đưa lên khu vực, rồi đưa về trụ sở chính toàn cầu để duyệt,…)

Nhược điểm này thì thường thấy ở rất nhiều công ty lớn, ví dụ như việc phải giao tiếp bằng email với sếp, đối tác, khách hàng rất rất rất nhiều; hoặc mỗi một hoạt động cần triển khai cần chữ ký và sự đồng ý của các sếp,…

Vậy thì tại sao các công ty lớn lại cần nhiều quy trình đến vậy? Các công ty lớn thường có quy mô nhân sự lớn, cũng như sẽ có rất nhiều đầu việc cần làm so với một công ty nhỏ. Khi càng nhiều hoạt động, nhiều người tham gia vào các hoạt động đó thì khả năng xảy ra sai sót sẽ càng lớn hơn.

Để mọi thứ được “tối ưu hóa” và các sai sót được giảm thiểu ở mức tối đa thì mọi đầu việc đều phải được “quy trình hóa” – Mỗi nhân viên là một mắt xích nhỏ trong cỗ máy rất lớn, chỉ đảm nhiệm một nhiệm vụ duy nhất.

Để các bạn hình dung được sự khác biệt: Một dự án/start-up nhỏ có 3-4 thành viên chủ chốt, khi họp và đưa ra chiến lược thì việc đưa ra quyết định và hành động rất nhanh, có thể chỉ trong 1-2 buổi họp, kéo dài khoảng vài ngày cho đến vài tuần. 

Nhưng một tập đoàn lớn thì lại khác. Anh chủ tịch công ty FPT Telecom Hoàng Nam Tiến từng có chia sẻ rằng tại tập đoàn FPT, các lãnh đạo khi muốn đưa ra một chiến lược nào đó phải họp chiến lược tới 5 vòng, mỗi vòng thậm chí có thể cách nhau hàng tháng là chuyện bình thường. Vì đơn giản: mỗi một quyết định ở tập đoàn FPT có thể sẽ ảnh hưởng tới hơn 36,000 nhân viên của công ty.

Đọc thêm: Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng

Ở các công ty lớn, bạn được học hỏi chiều sâu, nhưng khó được học hỏi chiều rộng.

Như anh đã có đề cập ở trên, với lý do mỗi nhân viên là một mắt xích nhỏ trong cỗ máy rất lớn, chỉ đảm nhiệm một nhiệm vụ duy nhất, do đó các vị trí công việc ở công ty lớn sẽ yêu cầu tính chuyên môn hóa rất cao: mỗi người sẽ có những KPI riêng, scope công việc riêng và sẽ được đánh giá/review dựa trên khả năng hoàn thành các KPI đó.

Việc này sẽ có lợi nhiều nhất cho chính các công ty đó (vì tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu) nhưng chưa chắc đã có lợi cho bản thân các bạn, xét theo các yếu tố như:

– Trong quá trình làm việc: Việc giới hạn công việc có thể sẽ làm các bạn thấy chán nản vì không được thử, được làm những cái mới mẻ hơn. Biết đâu trong quá trình được thử những thứ mới lạ, chúng ta khám phá được thêm điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có thể thăng tiến tốt hơn trong sự nghiệp.

– Sau khi nghỉ việc: Với tính chuyên môn hóa cao, nếu bạn chưa trải nghiệm đủ nhiều vị trí và công việc ở các công ty lớn thì nếu muốn nâng lương sau mỗi lần nhảy việc, khả năng cao bạn sẽ phải nhảy “ngang”.

Ví dụ: Nếu bạn mới đi làm, chỉ có 1 năm kinh nghiệm chuyên làm Brand marketing cho một công ty lớn bán nước giải khát chẳng hạn. Khi nghỉ việc và ra ngoài thị trường tuyển dụng thì khả năng cao chỉ những công ty cùng trong ngành, còn trống những vị trí Marketing tương tự, mới có thể offer cho bạn mức đãi ngộ tốt hơn so với mức thu nhập cũ của bạn.

Bên lề, nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề deal lương, blog CareerPrep có tổng hợp một số kỹ năng deal lương khá thú vị, các bạn tham khảo trong bài viết này nhé.

Môi trường công ty lớn khó thăng tiến hơn!

Trừ khi bạn cực kì xuất sắc và nổi bật, hoặc bạn tham gia những chương trình fast-track có lộ trình thăng tiến nhanh như Management Trainee (cũng bao gồm những người nổi bật) thì việc thăng tiến ở các công ty, tập đoàn lớn không hề dễ một chút nào, và sẽ mất tương đối nhiều thời gian nữa.

Hưng đã từng viết một nội dung liên quan tới chủ đề Management Trainee, các bạn thử tham khảo ở đây nhé: Management Trainee (MT) là chương trình gì? Tại sao MT lại ra đời?

Lý do thì đơn giản lắm: quá đông nhân viên. Giả sử cùng một bộ phận Marketing, ở các công ty nhỏ/start-up với chỉ khoảng 5 nhân viên dưới một quản lý, để thăng tiến lên vị trí đó thì bạn cần “chọi” lại với ít nhất 4 người còn lại (ít nhất là vì công ty có thể lựa chọn tuyển người ở ngoài vào)

Bạn có thể nghe chia sẻ từ một mentee của Hưng. Bạn ấy là Management Trainee của OnPoint năm 2020 

Nhưng ở những công ty lớn với quy trình quản trị phức tạp, một bộ phận với nhiệm vụ tương tự có thể cần tới 10-15 người thì sao? Bạn sẽ phải cạnh tranh với ít nhất 14 người còn lại. Từ đó sẽ liên quan đến rất rất nhiều vấn đề khác, từ câu chuyện kết quả công việc, cho đến những thứ liên quan tới “chính trị” nữa, thứ mà anh sẽ không đề cập sâu. 

Trên đây là những trải nghiệm của anh và những người bạn anh khi làm ở các môi trường công ty, tập đoàn lớn. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những “insight” để cân nhắc và đưa ra quyết định nghề nghiệp trong tương lai một cách tốt hơn!

Còn nếu những ai đang ở  điểm xuất phát là cảm giác hoang mang, lạc lối, không biết mình thích gì, phù hợp với gì hay nên bắt đâu từ công ty nhỏ hay công ty lớn thì CareerPrep đã có giải pháp cho bạn đây. Anh sẽ tổ chức buổi tư vấn định hướng 1-1 với chính anh – người đã có hơn 7 năm kinh nghiệm định hướng ứng tuyển cho các bạn trẻ. Buổi tư vấn này  dành cho các bạn muốn gỡ rối tất cả những thắc mắc của bản thân trên con đường ứng tuyển. Một buổi mentoring sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức để khám phá chính mình, để hiểu chính mình đó nên là hãy nhanh tay đăng ký nhé

Đánh giá bản thân và xây dựng lộ trình nghề nghiệp

Ngoài ra, bạn đọc có thể khám phá thêm về môi trường làm việc khác nhau bằng những bài viết dưới đây của CareerPrep:

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share