Chỉ tôi tìm một tấm mentor đi!

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết được CareerPrep Team trích dẫn từ bài Làm sao để tìm kiếm mentor? của tác giả Lily Trương.

—————————

Khi bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ thấy khá ngạc nhiên với sự biến mất của những khái niệm tưởng chừng đã quá quen thuộc “giáo viên chủ nhiệm”, “thầy giám thị” hay “cô tổng phụ trách”, chẳng có ai theo dõi sát sao tình hình học tập và kỉ luật của bạn, chẳng có ai nhắc nhở bạn rằng “Dậy sớm đi học đi, ôn bài đi, học hành tử tế vào, sắp thi rồi đấy!”.

Thay vào đó, bạn cần chủ động rèn luyện kỉ luật bản thân và tìm kiếm cho mình một người thầy dẫn đường, giống như Harry Potter đã gặp được thầy Dumberdore – người đã giúp cậu hoàn thành sứ mệnh để chiến thắng thế lực hắc ám.

1. Mentor – Họ là ai?

mentor
Nguồn: Unsplash

Với người phương Tây, “mentor” được tạm hiểu là người cố vấn, người có nhiều kinh nghiệm, người bảo trợ, người dẫn dắt. Mentor có thể là thầy cô giáo có kinh nghiệm về tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, cũng có thể là ban giám khảo của các cuộc thi, các anh chị tiền bối đi trước thậm chí là một cuốn sách bạn gối đầu giường…

Trong hệ thống giáo dục phương Tây, trong trường học luôn có một chức vụ, đó là “counselor” hay “mentor” (tạm dịch: người tham vấn, tư vấn). Tuy nhiên theo hiểu biết và trải nghiệm thực tế của mình, ở Việt Nam, mình thấy các trường không có ban chuyên môn trong lĩnh vực này nên đôi khi “mentor” cũng được hiểu là “teacher”.

Mặc dù hai khái niệm này có điểm khác biệt. “Teacher” – giáo viên, thiên về hướng truyền đạt về kiến thức chuyên môn và thực tiễn, còn “mentor” là người tư vấn tham vấn về tâm lý, hưỡng nghiệp là người đồng hành trong quá trình học tập để giúp học sinh nhận ra điểm yếu, điểm mạnh của mình cũng như tư vấn về những lựa chọn của học sinh trong tương lai.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta có thể kết hợp hai khái niệm trên, hiểu đơn giản rằng “mentor” là người có cả kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng hỗ trợ định hướng cho bạn.

2. Vì sao chúng ta cần người dẫn dắt?

mentor
Nguồn: Unsplash

Khi bạn có một mentor, con đường phát triển của bạn sẽ được đẩy nhanh lên gấp 20 lần” – Adam Khoo.

Điều này đồng nghĩa với việc: mentor sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đến đích. Mình hay dành thời gian đọc tự truyện của các danh nhân, của những nhà triết học nổi tiếng.

Mình học được ở Socrates sự kiên định dũng cảm, ông chấp nhận cái chết như một điều tất yếu và bảo vệ chân lý của mình đến cuối cuộc đời.

Mình học được từ Seneca – người dành cả đời mình để sống bình dị theo chủ nghĩa khắc kỉ, người đã giúp con người nhận ra họ khổ đau vì suy nghĩ và ham muốn quá nhiều. Họ chỉ tập trung vào những điều họ không thể kiểm soát.

Trong thời đại dịch bệnh này, con người lo lắng vì những con số lây nhiễm không ngừng gia tăng, những bản tin dồn dập khiến họ quên mất rằng họ thật hạnh phúc vì đang có một mái nhà để ở, một bữa cơm đạm bạc để ăn, đó là ước ao của biết bao con người ngoài kia đang khổ sở vì bệnh tật. Họ nghèo khổ trong tâm nhưng không thiếu thốn gì về vật chất.

Từ Abraham Lincoln, mình học được sự trung thực của một người luật sư, của một chính trị gia lỗi lạc.

Từ Steve Jobs, mình học được cách để mạnh mẽ đứng dậy từ nỗi đau. Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bạn bị sa thải bởi chính công ty do mình thành lập, cảm giác sẽ đau đớn đến mức nào?

Học hỏi từ thất bạn của những người đi trước là cách để chúng ta có thể tìm ra một con đường khác thay vì tiếp tục những thử nghiệm sai lầm.

Còn nhớ khi tham dự cuộc thi hùng biện Convince Us của Đại học Kinh tế Quốc dân, mình đã hỏi xin ý kiến của anh Minh – một người đã giúp đỡ mình rất nhiều, anh hướng dẫn mình cách lên luận điểm, tiếp cận vấn đề theo một góc nhìn khác, những mẹo nhỏ mà mình không để ý như “Em nhớ mang theo chai nước, khi lo lắng hãy nhấp vài ngụm nhé! À nếu có thể em hãy rủ bạn đi cùng cổ vũ như vậy tâm lý sẽ vững vàng hơn”.

Khi chập chững bắt đầu con đường viết lách, mình chỉ viết theo bản năng của mình, từ viết status trên insta, review một vài quyển sách, mình chưa hề có bất kì ý niệm gì về việc: “Làm sao để trình bày thu hút người xem?”, “Làm sao để có thể diễn đạt một cách gọn gàng, logic dễ hiểu hơn?”, “Ảnh bài viết mình đăng cần phải trích nguồn vì liên quan đến bản quyền”. Các khái niệm về viết bài viral, chuẩn SEO … – thuật ngữ chuyên ngành content marketing mình đều không biết.

Cho đến khi mình gặp được những anh chị mentor, lắng nghe góp ý về mặt chuyên môn từ nội dung đến hình thức, mình mới ngộ ra “liên tục cải tiến sản phẩm” – chính là cách tốt nhất để bản thân mình tiến về phía trước mỗi ngày. Nếu chỉ ở trong chiếc giếng làng, bạn sẽ không biết mình tiến bộ đến đâu và kém cỏi thế nào, những “mentor” có thể dễ dàng nhận ra những khiếm khuyết của bạn và đưa ra một LỘ TRÌNH CÁ NHÂN để giúp bạn cải thiện và về đích.

Tại sao mình lại nói là lộ trình cá nhân? Vì chúng ta mỗi người một hoàn cảnh, xuất phát điểm, tài năng vốn có, điều kiện tài chính, tính cách mỗi người…không thể đánh đồng giống nhau.

Người mentor cần hiểu rõ:

Câu hỏi 01. Bạn đang có những gì? (Nguồn lực nội tại),

Câu hỏi 02. Bạn muốn trở thành ai? (Định hướng tương lai),

Câu hỏi 03. Bạn sẵn sàng trả giá điều gì để đạt được mục tiêu đó? (Thời gian, công sức, tiền bạc…)

3. Làm sao để tìm cho mình một mentor phù hợp?

Mentor trú ngụ nơi đâu?

mentor
Nguồn: Unsplash

Mạng xã hội phát triển khiến chúng ta không còn quá lạ lẫm với việc kết nối và làm quen với những người nổi tiếng hay có chuyên môn kinh nghiệm trong bất kì lĩnh vực nào. Là một sinh viên, mình hướng đến một số nguồn sau để tìm kiếm:

  • Những dự án có chương trình mentor, các group trao đổi về học bổng, kinh nghiệm trong ngành. Ví dụ: mình muốn học hỏi về marketing, mình sẽ tham gia vào các group học hỏi và tìm kiếm cơ hội thực tập…., YBOX cũng là một kênh hay để bạn tìm kiếm những thông tin hữu ích.
  • Các cuộc thi học thuật trong và ngoài trường đại học (nếu bạn muốn nâng cao khả năng chuyên môn).
  • Các hoạt động ngoại khóa câu lạc bộ trong trường, các khóa học online và offline hay thực tập trao đổi sinh viên ngắn hạn. Trong suốt những năm học đại học, mình từng tự học trên mạng, học các khóa online, tham gia một vài dự án của AIESEC – tổ chức thanh niên quốc tế hướng đến mục đích phát triển tiềm năng lãnh đạo cho các bạn trẻ trên toàn thế giới.
    Mình không chỉ được rèn luyện về ngôn ngữ mà còn tìm được một môi trường cởi mở để trao đổi và lắng nghe nhiều hơn.
  • Những đầu sách chất lượng: Khi mới bước chân vào nghề viết, mình đã đọc một số cuốn khá hay để tự xây dựng cho mình nền móng cơ bản. Ví dụ như cuốn “Content hay nói thay nước bọt” của MediaZ hay cuốn “90-20-30 – 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ” của anh Sói ăn chay – Huỳnh Vĩnh Sơn – một tiền bối trong ngành mà mình rất ngưỡng mộ.

Mentor là một công việc không lương.

mentor
Nguồn: Unsplash

Có một sự thật rằng mentor của bạn rất bận, họ có sự nghiệp riêng, cuộc sống riêng, không phải ai cũng sẵn sàng “OK” khi phải dẫn dắt một người mà họ không quen biết hoặc không thấy tiềm năng và quan trọng hơn là không có một định hướng rõ ràng. Bạn cần:

01. Xác định mục tiêu? Bạn muốn học hỏi điều gì?

02. Kế hoạch sơ bộ cho lộ trình phát triển bản thân?

03. Một cái đầu mở và thái độ nghiêm túc.

Cái đầu mở nghĩa là bạn có thể sẵn sàng lắng nghe mà không phán xét, CHỦ ĐỘNG đặt câu hỏi và thấu hiểu vấn đề. Chúng ta thường hăm hở trong giai đoạn đầu nhưng lại bỏ cuộc giữa chừng nếu không có định hướng đúng đắn. Nếu từ bỏ, bạn được và mất những gì?

Hãy nghiêm túc trả lời thấu đáo câu hỏi đó. Một nhà đầu tư khi bỏ tiền để hỗ trợ start-up, ngoài việc nhìn thấy tiềm năng phát triển, họ phải đo lường rủi ro kèm theo đó. Hãy để mentor của bạn cảm thấy thời gian mà họ bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Sự đáp đền ý nghĩa nhất với mentor chính là sự trưởng thành của bạn, là bản lĩnh và lòng biết ơn sâu sắc.

Mentor đồng nghĩa với trách nhiệm.

mentor
Nguồn: Unsplash

Nếu bạn muốn theo đuổi một mentor nào đó, việc tìm hiểu kĩ thông tin về họ (qua các trang mạng xã hội, qua những dự án và những sản phẩm thực tế của họ) là điều bạn nên làm. Chúng ta không thể hợp tác với một người mà chúng ta không hiểu rõ.

Giống như trong tình yêu, làm sao bạn có thể yêu một người mà bạn chưa biết gì về tính cách, sở trường, hoàn cảnh gia đình, học vấn… của họ. Thấu hiểu là bài học đầu tiên nếu bạn muốn thực sự kiếm tìm một người mentor đúng nghĩa.

Trước khi trở thành mentor, chúng ta hãy là bạn.

Tạm kết: Bài viết nhỏ là những tâm sự của mình trên hành trình tìm kiếm mentor – một người dẫn đường chỉ lối. Mình không có ý khuyên các bạn phải làm theo những gì mình đã chia sẻ trên đây, hãy chọn lọc ra những điểm mà bạn cám thấy phù hợp với bản thân, áp dụng nó, thực hành nó và kết quả sẽ là câu trả lời xác thực. Cảm ơn các bạn đã đồng hành và lắng nghe!

Chúc cho những độc giả của mình đang đọc bài viết này sẽ sớm tìm được cho mình một người thầy dẫn dắt!

P.S. CareerPrep Team xin chân thành cảm ơn bài viết về chủ đề Mentorship vô cùng chi tiết như thế này của tác giả Lily Trương. Hy vọng có thể đón nhận nhiều bài viết hay khác từ tác giả!

Ngoài ra, nếu bạn đọc nhà CareerPrep vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc và mong muốn tìm cho mình một mentor đồng hành, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nhé!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.