Học kỹ năng gì đầu tiên khi bước vào trường đời?

kỹ năng

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một khảo sát nhanh của tờ Inc – một chuyên trang nổi tiếng về kinh doanh của Mỹ. Tác giả hỏi 20 CEOs và các chủ doanh nghiệp: Theo họ những kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng nhất cho thành công trong công việc.

Nhiều kỹ năng được đưa ra, nhưng khi bắt buộc phải chọn 1 kỹ năng quan trọng nhất: Tất cả đều lựa chọn kỹ năng Sales.

Vậy kỹ năng Sales là gì?

Chúng ta thường hiểu Sales là bán hàng. Và nhắc tới bán hàng thì ad dám chắc rằng rất nhiều các Khoai ở đây sẽ không có thiện cảm cho lắm do những đặc tính như thảo mai, miệng lưỡi, đeo bám, vất vả…. Song, có thực sự chúng ta không thích Sales vì những đặc tính trên? Hay việc nói rằng chúng ta không thích Sales chỉ như một lời biện minh cho việc chúng ta SỢ Sales, sợ mình không thể nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của đối phương từ đó tạo ảnh hưởng tới họ và hướng họ suy nghĩ hay hành động để phục vụ được mục đích của mình.

Xem thêm: Sales Mindset là gì?

Tại sao kỹ năng này lại cần thiết?

Thứ nhất, chúng ta phải sử dụng kỹ năng sales rất thường xuyên

Ở một nghiên cứu của Bộ Lao Động Mỹ – cứ 9 người thì 1 người làm Sales. 8 người còn lại không làm sales nhưng theo khảo sát thì 50% trong số này công việc lại cần có sự giao tiếp, thuyết phục và ảnh hưởng tới người khác trong việc đưa ra quyết định theo ý mình. Đây chính là kỹ năng Sales. Như vậy, dù có làm sales hay không thì trên 50% công việc hiện tại đều cần tới kỹ năng này.

Các Khoai thử ngẫm lại và xem xét tất cả các khía cạnh từ cuộc sống tới công việc đều sẽ cần kỹ năng sales: từ phỏng vấn tìm việc, thuyết phục sếp thăng tiến, tăng lương cho đến cả việc “tán tỉnh” bạn đời,…

Thứ hai, kỹ năng sales giúp chúng ta nâng tầm sự nghiệp

Kinh doanh là làm việc với con người. Mọi thứ từ chiến lược, số liệu, hệ thống,…. tất cả mọi thứ chỉ có thể khả thi nếu có sự tham gia của con người. Bạn biết chiến lược tốt, có ý tưởng kinh doanh tốt, nghĩ ra được hệ thống vận hành tốt,… nhưng tất cả thứ đó là vô dụng nếu bạn không có khả năng “BÁN” hay DẠY điều đó cho người khác, gây ảnh hưởng tới họ và khiến họ phải đi theo ý tưởng hay hệ thống của bạn.

Xem thêm: Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này lại quan trọng?

Cuối cùng kỹ năng sales giúp chúng ta làm đầy hầu bao của mình

Một nghiên cứu của công ty tuyển dụng Anh là Aaron Wallis về xuất phát điểm nghề nghiệp của 100 tỷ phú giàu có nhất thế giới cho thấy nhiều tỷ phú xuất phát điểm làm nghề sales hơn bất kỳ ngành nghề nào khác. Một khi bạn đã nắm bắt được tâm lí của đối phương, nói những gì họ muốn nghe thì họ sẵn sàng chi tiền với bất cứ giá nào.

Vậy mới thấy Sales không chỉ là bán hàng, đây thực sự là kĩ năng cần thiết giúp các bạn gần như tất cả mọi mặt trong cuộc sống sau này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về những bài viết phát triển bản thân và sự nghiệp khác, hãy tham gia group CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề của tụi mình nhé!

—————————

CareerPrep xin gửi đến bạn đọc một vài bài viết nổi bật khác xoay quanh chủ đề Định hướng nghề nghiệp & Ứng tuyển, hy vọng chúng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn: 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.