2 Nguyên Tắc Cơ Bản Để Phát Triển Khả Năng Tự Học Hiệu Quả

tự học

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Làm thế nào để phát triển khả năng tự học hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, đồng thời cũng làm biến mất nhiều ngành nghề cũ?

Theo nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới – WEF, thì các job skills (kỹ năng cần cho công việc) cứ tầm 5 năm sẽ giảm ½ giá trị, điều này đồng nghĩa với việc là các bạn sẽ k còn những thứ gọi là Kỹ năng trọn đời, công việc trọn đời nữa. Nếu không liên tục tự học hỏi và phát triển thì bạn sẽ nhanh chóng bị bỏ lại bởi thời đại

Bản thân Hưng cũng thấy khả năng tự học thực sự giá trị, từ khi ra trường tới giờ, việc chủ động tìm hiểu và học hỏi giúp Hưng chủ động trong công việc và đạt được một số thành tựu đáng kể (anh sẽ share chi tiết ở bài viết khác). Nên Hưng thực sự tin vào việc kỹ năng tự học sẽ là lợi thế cạnh tranh tốt nhất của mình trên con đường sự nghiệp.

Xem thêm: Viết CV năm 2021: Những sai lầm nên tránh

VẬY LÀM SAO ĐỂ TỰ HỌC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ?

Nguyên tắc 1: Nắm chắc cơ bản – Building a tree of knowledge

Chúng ta thường rất vội vàng, và lúc nào cũng trong tâm thế tôi muốn chạy thật nhanh, nhưng bản thân mình còn chưa biết cách bò như nào cho đúng cách

Và điều này khiến chúng ta vi phạm nguyên tắc đầu tiên của việc tự học – Nắm chắc cơ bản

“Mọi kỹ năng, môn học,… đều được cấu trúc một cách rất logic: Nguyên lý (Principles) – Cơ bản (Basic) – Nâng Cao (Advanced). Nói một cách dễ hình dung thì các bạn hãy nghĩ nó như một cái cây kiến thức (a tree of knowledge) và nó bao gồm rễ cây, thân cây, cành và lá. “

Điều này nghĩa là nếu muốn hiểu toàn bộ 1 cái cây, cần phải hiểu từ rễ trước rồi đến thân cây, cành và lá. Hiểu về chức năng của rễ là gì, đóng vai trò gì trong việc tạo ra sự sống hay tổng thể hình dạng của cây, rồi rễ kết nối với thân và lá như thế nào, chức năng của thân và lá ra sao?

Việc hiểu kiến thức theo rễ và theo nhánh như vậy được gọi là ngoại vi (periphery) vs trung tâm (central)

Tức là khi tiếp cận 1 kiến thức mới nào đó, thay vì chúng ta cố gắng đi tìm hiểu lá trước (ngoại vi) thì hãy đi tìm hiểu rễ trước và nắm được cốt lõi của vấn đề (trung tâm)

Nhưng thường chúng ta hay làm ngược lại

VD: Khi làm Marketing chẳng hạn, anh rất hay gặp các câu hỏi của các bạn kiểu như này “Anh có template kế hoạch Marketing nào không?” “Anh có template budget marketing nào không? Hay “anh có mẫu làm nghiên cứu thị trường không?”,… cho em xin với.

Tức là các bạn đang cố gắng đi hỏi 1 công cụ, 1 thành quả (chiếc lá – phần ngoại vi) thay vì đi tìm hiểu về rễ (phần trung tâm). Thay vì đặt câu hỏi ngược lại là bản chất của việc làm MKT là gì, từ đó ra được những mục tiêu cần phải đạt đi từ bản chất MKT, sau đó chiết xuất ra các chỉ số cần thiết để có thể đạt được mục tiêu rồi đưa nó lên kế hoạch và đi kèm với các hành động để đạt được kế hoạch đấy.

-> Cái này gọi là hướng tập cận toolset (ngoại vi) thay vì hướng tiếp cận đi vào mindset (trung tâm) là “tại sao plan/tool đó lại được sinh ra với 10 cột nội dung như thế này? Tại sao không phải là 10 cột nội dung khác? Tại sao không phải là 20 cột nội dung? Logic nào để ra được 10 nội dung này?” – Chúng ta thường hiếm khi đặt câu hỏi như vậy để hiểu gốc rễ vấn đề, chúng ta chỉ đơn thuần mong muốn được hưởng thụ 1 template nào đó và cứ thế mà fill nội dung vào thôi

Việc không nắm bắt được cơ bản sẽ khiến các bạn không có tư duy nền tảng tốt về kỹ năng hay chuyên môn nào đó, nó sẽ khiến các bạn chỉ nắm bắt được chiếc lá (ngoại vi – thứ thay đổi liên tục và đa hình thù) thay vì cái rễ (trung tâm – thứ chỉ có 1 và là nguồn gốc để sinh ra lá).Nói có vẻ hơi khó hiểu nhưng hãy nhớ nguyên tắc 1 “Hiểu rõ cơ bản và gốc rễ trung tâm (central), rồi hãy chuyển qua tìm hiểu về mấy thứ râu ria ngoại vi (periphery)”

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.