Sinh viên mới ra trường có nên deal lương không?

Deal lương cho người mới ra trường

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Đây là câu hỏi được đưa ra bởi rất nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là trong bối cảnh các bạn Gen Z hiện tại ngày một tài năng và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn so với thế hện Gen X và Gen Y. Vậy thử tìm hiểu xem liệu chúng ta có nên deal (đàm phán) lương nếu chúng ta là một Gen Z mới ra trường không nhé? Trong nội dung này chúng ta sẽ tìm hiểu

  • Các nguyên tắc cơ bản của việc deal lương
  • Mới tốt nghiệp – các bạn có gì để deal lương?
  • Deal lương thế nào cho đúng?

Xem thêm: Làm sao định giá bản thân khi deal lương

Câu trả lời có hay không cho câu hỏi “sinh viên mới ra trường có nên deal lương” sẽ được trả lời ở cuối bài viết.

1. Deal lương – các nguyên tắc cơ bản

deal lương
Nguồn: Pinterest

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cần hiểu đúng về bản chất của việc deal lương để từ đó có cách tiếp cận đúng đắn với mỗi 1 giai đoạn trong sự nghiệp của mình. 

💁🏻Thứ nhất, deal lương là hoạt động đàm phán giữa chủ doanh nghiệp (employers) và người lao động (employees) về mức thù lao (income) người lao động sẽ nhận được, dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm, và tố chất của người lao động.
Và vì là hoạt động đàm phán nên cả 2 bên sẽ đều phải đưa ra được lý do, nguyên nhân khiến cho đối phương thấy là tôi/họ xứng đáng với con số đang được đề ra – và cần hiểu đây là hoạt động win – win situation – tức là đàm phán cả 2 bên đều có lợi -> nhà tuyển dụng tuyển được nhân sự với mức lương hợp lý với năng lực nhân sự, nhân sự tìm được công việc với mức thu nhập phù hợp với năng lực và kỳ vọng của mình. 

💁🏻 Thứ hai, nguyên tắc khi deal lương cần nhìn vào con số của cả 1 năm chứ không phải của 1 tháng để tránh bỏ qua các sinking benefits (lợi ích chìm), từ đó có đánh giá sai lệch về lương. Một số lợi ích chìm mà nếu chỉ nhìn theo tháng thì chúng ta sẽ không nhìn thấy:

  • Thời gian review / tăng lương. Thường sẽ là 6 tháng 1 lần -> từ đó đánh giá được tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai
  • Bonus / Commission – lương thưởng – thường là lương tháng 13, lương kết quả kinh doanh của quý/tháng,…
  • Chi phí đầu tư phát triển cho nhân viên – chi phí học tập, teambuilding
  • Benefit khác – bảo hiểm,…

💁🏻 Thứ ba, các vị trí đều có một khoảng lương, thấp nhất và cao nhất, sẽ không có con số cố định. Nên nếu các bạn chứng tỏ được bản thân thì các bạn có thể rơi vào nhóm cao nhất thay vì nhóm thấp nhất.

Với việc có cái nhìn tổng quan, chúng ta sẽ tránh sa vào việc chỉ nhìn trên con đúng 1 con số là “tiền lương trả vào tài khoản ngân hàng hàng tháng” để đánh giá thu nhập cho công việc đó

Xem thêm: Các nguyên tắc cơ bản trong deal lương và những lỗi sai

 

2. Mới tốt nghiệp, các bạn có gì để deal lương?

Đầu tiên, các bạn cần hiểu 1 nguyên tắc cơ bản là các bạn chỉ có thể đàm phán khi các bạn có vị thế. Vị thế ở đây là gì?

  • Các bạn là sinh viên mới ra trường nhưng đã chứng minh được năng lực một cách xuất sắc trong công việc, có thể đến từ hoạt động ngoại khoá hoặc một công việc thực tập sinh / parttime nào đó các bạn từng làm từ thời sinh viên
  • Các bạn được giới thiệu bởi một ai đó trong ngành, họ đánh giá các bạn rất cao và cho rằng bạn sẽ phù hợp với vị trí đó và mức lương đó (trường hợp này thường ít khi xảy ra)
  • Vị trí đó yêu cầu các kỹ năng đặc thù và nguồn cung nhân sự của vị trí trên thị trường khá hạn chế, điều này khiến người ứng tuyển có vị thế. VD: các vị trí về định biên bảo hiểm, thống kê, tài chính phân tích, dịch thuật cấp cao,..

Xem thêm: Mình đã đậu Tiki như thế nào khi mới chỉ là một sinh viên năm 2

Nhà tuyển dụng có xu hướng offer công việc cho người có kỹ năng/kinh nghiệm hay tố chất ngang bằng với bạn nhưng sẵn sàng làm vị trí đó với mức lương thấp hơn. Do đó, nếu bạn không rơi vào 1 trong 3 nhóm trên thì vị thế đàm phán sẽ không quá cao.

Vậy mới ra trường, các bạn có gì để deal lương nếu không nằm trong 3 nhóm trên?

  • Attitude – Thái độ: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ của bạn trong công việc phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho công ty và cho vị trí này. Khả năng học hỏi, tinh thần trách nhiệm, sự bền bỉ và không ngại khó sẽ luôn nằm trong top đầu các thái độ mà nhả tuyển dụng tìm kiếm
  • Skills – Kỹ năng: Kỹ năng các bạn có là gì? Tiềm năng các bạn có thể phát triển thêm những kỹ năng gì? Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy.
    VD các bạn ứng tuyển cho vị trí Marketing – đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phân tích,… hãy chỉ cho nhà tuyển dụng thấy là các bạn đã có kỹ năng giao tiếp thông qua kinh nghiệm của các bạn và thông qua cách bạn giao tiếp trong buổi phỏng vấn, còn kỹ năng phân tích thể hiện là mình đang phát triển và sẽ có trong tương lai (đã đang học, hoàn thành 1 số chứng chỉ, tư duy nói chuyện có tính phân tích, cấu trúc hoá rõ ràng,…)
  • Knowledge – Kiến thức: Có kiến thức liên quan về công việc, thể hiện qua kinh nghiệm hoặc qua các khoá học đã học
    Đọc thêm: Tự học Marketing – 5 phần kiến thức cơ bản cho newbie Marketing

Đây sẽ là các “vị thế” các bạn cần củng cố thêm để đưa mình vào 1 thế đàm phán với nhà tuyển dụng.

Nếu các bạn có thể chỉ ra rằng tôi sở hữu ASK tốt nhất trong nhóm ứng viên mới ra trường -> nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho bạn 1 mức lương cao hơn so với các ứng viên khác có cùng số năm kinh nghiệm. Nếu các bạn tự tin với các “vị thế” trên của mình thì hãy tự tin để đưa ra một con số mà các bạn thấy phù hợp (cần lưu ý là con số cũng cần phải phù hợp với khoảng lương của nhà tuyển dụng cho vị trí đó và khoảng lương cho vị trí đó trên thị trường lao động).

Còn nếu không tự tin? Vẫn nên deal!

 

3. Vậy, nếu đã deal lương thì deal như nào cho đúng

Deal lương

Quay trở lại với các nguyên tắc cơ bản trên, vậy thì khi deal lương chúng ta cần 

💁🏻 Thứ nhất, nhìn vào tổng quan thay vì con số 1 tháng – và cái chúng ta deal không chỉ đơn thuần là con số tháng lương, nó có thể là các điều khoản hoặc các benefit phụ trợ thêm.

VD: Các bạn có thể deal là sau khi kết thúc 2 tháng thử việc, sẽ review lại lương; deal về phần trăm hoa hồng, bonus theo kết quả công việc; deal về lương tháng 13, 14,… Với cách deal như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ không cần phải tăng số lương tháng (thứ thường khó vì đã có khoảng, và nếu đã chạm ngưỡng thì sẽ không thể tăng).

💁🏻 Thứ hai, nếu deal lương tháng thì mức tăng sẽ nên là 5% (mức dễ đàm phán), 10% (hơi khó hơn chút và NTD sẽ bắt đầu lấn cấn), và 15 – 20% (mức cao – NTD sẽ đòi hỏi sự vượt trội từ bạn). Đây là một số ngưỡng đàm phán các bạn có thể cân nhắc dựa theo kinh nghiệm của CareerPrep

💁🏻 Thứ ba, nếu đã thấy mức offer đó là fair, có nhiều cơ hội học hỏi để đánh đổi (giá trị vô hình) và đánh giá vị thế đàm phán mình không quá cao – cũng đừng quá dồn NTD trong việc đàm phán vì có thể chúng ta sẽ đánh mất một công việc cho mình cơ hội phát triển – dù gì với sinh viên mới ra trường thì cơ hội phát triển vẫn là thứ quý giá nhất, tuy nhiên đừng để mình đi làm với mức giá rẻ mạt. 

Tóm gọn lại thì sinh viên mới ra trường vẫn nên deal lương, nhưng hãy dựa vào nhiều các yếu tố như CareerPrep có đề cập trong bài viết. Và để có thể ở vị thế deal lương tốt, hãy phát triển bản thân tốt. Vậy hãy cùng xem một số nội dung phát triển bản thân của CareerPrep nhé

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.