Bước vào nghề Headhunt: 04 điều cần lưu ý

nghề headhunt

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hôm trước chị có đọc được một confession của một bạn trong group mình nói về những bước khởi đầu của bạn ý trong nghề Headhunt. Chị rất mong bài viết này của chị sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về những bước bắt đầu với nghề “săn người” đầy thú vị này, cũng như phần nào đó trả lời được câu hỏi trên Confession của em nhé

Bắt đầu với nghề Headhunt từ bước nào?

Chị thấy có rất nhiều bạn khi mới bắt đầu sự nghiệp, không chỉ riêng nghề HR & Headhunting mà còn ở nhiều ngành nghề khác, đều khởi đầu với câu hỏi:

“Chọn môi trường nào/công ty nào tốt đây?”

Đây là một câu hỏi đúng nếu như các em lựa chọn những ngành nghề có tính ổn định cao (như làm hành chính nhân sự,…) với tính chất công việc (thường) lặp đi lặp lại, và đương nhiên là thu nhập sẽ thăng tiến chậm.

Còn lại, với đại đa số những ngành nghề khác chứ không chỉ là nghề headhunt, thì câu hỏi mà các em nên bắt đầu sẽ nên là:

“Nên bắt đầu học những kĩ năng nào?”

Chị tin là với đại đa số những ngành nghề hiện tại, từ dạy học, nấu ăn,… cho tới đi làm sales, marketing, tài chính, headhunt… thì tư duy mà các em nên trang bị trước là “Học kĩ năng trước”, chứ không phải “Lựa chọn môi trường trước”. Chúng ta cần phải học bò trước khi học chạy.

Ví dụ: Những bạn muốn đi dạy thêm làm gia sư, cái cần trang bị đầu tiên sẽ là kiến thức giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm cơ bản,… chứ không phải là “mình sẽ đi dạy ở đâu?”. Bạn nào muốn làm nhân viên phân tích tài chính thì cái đầu tiên cần học là kĩ năng phân tích, tính toán,… chứ không phải “mình cần chọn ngân hàng hay tổ chức tài chính nào?”.

Thậm chí, nếu bạn nào có tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thì sẽ biết đến câu chuyện đầu bếp sushi bên Nhật phải học kĩ năng lâu đến như nào. Một đầu bếp Sushi đạt chuẩn sẽ phải khởi đầu với kĩ năng vo gạo, nấu cơm trong…nhiều năm (mất hàng năm trời chỉ học duy nhất kĩ năng vo gạo thành thục)

Tư duy này cũng đúng trong nghề Headhunting, nơi mà những người tư vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp phải master rất nhiều những kĩ năng mềm khác nhau, từ kĩ năng thuyết phục của một Salesman, kĩ năng thấu hiểu thị trường của một bạn Marketing, cho đến kĩ năng Networking,…Hơn thế nữa, một công ty/môi trường làm việc sẽ không ở lại mãi với các em, thứ duy nhất đi theo, gắn bó và nâng cao giá trị của chúng ta sẽ là những kĩ năng đó.

Nên theo nghề headhunt, hay chọn Internal HR?

Câu này thì phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi bạn. Có bạn thì ham học hỏi, muốn thêm kinh nghiệm và thu nhập; có bạn thì chỉ muốn tìm một công việc an nhàn, lặp đi lặp lại, ổn định cao rồi…lập gia đình.

Còn với các bạn trẻ, lời khuyên của của chị luôn là: nên lựa chọn Headhunt nếu có thể. Lý do là vì nó khó hơn, chính vì thế nó sẽ cho các em vô cùng nhiều những trải nghiệm cực kì thú vị và đáng giá sau này, cũng như thu nhập hấp dẫn hơn.

Bây giờ mình còn trẻ, còn khỏe mình lao vào làm cái khó, tích lũy kỹ năng, sau này khi cuộc sống ngoài công việc ra còn phải chăm chút cho gia đình, con cái ta có thể rút về “hậu phương” (back office) làm các vị trí support như internal HR.

Hơn nữa, việc lựa chọn làm Headhunt sẽ cho chúng ta được cọ sát và tiếp xúc với nhiều kĩ năng, trong thời gian ngắn hơn nữa. Điều này quay lại ý thứ 1 mà chị có đề cập đó.Chúng mình còn trẻ và khỏe mà, tội gì mà không trải nghiệm chứ 😁😁😁

Đọc thêm: Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng

Để theo được nghề Headhunt thì cần những kĩ năng nào?

Chị sẽ chỉ liệt kê các kĩ năng cần có nếu bạn muốn theo đuổi nghề headhunt, chi tiết từng kĩ năng thì chị sẽ có những bài riêng để chia sẻ nha!

  • Kĩ năng Sales – Bán hàng
  • Kỹ năng phân tích tư vấn + đàm phán
  • Kĩ năng xây dựng mạng lưới quan hệ – Networking
  • Kĩ năng phân tích tâm lý (đọc vị).
  • Kĩ năng viết/phân tích như một chuyên gia

Vậy học những kĩ năng của nghề Headhunt ở đâu?

Theo kinh nghiệm của chị, dưới đây là những cách tốt nhất để học các kĩ năng cần thiết ở trên:

– Đi làm, học kĩ năng thực chiến: Đây là cách đơn giản nhất để chủ động học những kĩ năng đó, vì chúng ta..bắt buộc phải học thì mới làm được việc. Đi intern đi nào

– Tìm hiểu các khóa học online: Trên Coursera, Udemy hay thậm chí là YouTube

– Follow những người có kinh nghiệm trong ngành nghề: ví dụ như chị có thấy anh Hưng Lưu có làm podcast chia sẻ về kĩ năng sales mà như thay lời muốn nói của chị luôn (các bạn chưa nghe có thể tìm kiếm trong group nha)

– Tham gia các buổi Workshop, Webinar về nghề Headhunt để được chia sẻ về những kĩ năng đó.

Trên đây là những thứ mà các em nên để tâm đầu tiên nếu có ý định bước vào bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là nghề Headhunt. Chị mong rằng những chia sẻ của chị sẽ có ích không chỉ với các bạn quan tâm đến nghề Headhunt này, mà còn ở trong cả những nghề khác, lĩnh vực khác nữa.

———

Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.