Tuyển dụng 4.0: Làm thế nào để trở thành một ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón?

tuyen dung

Chia sẻ bài viết

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Mình còn nhớ một lần đi tham gia workshop về tuyển dụng, có một câu hỏi mà mình rất thích: “Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt giữa nhân sự Việt Nam và Quốc Tế?”

Thật ra thì nhân sự ở đâu cũng có người giỏi, người bình thường, người được các nhà tuyển dụng săn đón nhiệt tình, người lại chật vật mãi không tìm được việc. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt ấy? Nó nằm ở 1 khái niệm nghe mãi chán rồi: “Career Path” hay còn gọi là định hướng sự nghiệp.

Tản mạn câu chuyện tuyển dụng

tuyển dụng

Làm công việc tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng cho những vị trí cấp cao cũng nhiều câu chuyện bi hài lắm các bạn ạ. Đã có vô số lần mình nhận về những CV từ những người đi làm vài năm đến cả chục năm, CV của các bạn, các anh/chị nhìn rất là lộn xộn và không biết là họ theo nghiệp nào!

Ví dụ: Sinh Viên Luật ra trường, đi làm quản lý (station management) cho 1 công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), sau 2 năm đùng 1 cái làm quản lý cửa hàng (store manager) cho ngành thời trang. Hay có những người đang làm nhà tư vấn luật (law consultant) nhảy phát sang làm bán hàng (sales) rồi bất ngờ cái lại rẽ ngang sang làm công việc vận hành (operation).

Biết bí mật của câu chuyện làm sao để đưa mình vào nhóm nhân sự chất lượng cao như thế, vậy thì câu chuyện tiếp theo là làm sao để tìm cho mình 1 định hướng nghề nghiệp cụ thể và đi theo nó? Hãy cùng mình khám phá nhé!

Định hướng cho ứng viên

tuyển dụng

Tưởng tượng mình của 20 năm nữa muốn thành người như thế nào, thì con đường sự nghiệp là con đường thẳng (ngắn nhất) nối mình của hiện tại và đích đến của 20 năm tới.

Khi đã có một con đường sự nghiệp cụ thể, mỗi một cơ hội công việc đến với mình sẽ tự hỏi “liệu nó có đưa mình đến cái đích mình muốn không”, nếu có thì gật đầu chấp nhận thử thách, còn nếu nó đi quá xa so với con đường của mình thì sẽ học cách từ chối luôn. Làm cách này các bạn có thể tiết kiệm được kha khá thời gian “rẽ ngang, rẽ dọc” và thẳng đường đến đích.

Lấy ví dụ là mình nhé: Một năm trước, khi mình về VN mình có một năm rưỡi năm kinh nghiệm làm chuyên viên tuyển dụng tại Singapore, có thể nói cũng bắt đầu vững và nguồn thu nhập cũng ổn (chốt được những chiếc deal kiểu 50K thì thu nhập không chỉ dừng lại ở ổn đâu á), lúc về mình quyết định thử một trò mới, là làm start-up, xây dựng sự nghiệp của một người tư vấn và thử sức với một dự án tiếng anh.

Mình đã thật sự cảm thấy hạnh phúc trong 6 tháng đó, khi mọi thứ đều mới, toàn những thứ chưa được làm bao giờ,…

Và cực kỳ may mắn là đã có 1 trung tâm (kha khá lớn) mời mình về quản lý chương trình tiếng anh của họ. Lúc bấy giờ có 2 offer trong tay:

  • 1 cái là xây dựng văn phòng tuyển dụng tại Việt Nam
  • 1 cái nữa là về quản lý 12 cơ sở trung tâm tiếng anh.


Mình đã thực sự nghiêng rất nhiều về trung tâm tiếng anh, và thực sự muốn thử sức với nó. Nhưng rồi quay lại con đường sự nghiệp “Mình muốn là ai trong 20 năm tới”, và mình đã chọn Headhunt (nghề Tuyển dụng).

26 tuổi, bắt đầu quá trình xây dựng 1 đội ngũ của riêng mình và có một văn phòng riêng (chỉ 2,3 người thôi) là mình đã chạy khá nhanh trên con đường của mình, cũng nhờ là mình có một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và đi theo nó. Thực ra, mình cũng có một khoảng thời gian mất định hướng, chỉ biết là mình có thể làm được việc cơ mà không biết liệu mình có yêu nó hay không.

Nhưng rồi mình nhận ra, không có công việc nào là hoàn hảo. Chỉ là mình học cách yêu nó, và tìm niềm vui trong từng nhiệm vụ mình làm. Hoặc có thể chọn cái nhiệm vụ mà mình thích nhất, cứ bao giờ chán nản nhất thì đi làm cái nhiệm vụ đấy. Nó đã cứu rỗi mình những lúc khó khăn.

Mình nhớ 1 câu nói của chị Vân trong ”Quảy gánh băng đồng ra thế giới” – “Một khi đã định vị mình là một chuyên gia trong ngành trên thị trường quốc tế, tôi từ chối tất cả những công việc hay cơ hội nào không góp phần vào công cuộc hiện thực hóa định vị của tôi. Có lẽ đã đến lúc bạn cũng phải bắt đầu?”

(Repost, từ chiếc post nhiều like nhất năm 2017)

——–

4 năm sau kể từ ngày viết chiếc post này, OAC cũng đã gần 5 tuổi, mình thì gần 3 chục rồi, mà hôm nay chọn chia sẻ bài này với mọi người cảm giác vẫn còn vẹn nguyên như thế. Cuộc sống là một chuỗi các lựa chọn, bạn chọn đường nào.

Đấy quay đi quẩn lại vẫn là câu chuyện không bao giờ xưa cũ: định hướng nghề nghiệp. Mình biết có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên cũng đang “vật lộn” để tìm career path cho cuộc đời mình.

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết hot xoay quanh topic Hướng nghiệp trên CareerPrep như:

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu