Câu hỏi phỏng vấn: Bạn kì vọng gì với công việc mới này? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất là “Bạn kì vọng gì với công việc mới này?” cách trả lời thành công câu hỏi này có thể tác động rất lớn đến ấn tượng mà bạn để lại cho nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn biết cách chuẩn bị tốt nhất để trả lời câu hỏi này thì bạn sẽ cần phải xem xét nhu cầu của công ty cũng như mục tiêu nghề nghiệp của mình. Trong bài viết này, hãy cùng CareerPrep thảo luận về lý do tại sao nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này và chia sẻ các bước để trả lời hiệu quả cho câu hỏi phỏng vấn phổ biến này nhé.

1. Dụng ý của nhà tuyển dụng

  • Bạn có đang nghiêm túc với công ty? Nếu bạn không có kì vọng nào hết nghĩa là bạn không biết mình muốn gì và sẽ làm gì. Việc chúng ta trả lời rõ kỳ vọng của mình cho thấy bạn đã có sự chuẩn bị trước và bạn rất hiểu bản thân mình.
  • Kiểm tra vị trí có đúng/thấp so với kỳ vọng của bạn không? Khi bạn đã có kỳ vọng nhất định vào ví trị ứng tuyển, thì liệu chúng có phù hợp với công việc không thì vẫn cần xem xét. Chẳng hạn như nếu bạn kì vòng 1 môi trường work-life balance, tan làm lúc 6h nhưng hãy thử nghĩ nếu đó là công ty ecommerce xem, tháng nào bạn cũng phải chạy campaign thậm chí đến 12h vẫn thức để làm việc, vì vậy mà kỳ vọng của bạn và tính chất công việc không thống nhất với nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi một số câu hỏi biến thể” khác để hỏi về kỳ vọng công việc bạn cũng nên lưu ý nhé chẳng hạn như:

  • “Kỳ vọng công việc của bạn trong vai trò trước đây là gì và bạn đã đáp ứng hoặc vượt qua những kỳ vọng đó như thế nào?”
  • “Bạn mong đợi gì từ chúng tôi với tư cách là nhà tuyển dụng liên quan đến môi trường làm việc, văn hóa và sự phát triển?”
  • “Tại sao bạn quan tâm đến vai trò này?”
  • “Điều gì khiến bạn quan tâm đến việc ứng tuyển vào vị trí này?”
  • “Mô tả lý do tại sao bạn quan tâm đến vị trí này.”
Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Internet

Đọc thêm: Vì sao một chiếc CV đẹp mắt lại không đủ là CV chuyên nghiệp?

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn kì vọng gì với công việc mới này?”

Là một câu hỏi phổ biến và không thể tránh khỏi trong các cuộc phỏng vấn bạn hãy làm theo các bước dưới đây để đưa ra câu trả lời hiệu quả cho câu hỏi phỏng vấn này nhé: 

  • Nghiên cứu kỹ vị trí ứng tuyển của bạn

Chuẩn bị câu hỏi này trước tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng trả lời nhà tuyển dụng một cách trơn tru và tự tin hơn. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng công việc của vị trí ứng tuyển trên bảng mô tả công việc cũng như thông tin thêm bên ngoài, giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn phù hợp với vị trí này hay không.

  • Nghiên cứu công ty

Ngoài việc đọc mô tả công việc, hãy nhớ tìm hiểu về công ty bạn đang phỏng vấn. Nếu bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã nghiên cứu về công ty và mô hình kinh doanh của công ty nghĩa là bạn chứng minh mối quan tâm của bạn đối với công ty và vị trí đó.

  • Sắp xếp câu trả lời của bạn

Sau khi bạn đã nghiên cứu về công ty và mô tả công việc, hãy cô đọng và sắp xếp lại các thông tin cho câu trả lời. Điều quan trọng là phải trả lời một cách trực tiếp và cụ thể để đảm bảo bạn và nhà tuyển dụng có sự hiểu biết rõ ràng về kỳ vọng của bạn và của công ty.

Nếu nhà tuyển dụng hỏi về công việc trước đây bạn đã kỳ vọng gì, hãy kể ra một trường hợp cụ thể mà bạn đã đáp ứng hoặc vượt quá kỳ vọng của mình. 

Ví dụ: Trước đây bạn kỳ vọng sẽ có được mức lương 12 triệu đồng/tháng với công việc sáng tạo nội dung nhưng trong một dự án cuối năm của công ty bạn đã làm rất tốt và kéo về cho công ty rất nhiều khách hàng tiềm năng nên đã được giao cho làm leader dự án đầu năm mới với mức lương 20 triệu đồng.

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Internet
  • Một số kỳ vọng bạn có thể neo vào để trả lời:
  • Kỳ vọng về môi trường (năng động/ cẩn thận/ tay chân đi lại nhiều…)
  • Kỳ vọng về lộ trình phát triển bản thân (Muốn trải nghiệm lĩnh vực mới/ muốn đạt vị trí A/ muốn học hỏi từ X/..)
  • Kỳ vọng về đóng góp (Bạn muốn tạo ra nhiều sự thay đổi hơn với ngành hàng/ bạn muốn đạt được thành tích gì ở tương lai..)

(*) Tránh nói kỳ vọng về lương bởi như thế nghĩa là bạn đang đánh đồng bạn chưa xứng đáng với mức lương ấy (bạn đang khát khao nó & chưa đạt được). Đi phỏng vấn, bạn cần tự tin thể hiện năng lực, tầm nhìn để xứng đáng với mức lương hợp lí.

Đọc thêm:
Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi phải chọn bạn? [+ví dụ chi tiết]
Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

3. Câu trả lời mẫu

  • Ví dụ 1

Tiếng Việt

“Em rất yêu thích mảng brand marketing trong ngành FMCG. Vì thế, em cũng rất kỳ vọng vào vị trí ứng tuyển sẽ là bước đệm giúp đi sâu vào ngạch này của marketing hơn. Cụ thể hơn, có 2 thứ em kỳ vọng: Em rất mong sẽ công ty sẽ có nhiều dự định để tập trung xây dựng thương hiệu trong thời gian tới bởi như thế em sẽ có nhiều cơ hội lớn để làm việc và thể hiện khả năng của bản thân ở đây. Em cũng mong có các sếp, đồng nghiệp giỏi, giàu kinh nghiệm để được học hỏi nhiều và chỉ dẫn sâu hơn trong lĩnh vực này.

Tiếng Anh

“I am very interested in brand marketing in the FMCG industry. Therefore, I also hope that the position I applied for will be a stepping stone to help me go deeper into this segment of marketing. More specifically, there are two things that I expect: I really hope that the company will have many plans to focus on building its brand in the near future because then I will have many great opportunities to work and show my ability power here. I also hope to have good and experienced bosses and colleagues to learn more and guide me more deeply in this field.”

  • Ví dụ 2

Tiếng Việt

“Em hy vọng rằng công ty sẽ cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt và sáng tạo, em kỳ vọng sẽ được làm việc với nhiều phòng ban khác nhau thứ nhất là vì em muốn đa dạng hóa trải nghiệm của mình thay vì chỉ học sâu một chuyên môn, thứ hai là vì em có thể gặp gỡ nhiều đồng nghiệp có kinh nghiệm để học hỏi và giao lưu với nhau.”

Tiếng Anh

“I hope that the company will provide a flexible and creative working environment, I expect to work with many different departments firstly because I want to diversify my experience instead of just deep learning a specialty, secondly because I can meet many experienced colleagues to learn and interact with each other.”

————————–
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu