Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+ví dụ chi tiết]

CV chuyên nghiệp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Có thể nói câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” là một câu hỏi phỏng vấn phổ biến, không thể thiếu trong các buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn dùng câu hỏi này để đánh giá mức độ quan tâm, sự nghiêm túc của ứng viên đến công ty và vị trí họ đang ứng tuyển. Vì vậy bạn cần thực sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho câu hỏi này.

Có thể bạn quan tâm: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive

Bài viết dưới đây, sẽ lý giải lý do tại sao các nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn, các mẹo để chuẩn bị câu trả lời của bạn và các ví dụ về câu trả lời mẫu giúp bạn giải quyết nó một cách hiệu quả.

1. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

Trong một cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho bạn, nghe có vẻ đơn giản hoặc vụn vặt nhưng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về trình độ và tính cách của bạn. Như với hầu hết các câu hỏi phỏng vấn, có một số mục đích để đặt ra câu hỏi cụ thể này, chẳng hạn như:

Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn thực sự quan tâm đến cơ hội làm việc tại công ty của họ: Trong một thị trường việc làm cạnh tranh, các nhà tuyển dụng có nhiều lựa chọn cho riêng mình. Họ có xu hướng tìm kiếm những cá nhân xin việc vì một lý do và đam mê với công ty, hơn là chỉ tìm kiếm những ứng viên đã có kinh nghiệm hoặc có bằng cấp tốt.

Câu trả lời của bạn có thể thể hiện đạo đức làm việc của bạn: Nếu câu trả lời của bạn thể hiện rằng bạn đã dành thời gian nghiên cứu và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ quan tâm và chú ý từng chi tiết vào các nhiệm vụ và trách nhiệm hàng ngày của bạn liên quan đến vị trí đó.

Một câu trả lời tốt thể hiện mức độ chuyên nghiệp của bạn: Một ứng viên chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn chứng tỏ họ tham vọng và cam kết phát triển sự nghiệp của họ và những đặc điểm này được tìm kiếm ở những ứng viên vì nó biểu thị một cá nhân sẽ thể hiện hành vi phù hợp, chuyên nghiệp và có chủ đích.

Đọc thêm: 40 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và cách chuẩn bị

 

Nguồn: Pinterest

2. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn

“Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” là câu hỏi phỏng vấn được nhà tuyển dụng lựa chọn để đánh giá mức độ quan tâm, sự nghiêm túc của ứng viên với công ty của họ. Họ mong muốn ứng viên trả lời thành thật nhất không chỉ để họ đánh giá trách nhiệm của bạn với vị trí bạn ứng tuyển, mà còn hiểu lẫn nhau, gắn bó lâu dài. 

Bởi lẽ tự nhiên, họ không muốn tuyển dụng những ứng viên thời gian đầu rất háo hức rồi nhanh chóng chán nản, mất kiên nhẫn, bất đồng với đồng nghiệp, nội bộ công ty vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả công việc.

Có thể bạn quan tâm: Logical Mindset – để trở thành một Marketer giỏi

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị mọi thứ về công ty cũng như vị trí ứng tuyển và các công việc liên quan – không chỉ giúp bạn có thêm hành trang khi bước vào cuộc phỏng vấn mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên, không nhất thiết là bạn phải lên google rồi tra tất tần tật mọi thứ về công ty, mà bạn chỉ cần đọc kỹ bảng mô tả công việc, nắm cho mình những thông tin quan trọng nhất sẽ tạo được ấn tượng và tăng cơ hội ứng tuyển thành công. 

Đọc thêm: 3 bước làm đẹp CV ấn tượng từ khi còn sinh viên?

Và nếu chẳng may bạn không trả lời được câu hỏi này thì khả năng cao bạn sẽ không được nhận vì nhà tuyển dụng nghĩ rằng những thông tin cơ bản của công ty mà bạn không tìm hiểu thì họ không có lý do gì để tuyển bạn nữa.

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Pinterest

3. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

Vậy làm sao để trả lời câu hỏi này một cách ấn tượng và hiệu quả nhất, bạn có thể làm theo các bước sau:

– Tiến hành tìm hiểu

Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu trước về công ty mà chuẩn bị đi phỏng vấn. Bằng cách dạo quanh một vòng website của công ty, các trang mạng xã hội cũng như bất kỳ nội dung đề cập đến sản phảm hoặc dịch vụ của họ trên phương tiện truyền thông, những thông tin tìm được sẽ giúp bạn hiểu thêm về công ty và trả lời được các câu hỏi về lịch sử, giá trị, sự mệnh, mục tiêu của họ. Một số ví dụ về thông tin cần thu thập để giúp bạn chuẩn bị câu trả lời:

+ Xác định loại tổ chức: Tìm hiểu xem đó là một tổ chức phi lợi nhuận, một tập đoàn, một công ty mới thành lập hay một tổ chức chính phủ sẽ cung cấp rất nhiều thông tin về các giá trị, sứ mệnh và văn hóa của tổ chức.

+ Khám phá dịch vụ hoặc sản phẩm của họ: Khám phá dịch vụ hoặc sản phẩm mà tổ chức cung cấp cũng như khách hàng mục tiêu của họ là ai.

+ Tìm hiểu quy mô của công ty nhỏ hay lớn: Kiểm tra các khía cạnh khác nhau của cấu trúc và lợi nhuận của công ty, bao gồm giá trị của công ty, họ đang tuyển dụng bao nhiêu nhân viên và có bao nhiêu vị trí.

+ Xác định lý do tại sao họ cần có vị trí mà bạn ứng tuyển: Bạn nên nghiên cứu tổ chức và danh sách công việc để biết các chi tiết giúp định vị giá trị của bạn trong công ty.

+ Nghiên cứu những thách thức hiện tại của công ty: Sử dụng những quan sát của bạn để cố gắng hiểu cách bạn có thể giúp giải quyết vấn đề hiện tại của công ty.

– Chuẩn bị các nội dung chính.

Từ thông tin bạn thu thập ở bước 1 được trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, bạn hãy bắt đầu chọn những chi tiết chính cần đề cập khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này. Nên đặc biệt lưu ý về các thành tựu quan trọng hoặc các sản phẩm, dịch vụ sắp ra mắt của công ty. Ngoài ra, sự hiểu biết sâu sắc bạn hiện có sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan khác hiệu quả hơn trong cuộc phỏng vấn.

– Tập trung vào điều tích cực

Việc bạn thu thập được nhiều thông tin và áp dụng tất cả vào câu trả lời của bạn đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin khiến cho câu trả lời không còn chất lượng và hiệu quả nữa. Vì vậy tập trung nói về các điều tích cực là vô cùng cần thiết ví dụ như những sản phẩm của tổ chức, các cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty và các khía cạnh của sứ mệnh, mục tiêu và giá trị của công ty phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hoặc cá nhân của bạn.

– Làm nổi bật sự quan tâm và nhiệt tình của bạn

Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn nên nói rõ với người tuyển dụng rằng bạn cực kỳ quan tâm đến vị trí này. Bạn có thể giúp chứng minh điều này bằng cách sở hữu sự hiểu biết sâu sắc về công ty và cách bạn sử dụng điểm mạnh cá nhân để có thể giúp công ty hoàn thành mục tiêu. Bạn nên thể hiện sự háo hức tham gia vào công ty nhưng theo một cách chân thực và xác thực nhất.

Có thể bạn quan tâm: Biết ưu tiên – tố chất Marketer giỏi cần có! 

Câu hỏi phỏng vấn

 

Nguồn: Pinterest

4. Câu trả lời mẫu 

Dưới đây là một số ví dụ về câu trả lời mẫu hiệu quả cho câu hỏi phỏng vấn “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” mà CareerPrep đưa ra hy vọng giúp ích được cho các bạn.

– Ví dụ 1

Tiếng Việt

“Dạ, vốn dĩ từ nhỏ em đã rất thích sữa Vinamilk đặc biệt là loại sữa tươi tiệt trùng, vì mùi vị rất thơm và hợp khẩu vị của em đặc biệt là mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Em rất ấn tượng với các chương trình vì cộng đồng mà công ty thực hiện để đóng góp cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt  là chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” năm 2021 và sau khi tìm hiểu thì em thấy đây là chiến dịch để khởi đầu cho hành trình của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm thứ 14. Thêm vào đó mỗi lần tới các đại lý sữa để mua hàng thì slogan “Giấc mơ sữa Việt” ngay tước cửa tiệm để lại trong em nhiều ý nghĩa sâu sắc với mong muốn mang sữa Việt vươn tầm thế giới.

Tiếng Anh

“Yes, since I was a child, I have been loved Vinamilk milk, especially pasteurized fresh milk, because the taste is very fragrant and suitable for my taste, especially bringing many nutrients to the body. I am very impressed with the community programs that the company implements to contribute to disadvantaged children, especially the campaign “Trieu ly sua yeu thuong, trieu nu cuoi hanh phuc” in 2021 and after. When I researched, I found that this is a campaign to start the journey of the Stand Tall Vietnam Milk Fund in the 14th year. In addition, every time I go to the store to buy products, the slogan “Vietnamese milk dream” immediately disappears in front of the store which left me with many deep meanings with the desire to bring Vietnamese milk to the world.

– Ví dụ 2

Tiếng Việt

“Theo như em tìm hiểu thì công ty Viettel là doanh nghiệp số 1 Công ty Công nghệ thông tin – Viễn thông uy tín nhất Việt Nam năm 2021. Với sứ mệnh sáng tạo để phục vụ con người, nên em nhận thấy công ty đang rất cố gắng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ cho cuộc sống của khách hàng. Và vừa qua thì Viettel đã công bố việc tái định vị thương hiệu em nghĩ đây sẽ một bước đi mạnh mẽ của viettel giúp thúc đẩy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.”

Tiếng Anh

“According to my research, Viettel company is the number 1 enterprise of the most prestigious Information Technology – Telecommunications Company in Vietnam in 2021. With a creative mission to serve people, I realize that the company is trying very hard to give the best products and services to serve the lives of customers. And recently, Viettel has announced the re-branding, I think this will be a strong step for Viettel to help promote its position in the Vietnamese market.”

Có thể bạn quan tâm: Xây dựng giả định – các Marketers hãy lưu ý! 
———————————

CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu