Ngành Sales luôn là một ngành có tính cạnh tranh và yêu cầu của ứng viên cao. Vì thế, để vượt qua được con mắt “khó tính” của nhà tuyển dụng và hàng trăm CV khác, bạn cần có một “chiến thuật” rõ ràng khi viết CV Sales. Hãy cùng CareerPrep tìm hiểu cách để viết CV Sales ấn tượng nha.
1. Làm Sales là làm gì?
Dưới đây là một JD mô tả công việc của ngành Sales
– Tìm kiếm, tạo thông tin khách hàng mới trên hệ thống CRM, database
– Trực tổng đài và kết nối đến sales phụ trách
– Thổng kê list khách hàng theo yêu cầu của sales (khách hàng không sử dụng, khách hàng mới, khách hàng VIP …)
– Làm các báo cáo theo yêu cầu của Sales Manager (báo cáo doanh thu, công nợ …)
– Các công việc khác theo yêu cầu của Sales Manager
Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.
Các nhân viên trong phòng ban Sales sẽ thực hiện những công việc như:
- Nắm bắt đầy đủ các thông tin về sản phẩm như đặc điểm, thuộc tính, công dụng, chính sách bảo hành…Những kiến thức này sẽ được công ty đào tạo khi bạn mới vào làm việc và sẽ được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bạn ghi nhớ những thông tin trên.
- Nhân viên Sales sẽ thường xuyên đến kiểm tra tại khu vực bán hàng, trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm phù hợp với khách. Trong quá trình làm việc, họ cần theo dõi tốc độ tiêu thụ cũng như quá trình tiêu thụ, thu thập dữ liệu và báo cáo các thông tin về sản phẩm và tốc độ tiêu thụ.
- Nhân viên Sales cũng phải thường xuyên để ý tới biến động của thị trường, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường liên tục để nắm được nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, họ có thể gia tăng năng suất bán hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty.
- Nhân viên Sales cũng phải là người trực tiếp đi tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty. Giao tiếp và đưa ra chế độ chăm sóc khách hàng phù hợp, đàm phán và thương lượng giá cả với khách hàng.
2. Viết CV Sales thế nào cho đúng.
CV Sales đúng chuẩn phải chứng minh được ứng viên có đủ kiến thức và kĩ năng để “sell” bản thân với nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy đảm bảo 3 yếu tố chính trong CV Sales của mình:
Bạn là ai?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Bạn có thể đem đến những gì cho nhà tuyển dụng?
Thông tin cá nhân
Nội dung phần này bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà ở… Đây là những thông tin bắt buộc phải có trong mẫu CV Sales. Có không ít người điền thiếu mục này vì nghĩ rằng không quan trọng. Tuy nhiên, phải nhớ rằng đây chính là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần này thường bị nhiều người xem nhẹ, ứng viên thường viết mục tiêu nghề nghiệp một cách qua loa, dài dòng và không đi vào trọng tâm, nhưng mục tiêu nghề nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng và cần phải đạt được tiêu chí “Ngắn gọn, súc tích, định danh được”.
Dưới đây là một ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Sales.
Mục tiêu nghề nghiệp chưa đủ | Mục tiêu nghề nghiệp đủ |
Tôi mong muốn tìm được một môi trường làm việc để bản thân chăm chỉ, học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm làm việc của mọi người. Nâng cao kĩ năng giao tiếp, khẳng định bản thân giúp cho công ty có thể tăng thêm nhiều lợi nhuận và thu nhập của bản thân. | “Trải nghiệm sales sâu ở lĩnh vực bảo hiểm & bất động sản để trau dồi kỹ năng chuyên môn tốt nhất ở các môi trường biến động, thử thách.” |
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm cách viết mục tiêu nghề nghiệp chi tiết hơn tại đây.
Đọc thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Trình độ học vấn
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào mục này để đánh giá một phần năng lực chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên điền những dấu mốc quan trọng, không liệt kê một cách quá chi tiết, các thông tin nên gắn gọn và phải thật súc tích.
Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc ngành Sales.
Đây là phần quan trọng nhất với một ứng viên, phần này yêu cầu bạn phải viết đủ ngắn gọn để HR có thể Scan nhanh nội dung CV Sales của bạn trong 7.4s, vừa phải có đủ thông tin cần thiết để chứng minh bạn là một ứng viên phù hợp, thế nên nhiều ứng viên trong phần này thường sẽ gặp vấn đề với việc đưa thông tin vào CV thế nào cho đúng.
Dưới đây là các bước bạn có thể áp dụng để viết phần Kinh nghiệm kỹ năng một cách tốt nhất
- Hãy liệt kê ra các chức vụ mà bạn đã từng làm trước đây có liên quan đến ngành Sales, ở mỗi công việc, bạn hãy lựa chọn ra những đặc điểm nổi trội để mô tả công việc trước đây của bạn để viết đủ khoảng sáu gạch đầu dòng trong CV Sales.
- Miêu tả các nhiệm vụ của bạn ở những dòng đầu tiên, sử dụng các từ ngữ chuyên ngành Sales như “Đề xuất cải tiến sản phẩm”, “Đàm phán”, “Vận hành”, “Khách hàng tiềm năng” … để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
- Ở các gạch đầu dòng tiếp theo, đừng chỉ liệt kê các nhiệm vụ bạn làm ở công việc trước, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy chất lượng công việc của bạn. Bạn nên ước lượng ra bằng con số vừa giúp HR dễ nắm bắt được thông tin vừa thể hiện được đặc thù của ngành Sales (Ví dụ: Tăng 25% doanh số…, đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm cách lượng hóa).
- Bạn nên trình bày các gạch đầu dòng theo mô hình PAR (Problem Action Result) giúp CV chuyên nghiệp và dễ hiểu hơn rất nhiều.
Đọc thêm: Cách lượng hóa CV chuyên nghiệp
Đối với phần kỹ năng, đừng chỉ liệt kê suông mà hãy chứng minh các kỹ năng của bạn bằng cách mô tả ngắn gọn về những kỹ năng đó. Trước đó, bạn hãy đọc JD thật kỹ để lọc ra các kỹ năng mình cần điền vào CV. Dưới đây là ví dụ về phần kỹ năng của một bạn Sales trong ngành Bán lẻ.
Visual merchandising: Sắp xếp hàng hóa trong quầy kệ siêu thị và các cửa hàng để tối đa hóa tầm nhìn của khách hàng, đồng thời giúp nổi bật các chương trình khuyến mại và tung sản phẩm mới.
Product knowledge: Hiểu rõ về sản phẩm và có thể tư vấn toàn diện cho khách hàng
POS System: Hiểu rõ cách sử dụng hệ thống POS tại các cửa hàng, siêu thị (check ca làm, thanh toán khách hàng…)
Kỹ năng giao tiếp: Giải quyết tốt các trường hợp khiếu nại và giữ chân khách hàng một cách bình tĩnh và thân thiện.
Teamwork: Hỗ trợ đồng nghiệp để giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt, hỗ trợ hoạt động tại điểm bán trong thời gian cao điểm…
Những lưu ý khác trong CV
- Bố cục của CV: Bạn nên trình bày gọn gàng, có trật tự, đầy đủ thông tin nhưng không viết quá dài dòng, lan man (tốt nhất là trong một trang A4).
- Phần địa chỉ không cần nêu quá chi tiết nhưng ít nhất hãy ghi Quận nơi bạn sinh sống để HR đảm bảo được bạn sẽ không gặp trở ngại về vấn đề khoảng cách.
- Hãy đính kèm cả Cover Letter để có thể tăng cơ hội phỏng vấn, ứng viên thường không để ý phần này nhưng nhiều HR cho rằng đây là một phần cần có khi bạn ứng tuyển.
Đọc thêm: Tất tần tật về Cover Letter
Đọc thêm: Những lỗi thường mắc khi viết Cover Letter
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào cách viết CV Sales ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công tìm được công việc mơ ước.
Đọc thêm: Hướng dẫn viết email ứng tuyển chi tiết [+ template mẫu]
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào cách để viết một CV Sales. Chúc bạn tìm được công việc mơ ước.