Tiếp nối với Phần 1 của bài viết, hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn 5 “bí kíp” còn lại để hoàn thiện profile LinkedIn của mình hơn. Các bạn tranh thủ bỏ túi thêm cho mình 5 cách tối ưu hóa này nhé! Giờ thì cùng mình khám phá nào ^^.
6. Tận dụng các mục Thông tin bổ sung (Additional sections)
Các bài viết nghiên cứu khoa học, thành tích hoạt động ngoại khóa và bộ sậu các kỹ năng được LinkedIn chia thành từng phần cụ thể. Người dùng LinkedIn được khuyên nên tận dụng tối đa mục Thông tin bổ sung để hỗ trợ thêm thông tin cho mục Tóm tắt.
Ở phần 1, chúng mình đã đề cập rằng bạn nên sử dụng các từ khóa phổ biến để mô tả/minh họa cho thông tin của bạn. Các nhà tuyển dụng thường xuyên “săn” những ứng viên tiềm năng dựa vào cách tìm kiếm bằng từ khóa đó. Tin chúng mình đi, họ sẽ không tiêu tốn quỹ thời gian quý báu của mình để xem xét hàng triệu hồ sơ một cách bừa bãi đâu!
Xem thêm: Phải thành công trong 1 lĩnh vực nếu muốn lọt vào top 1% những người thành công?
7. Cá nhân hóa đường link LinkedIn URL của bạn
Bạn có thể tùy chỉnh URL LinkedIn được đính kèm cùng profile của mình và đặt nó thành tên của bạn thay vì một tập hợp các chữ cái và số ngẫu nhiên. Mặc dù đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng sức ảnh hưởng của nó lại rất đáng kể. Hai lợi ích có thể thấy rõ nhất chính là:
- Đường link dẫn đến profile của bạn trông trang trọng và có trật tự hơn khi được chia sẻ.
- Khi bạn đưa URL tùy chỉnh của mình vào phần chữ ký đính kèm trong email, rõ ràng rằng một chiếc link URL được cá nhân hóa sẽ giúp bạn tự tin chia sẻ và khẳng định thêm hình ảnh của mình.
8. Đính kèm thông tin liên hệ
Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, bạn chắc chắn rất muốn mình và mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau.
Thế nên, nếu bạn ngại đính kèm địa chỉ email chính của mình vì lý do bảo mật, bạn có thể thiết lập hoặc tạo một tài khoản riêng được đánh dấu để chia sẻ công khai. Chỉ cần đảm bảo rằng đó là tài khoản liên kết trực tiếp với email chính của bạn hoặc là tài khoản bạn luôn kiểm tra hàng ngày.
9. Thường xuyên cập nhật ứng dụng
Hãy đảm bảo ứng dụng LinkedIn của bạn được cập nhật thường xuyên, bao gồm cả thông tin liên hệ mà bạn đính kèm trong profile của mình. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ tin nhắn từ những ai đang cố gắng liên hệ với bạn nếu ứng dụng LinkedIn hoặc các thiết bị bạn sử dụng vẫn còn hoạt động ở những phiên bản cũ.
Ngoài ra, sự cố thông báo cũng là một trong những nguyên do khiến bạn đôi khi không nhận được lời mời hoặc tin tức từ các liên hệ của mình (trong khi điều này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bạn tìm việc).
10. Luôn trong tư thế sẵn sàng và chủ động
Sẽ ra sao nếu bạn chỉ tạo profile, điền thông tin và rồi … để đó? Không phải tự nhiên mà giới chuyên gia lại khuyên bạn phải thường xuyên cập nhật profile và hoạt động trên LinkedIn đâu nhé! Việc sử dụng LinkedIn như một nền tảng xã hội quen thuộc vẫn chưa phổ biến với nhiều bạn trẻ. Ngoài chuyện xem LinkedIn như một công cụ “số hóa” profile của mình, các bạn ấy dường như chưa biết cách để tận dụng triệt để nền tảng hữu ích này.
Xem thêm: Kĩ năng giao tiếp thành công: Hãy sở hữu ít nhất 70% số kĩ năng sau
Chúng mình thử đặt ra một tình huống nhé! Giả sử bạn là nhà tuyển dụng. Bạn đang săn lùng các ứng viên tài năng cho công ty của mình. Bạn vô tình bắt gặp một profile mà ở đó có rất ít thông tin về thành tích, kinh nghiệm làm việc hay các hoạt động mà ứng viên này từng tham gia. Câu hỏi được đặt ra là: “Liệu bạn có liên hệ với ứng viên này không?”.
Một profile không thể hiện sự trau chuốt, cập nhật thường xuyên và thiếu đi sự tương tác với người dùng khác được ví như một tĩnh vật vậy. Và sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào lại dành thời gian để tìm cách liên hệ với chủ nhân của những chiếc profile như vậy phải không nào? Chính bởi lý do đó, hãy thật chủ động và hoạt động tích cực trên LinkedIn để không làm vụt mất những cơ hội như vầy, bạn nhé!
Bạn thấy không?
10 bí kíp chúng mình đã chia sẻ trông nhanh-gọn-lẹ vậy nhưng lại đòi hỏi từ bạn ý thức về tầm quan trọng của chúng cũng như nỗ lực đầu tư vào thương hiệu cá nhân một cách nghiêm túc. Một khi bạn bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, chẳng hạn như cá nhân hóa đường link URL, bạn sẽ phần nào hiểu và các thao tác tối đa hóa profile cá nhân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi đó, chuyện kết nối và gây ấn tượng với những người dùng khác không còn là thử thách nữa mà thay vào đó là nguồn động lực giúp bạn đặt tâm huyết nhiều hơn vào profile của mình đó nhen!
Nguồn: Forbes
Dịch bởi Hồng Phương
Các bạn có thể xem thêm một số bài viết hot xoay quanh topic Ứng tuyển trên CareerPrep như: