Làm việc nhóm tại trường đại học: “Team” work hay “Tao” work?

làm việc nhóm

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Gần đây trên mạng xã hội lại viral 1001 câu chuyện bất đắc dĩ của sinh viên mỗi khi làm việc nhóm:

Tôi: “Câu này làm sao mọi người?”

Mọi người: Làm thinh, làm biếng, làm ngơ, làm mình làm mẩy

Hoặc là: “Ê m thuyết trình được không?”

  • “Thôi t ngại lắm 🙁
  • “T bị viêm họng”
  • “T sống nội tâm”
  • “Thôi tau nọi giọng Huệ”

Tưởng chỉ là những câu chuyện cười vu vơ giải trí nhưng nó cũng thể hiện cho sự kém hiệu quả của chuyện sinh viên làm việc nhóm. Teamwork, không thể phủ nhận, là một trong những kỹ năng sống còn ở đại học và khi đi làm. Ai cũng hiểu về tầm quan trọng của nó, vậy tại sao với sinh viên teamwork lại dễ dàng biến thành “tao-work” như vậy?

Liệu có giải pháp nào không cho cơn ác mộng gánh team mỗi mùa teamwork về?

Chuyện làm việc nhóm không tốt có thể xuất phát từ

Đồng đội trong nhóm ỷ lại

Đây là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Thậm chí còn tồn tại một hiệu ứng tâm lý giải thích cho cho nó gọi là “lười biếng xã hội”. Hiệu ứng này miêu tả rằng con người thường có xu hướng làm việc ít hơn mức họ có thể khi làm việc nhóm.

Một thí nghiệm tên là “Thí nghiệm kéo co của Ringlemann” đã được thực hiện để kiểm chứng cho hiệu ứng này. Khi lần lượt yêu cầu từng cá nhân và từng nhóm kéo một sợi dây thừng, kết quả cho thấy rằng khi kéo sợi dây theo nhóm, họ đã bỏ ít sức hơn khi họ kéo một mình. Vậy đấy, dường như chuyện “ỷ lại” xảy ra với tất cả chúng ta, chỉ là với mức độ khác nhau và mức độ đó được quyết định bởi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm.

Các thành viên không tìm được tiếng nói chung 

Điều này thường xảy ra hơn với sinh viên vì thầy cô thường phân công ngẫu nhiên các thành viên vào thành một đội. Việc làm việc nhóm với những gương mặt xa lạ, đôi khi còn không hề thân thiết, làm cho nhiều bạn cảm thấy khó chịu và không thể hợp tác được. Một khi nhóm đã không thể tìm được tiếng nói chung, chuyện “ai đi đường nấy” là chuyện đương nhiên, điệp khúc “tao-work” là chuyện không thể tránh khỏi.

Tuy vậy, thực tế là bên cạnh số đông không hiệu quả, vẫn có những nhóm sinh viên làm việc rất trơn tru, năng suất, dù là lạ hay quen.

Vậy đâu là giải pháp của họ?

Làm bảng tổng hợp mức độ đóng góp của từng thành viên

Bảng tổng hợp mức độ đóng góp khi làm việc nhóm sẽ đóng vai trò như một “chiếu chỉ” với giấy trắng mực đen rõ ràng. Mỗi thành viên sẽ được phân định công việc mà mình phải đảm nhận ngay từ ban đầu, và đương nhiên, phải đi kèm với sự xác nhận của họ. Đây sẽ là căn cứ quyền lực nhất để “tạo động lực” cho những thành viên hoàn thành phần việc của mình. Nếu có một trường hợp nào không thể giải quyết, không có lý do gì mà không ghi nhận ngay vào trong bảng vàng.

Theo dõi tiến độ và chất lượng làm việc của từng thành viên

Thường xuyên theo dõi tiến độ làm việc của thành viên và có sự đốc thúc kịp thời khi cần thiết để tránh trường hợp đến deadline những nhiều bạn vẫn “ủa ơi xin dời nhé”.

Tuy nhiên, sự giám sát cũng cần có mức độ. Đốc thúc quá mức có thể gây tác dụng ngược, làm cho các thành viên cảm thấy mình bị “quản”, gây nên tâm lý ức chế.

Khuyến khích thường xuyên

Khi làm việc nhóm, nhiều người có thể rơi vào trạng thái thiếu động lực vì cảm thấy công việc đó không đem lại nhiều lợi ích cho mình. Vì vậy, bạn có thể cho họ thêm động lực bằng cách liên tục nhắc nhở về mục tiêu, thành tích mà cả nhóm hướng đến, thậm chí sử dụng những phần thưởng hiện vật để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.

Môi trường đại học cho chúng ta rất nhiều cơ hội để hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm của mình. Vì vậy, hãy nên tận dụng thật tốt để trở thành một phiên bản tốt nhất, nâng cao giá trị bản thân trước khi bước ra đời các bạn nhé!

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.