Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng

kinh nghiệm

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

*Lưu ý: Nội dung này không phải là tuyệt đối, cách làm phù hợp với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm

Việc gửi email ứng tuyển tưởng chừng như rất dễ, nhưng đó một trong những sợi dây giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Thậm chí, với những bạn lần đầu tìm việc mà không biết viết gì trong CV, email ứng tuyển nhiều khi đóng vai trò quan trọng để thuyết phục những nhà tuyển dụng.

Bạn nào đang gặp khó khăn khi CV thì có thể tham khảo bài viết Viết CV năm 2021: Những sai lầm nên tránh nhé! Toàn là bí kíp của anh sau nhiều năm chinh chiến  không đấy!

Vì vậy, đôi khi chúng ta vô tình tự đặt cho bản thân một áp lực phải cầu kỳ, phức tạp hoá chiếc email ứng tuyển của mình sao cho càng dài càng tốt để thể hiện được mình hơn nhưng lại quên mất rằng: Nói nhiều không bằng nói đúng!

Giống như Hưng có đề cập ở bài viết liên quan đến CV, những anh chị ở bộ phận tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc email ứng tuyển và CV của các bạn. Do đó, quá nhiều hay quá ít thông tin đều sẽ khiến người đọc mơ hồ.

Sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh thấy đây là lỗi phổ biến nhất và cũng là lỗi mà nhà tuyển dụng “ngao ngán” nhất khi đọc CV của các bạn. Vì mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm chiếc CV cùng một vị trí mà thấy cái nào cũng giống cái nào vì toàn list ra những việc làm chung chung. Đó là lí do mà bạn muốn nổi bật hơn các đối thủ khác thì phải chi tiết hoá những gì mà bạn đã làm nhé ( đặc biệt là phần thành tựu hay các giải thưởng). Anh có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học “Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp“. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh đúc rút ra được nhé.
Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

Ở bài viết này Hưng sẽ gợi ý các bạn cách hệ thống lại những yêu cầu cơ bản mà một email ứng tuyển cần có sẽ giúp bạn bớt lòng vòng và gây ấn tượng rõ ràng hơn với nhà tuyển dụng.

1. Trau chuốt hình thức email ứng tuyển

cách gửi email ứng tuyển

Chỉn chu luôn đem đến cảm giác chuyên nghiệp. Vậy nên, bạn cần phải chỉn chu từ những thứ nhỏ nhất để khiến cho bộ mặt email của bạn thật nhất quán và rõ ràng. Hãy thử đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để biết được họ mong đợi gì từ chiếc email ứng tuyển của các bạn nhé, việc viết email trông đơn giản vậy nhưng lại là cả một nghệ thuật giao tiếp đấy! 

Những điều nhỏ nhất mà bạn nên bắt đầu đó là:

  • Tên email: Hãy sử dụng email có tên thật hoặc chuyên nghiệp, đừng dùng những email mang tính chất teencode hay xì tin quá mức. VD: quanstyle@gmail.com, linhyeurapviet@gmail.com,.
  • Tên hiển thị email: Áp dụng quy tắc như trên và nhớ phải viết hoa tên của mình.
  • Chữ ký email: Một chữ kí chuẩn bao gồm thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, blog, vv… – những thông tin để nhà tuyển dụng có thể tiện liên lạc hoặc tìm hiểu thêm về bạn.
  • Tiêu đề email: Đừng bao giờ viết thành thành một câu như “Em gửi mail xin ứng tuyển vị trí ABC”. Lựa chọn lí tưởng nhất là hãy để theo dạng labeling – đánh ký hiệu. Đây là quy tắc đặt tên mail chuyên nghiệp được sử dụng trong nhiều công ty lớn, vì tính chất nhận được nhiều mail 1 ngày nên nếu đánh ký hiệu mail tốt sẽ giúp người đọc phân biệt tốt. Ký hiệu sẽ được để trong ngoặc […]. Cấu trúc cơ bản là [Tên công ty] [Nội dung mail] Tiêu đề mail. VD: [VNG] [Job Application] Lưu Đình Hưng Ứng Tuyển Vị Trí ABC

2. Nội dung email ứng tuyển phải thật tinh gọn

cách gửi email ứng tuyển

Không lòng vòng, lan man, không tham lam kể chuyện bởi một chiếc mail chuyên nghiệp không yêu cầu cao về tính đột phá, sáng tạo trong nội dung. Những điều này đã có “đất thể hiện” riêng ở phần CV hay cover letter rồi.

Vậy nên chốt lại, trong nội dung email bạn gửi đi chỉ cần soạn những thông tin sau:

  • Giới thiệu nhanh về bản thân, Ứng tuyển vị trí nào
  • Kinh nghiệm công việc
  • Tóm gọn một lý do quan trọng nhất để giải thích tại sao bạn lại phù hợp với vị trí đã chọn
  • Đính kèm CV và Cover Letter
  • Lời chào và lời cảm ơn

3. Email ứng tuyển phải “thật”

cách gửi email ứng tuyển

Chuyên nghiệp nhưng không có nghĩa quá cứng nhắc. Hãy chọn lọc ngôn từ thật kỹ để thể hiện đúng cá tính, hành trình của bản thân, tránh rơi vào cái bẫy email ứng tuyển được gửi đi không khác gì được copy-paste từ các mẫu template trên mạng.

Ví dụ như, chỉ cần “thật và chất” trong 1-2 câu giải thích tại sao bạn lại phù hợp với vị trí này thôi, cũng đã đủ để email ứng tuyển của bạn có điểm nhấn trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.

Còn nếu bản thân bạn còn chưa biết mình thích gì, phù hợp với ngành nghề gì hay còn rất nhiều con hỏi lớn trên hành trình ứng tuyển cần được giải đáp thì anh có tổ chức buổi tư vấn định hướng 1-1 nhắm gỡ rối tất cả những mối tơ vò đang luẩn quẩn trong bạn, khiến cho chặng đường sự nghiệp không thể trọn vẹn. Vì thế, nếu bạn nào quan tâm thì có thể truy cập vào link dưới này nhé

Mentoring 1-1

————————

CareerPrep – Guide people to the right job!

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.