Viết CV năm 2021: Những sai lầm nên tránh

viết CV

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong những năm đi làm, Hưng có cơ hội được đọc một số tấm CV của các bạn ứng tuyển vào các ngành nghề khác nhau. Hưng nhận ra rằng, cho dù các bạn là những “lính mới” lần đầu viết CV tìm việc hay là đã trải qua vô số lần cặm cụi trước màn hình máy tính để trau chuốt CV thì có một điểm chung khiến cho tấm CV của các bạn không thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng chính là việc các bạn vấp phải những sai lầm chí mạng, mà có thể nhiều khi các bạn ngộ nhận rằng nó hoàn toàn đúng.

1. VIẾT CV CÀNG DÀI CÀNG ẤN TƯỢNG

CV ấn tượng và chuyên nghiệp là CV ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Những nhà tuyển dụng thường xuyên phải nhận rất nhiều CV gửi về, vì thế nếu bạn viết CV quá dài dòng và không cô đọng được những ý chính thì khả năng cao nhà tuyển dụng sẽ không thể nhìn thấy được điểm sáng của chính bạn.

Đó là lí do mà các bạn đừng cố “nhét” mọi thứ vào khi viết CV để chứng tỏ mình là người dày dặn kinh nghiệm. Thay vào đó, Hưng  gợi ý các bạn hãy tập trung đưa vào những kĩ năng liên quan đến công việc ứng tuyển để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Ví dụ, nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh marketing (marketing intern), hãy lựa chọn những kinh nghiệm liên quan đến truyền thông, thiết kế,…thay vì cố mở rộng chiếc CV bằng cách thêm một vài thành tựu như giải nhất cuộc thi “Tiếng hát thành phố” hay giải nhì cuộc thi đánh cầu lông được tổ chức ở trường.

 

2. NÓI DỐI VỀ NĂNG LỰC THỰC SỰ CỦA BẠN KHI VIẾT CV

Ai cũng muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kinh nghiệm dày dặn và những giá trị bạn đã mang lại cho công ty cũ. Tuy nhiên, đừng để điều đó khiến bạn mù quáng mà viết những gì không có thật về năng lực của bạn. Bởi vì bạn có thể “trót lọt” vượt qua vòng gửi CV nhưng bạn sẽ không thể nào “qua mắt” được nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.

Những người thuộc bộ phận HR đã có nhiều năm trong công việc tuyển dụng, tiếp xúc với rất nhiều ứng viên. vì thế, họ đủ kinh nghiệm để có thể “bắt thóp” được lời nói dối về năng lực thực sự của bạn. Thay vào đó, hãy cố gắng nhớ lại những gì bạn đã thật sự làm, thật sự đạt được trong quá khứ, tuy nhỏ nhưng sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi chính sự thành thật và nỗ lực của bạn.

3. VIẾT CV VỚI PHẦN KINH NGHIỆM LÀM VIỆC QUÁ CHUNG CHUNG

Hưng thấy hiện nay, có rất nhiều bạn viết CV theo phong cách chỉ đơn thuần list ra những công việc mình đã làm trong quá khứ. Nhà tuyển dụng không quá chú trọng bạn đã trải qua bao nhiêu công việc mà họ mong muốn nhìn thấy những công việc bạn làm mang lại kết quả gì cho công ty. Đó là lí do mà các bạn nên đưa những con số để cụ thể để thể hiện những thành tựu mà bạn đang mang lại.

Ví dụ, khi bạn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Marketing, thay vì chỉ list ra những công việc hằng ngày bạn làm như viết nội dung, thiết kế hình ảnh, quản lí fanpage, website,… thì hãy nhấn mạnh vào*** kết quả cụ thể ***như kéo về 10.000 followers cho fanpage trong vòng 2 tuần, tỉ lệ reach tăng 37% hay tỉ lệ engagement tăng 42%,…

Sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh thấy đây là lỗi phổ biến nhất và cũng là lỗi mà nhà tuyển dụng “ngao ngán” nhất khi đọc CV của các bạn. Vì mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm chiếc CV cùng một vị trí mà thấy cái nào cũng giống cái nào vì toàn list ra những việc làm chung chung. Đó là lí do mà bạn muốn nổi bật hơn các đối thủ khác thì phải chi tiết hoá những gì mà bạn đã làm nhé ( đặc biệt là phần thành tựu hay các giải thưởng). Anh có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học “Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp“. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh đúc rút ra được nhé.
Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp
Anh gửi đến các bạn bài viết: 10 cách giúp profile LinkedIn của bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng (P1). Trong bài viết này, các bạn sẽ học được cách kể câu chuyện của mình một cách “hook” nhất và có thể bỏ túi một số ghi chú khi viết CV đó!

4. SỬ DỤNG SAI TỪ NGỮ KHI VIẾT CV

Có nhiều bạn sinh viên, và kể ra những bạn đã ra trường nhiều năm vẫn vấp phải sai lầm khi sử dụng từ ngữ. Nguyên nhân chính Hưng nhận thấy đó chính là không hiểu bản chất của từ đó, dẫn đến ngộ nhận việc mình có kĩ năng đó.

Cụ thể hơn một từ mà Hưng chắc rằng rất nhiều bạn đã không ngần ngại mà đưa vào CV của mình: Kĩ năng giao tiếp (Communication skills). Mình từng có kinh nghiệm đi xin tài trợ, dẫn chương trình nên mình hoàn toàn tin tưởng rằng khả năng giao tiếp của mình thuộc hàng “top”.

Nhưng thực tế nhà tuyển dụng không biết bạn có “chém gió” trong CV hay không? Communication skills là nói chuyện ấy hả? Ai đánh giá bạn có kĩ năng communication tốt? Liệu bạn và nhà tuyển dụng có cùng định nghĩa khi nói về communication skill hay không? Lời khuyên của bà chị hồi Hưng mới ra trường làm mình nhớ mãi về kĩ năng này: “ Nếu em viết CV không ra hồn thì đừng bao giờ nói rằng mình có kĩ năng communication tốt.”

Hi vọng rằng với bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cách viết CV bài bản, thứ tưởng chừng như rất đơn giản. Hãy thật cân nhắc khi viết từng câu, từng chữ trong chiếc CV của bạn bởi vì nó chính là “tấm vé thông hành” đưa bạn đến với công việc lí tưởng mà bạn mong muốn.

Còn nếu bản thân bạn còn chưa biết mình thích gì, phù hợp với ngành nghề gì hay còn rất nhiều con hỏi lớn trên hành trình ứng tuyển cần được giải đáp thì anh có tổ chức buổi tư vấn định hướng 1-1 nhắm gỡ rối tất cả những mối tơ vò đang luẩn quẩn trong bạn, khiến cho chặng đường sự nghiệp không thể trọn vẹn. Vì thế, nếu bạn nào quan tâm thì có thể truy cập vào link dưới này nhé

Tự tin chinh phục thị trường tuyển dụng

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.