100 ý tưởng: Phương pháp giúp tư duy tốt hơn

ý tưởng

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Thứ quý giá nhất là ý tưởng nhưng thứ rác nhất cũng chính là ý tưởng. Ai cũng có ý tưởng nhưng để triển khai được nó thành thực tế thì không phải ai cũng làm được.

Hi cả nhà, đã rất lâu rồi anh mới thể quay lại và chia sẻ một số mẹo, tips với các bạn trong cộng đồng mình. Ngoài việc chủ yếu chia sẻ những kinh nghiệm ứng tuyển tốt, anh cũng sẽ kết hợp chia sẻ thêm những mẹo, kỹ năng và bài học mà anh có đúc kết và trang bị được trong thời đi làm của mình nhé

Quay trở lại với chủ đề về “ý tưởng”, anh tin là các bạn ở đây ai cũng từng rơi vào trạng thái “bí ý tưởng” rồi nhỉ, từ khi đi học bị bí ý tưởng khi phân tích một bài văn, giải một phương trình; hay đến khi sau này đi làm phải lên các ý tưởng làm content, rồi là ý tưởng đăng bài tuyển dụng, bla bla…

Xem thêm: “Nỗ lực nhỏ, nhưng kết quả lớn” – Tầm quan trọng của việc nỗ lực hàng ngày

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ƯU Ý TƯỞNG CỦA BẠN?

Bài viết này anh sẽ nói về 1 phương pháp rất nổi tiếng, được ứng dụng và gọi tên dưới nhiều hình thức, mô hình khác nhau. Anh sẽ lấy tên nó ở đây là

PHƯƠNG PHÁP 100 Ý TƯỞNG

Đây là phương pháp mà hồi xưa thầy anh gọi là deep dive analysis, hình thức thì có thể hơi khác nhưng cách tiếp cận thì giống nhau. Cách làm của phương pháp này như sau:

  • Bạn lấy 1 quyển sổ, phác thảo ra idea 1 của bạn. Idea sẽ được minh họa dưới dạng một mô hình (diagram, tree,…), hình thức vẽ tay hay một dạng thức biểu thị bất kỳ nào đó khiến bạn có thể hiểu được các liên kết trong idea đó.

Đã xong chưa? Nope. Wait for it…

  • Bạn giở sang trang 2, từ idea 1, bạn phát triển, thay đổi một số yếu tố và biến nó thành idea 2 – khác với idea 1 ở một số chi tiết nào đó.
  • Bạn giở sang trang 3, phác thảo idea 3 từ idea 2 với cách làm tương tự.

Cứ thế, cứ thế,…. rồi đến một ý tưởng nào đó bạn sẽ thấy mình không thể phát triển được thêm idea nào hay ho từ ý tưởng trước đấy nữa.

Phương pháp này gọi là “Exhausting all possibilities” – Khai thác hết các khả năng có thể. Việc khai thác hết các khả năng có thể sẽ giúp bạn

  • Tối ưu được ý tưởng gốc
  • Nhìn ra được toàn bộ các tình huống, bối cảnh (trong trường hợp triển khai ideas đấy ra thực tế)

CASE STUDY

Hồi xưa anh có làm một dự án Marketing với concept Inbound Marketing, anh đánh mãi, miệt mài miệt mài mãi mà các chỉ số (key metrics) đều không lên. Đến lúc gặp sếp, anh ấy có bảo “Chú vẽ cho anh 3 ideas gốc mà chú thấy khả thi nhất để cứu dự án này”.

Done! Anh vẽ xong 3 ideas gốc.

Sếp anh tiếp tục bảo: “Từ 3 ideas gốc, chú triển khai nó thành 6 ideas mới bằng việc thay đổi một số thành tố trong đấy, làm sao để mục tiêu đầu ra của chú không thay đổi, cái thay đổi ở đây là cách làm khác so với 3 ideas đầu”

Ok. Anh có thêm 6 ideas mới. Tổng cộng có 9 ideas rồi. Sếp anh lại tiếp tục bảo: “Chú vẽ ra thêm 12 ideas mới từ 6 ideas chú vừa vẽ, cách vẽ tương tự trước đấy”…

Cuối cùng thống kê lại thì anh có tổng cộng 32 ideas (vì anh không thể nghĩ và vẽ thêm được nữa) và anh triển khai cả 32 ideas đấy (Nhưng thực tế nó dựa trên 3 ideas gốc) và anh đã hoàn toàn lường trước được toàn bộ kịch bản (scenario) khi triển khai vì nó đã nằm hết trong 32 ideas kia rồi.

Và dự án đấy của anh thành công nhờ 2 ideas (số 11 và số 28) thành công trong quá trình triển khai, các ideas còn lại đều không hoạt động so với thực tế.

Đó cũng là bài học đầu đời của anh, 100 ý tưởng thì có khi chỉ 1 ý tưởng hiệu quả thôi.

Nếu các bạn quan tâm đến những mẹo và kỹ năng này thì hãy thử comment phía dưới xem nội dung các bạn muốn anh chia sẻ thêm là gì, đặc biệt là sắp tới anh dự định sẽ chia sẻ thêm về chủ đề “kỹ năng phỏng vấn khi tìm việc”, nên là những comment ủng hộ của các bạn sẽ tiếp thêm nhiều động lực cho anh đó 😉

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết hot khác xoay quanh topic Kỹ năng & Tư duy của tác giả Hưng Lưu như: 

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share