Câu hỏi phỏng vấn: Theo bạn, thế nào là một công việc lý tưởng? [+Ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn khác nhau với nhiều mục đích khác nhau nhằm để xác định bạn là ai, bạn sẽ mang lại giá trị gì cho công ty và kỹ năng bạn có có thể giúp bạn thực hiện công việc như thế nào. Thêm vào đó nhà tuyển dụng cũng có xu hướng hỏi các bạn về công việc lý tưởng hoặc công việc mơ ước của họ. Trong bài viết này, CareerPrep sẽ giải thích lý do tại sao nhà tuyển dụng hỏi về công việc lý tưởng và cách trả lời câu hỏi, với các câu trả lời ví dụ.

Dụng ý của nhà tuyển dụng

  • Xác định bạn là người đến giá trị gì? Câu hỏi phỏng vấn này nhằm mục đích test góc nhìn của bạn về cuộc sống và công việc để thấy bạn có chiều sâu và giá trị hay không hay chỉ là một người nghĩ đến những cái trước mắt và không cần quan tâm đến định hướng lâu dài.

Ví dụ: nếu lý tưởng là giúp bạn thăng tiến trong lộ trình nghề nghiệp, tăng lương, kiếm thêm thu nhập điều đó thể hiện bạn là con người khá vật chất, tham vọng, để ý kĩ đến phúc lợi bản thân.

Ngược lại, nếu lý tưởng là làm việc chỉ vì đam mê, làm cho đỡ chán thì điều đó có thể đang hơi quá phi lý (có thể là hơi giả tạo), nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang cố gắng trở thành 1 người quá hoàn hảo, và có thể là cái cớ để ép giá lương thấp vì bạn làm việc vì đam mê thôi mà.

Người phỏng vấn có thể đặt câu hỏi phỏng vấn, “Theo bạn, thế nào là một công việc lý tưởng?” theo những cách khác nhau:

  • “Bạn thích nhất hoạt động nào cần làm trong công việc bạn ứng tuyển?”
  • “Bạn sẽ mô tả công việc mơ ước của mình như thế nào?”
  • “Công việc lâu dài bạn mong muốn được làm là gì?”

Đọc thêm:  Các công việc Freelance sinh viên có thể làm để kiếm thêm thu nhập

Câu hỏi phỏng vấn: Bạn sẽ là ai sau 5 năm nữa? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Pinterest

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Theo bạn, thế nào là một công việc lý tưởng?”

Với bạn, thế nào là công việc lý tưởng?

Xác định xem bạn đang ưu tiên giá trị nào cho công việc lý tưởng của mình nó có thể là tiền lương, tình cảm, đồng nghiệp, sếp tốt, môi trường danh tiếng… bạn chọn yếu tố nào cũng được miễn là hợp lý và bạn có lý do vì sao bạn chọn nó.

Ví dụ: khái niệm công việc lý tưởng sẽ biến hoá tuỳ theo bạn là ai?

  • Nếu bạn rất hướng nội, trọng tình cảm -> lý tưởng là khi bạn gặp đc môi trường không độc hại, có sự gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau giữa đồng nghiệp và bạn thay vì chính trị, bạn muốn gặp sếp tốt, có thể gắn kết cả ngoài giờ làm việc…
  • Nếu bạn rất tham vọng về tương lai -> lý tưởng là khi môi trường đó phải rất năng động, lộ trình phát triển rõ ràng, cho bạn nhiều cơ hội để thử thách bản thân giúp bạn thăng tiến trong công việc, để mang lại nhiều giá trị cao cho bản thân.
  • Nếu bạn sáng tạo -> lý tưởng là khi bạn được làm việc trong một môi trường đánh giá cao những sự đổi mới, sự bứt phá, độc lạ, duy nhất, linh hoạt trong cách vận hành, cho bạn nhiều cơ hội được kết nối với hầu hết các nhân viên hay phòng ban trong công ty.

Tóm lại là, bạn cần biết rõ việc mình là ai để suy luận ra 1 câu trả lời đúng, phù hợp với các giá trị của mình. Bạn có thể tự mình trải nghiệm để hiểu rõ bạn thân hơn hoặc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước để từ đó rút ra được giá trị cốt lõi thực sự của bản thân bạn.

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Pinterest

– Với nhà tuyển dụng, sự lý tưởng của bạn có phù hợp với môi trường công ty không?

Sau khi có được câu trả lời cho riêng mình thì việc bạn liên kết những giá trị đó đến với công việc bạn đang ứng tuyển là vô cùng quan trọng. Bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí, môi trường làm việc, công ty đánh giá cao những giá trị gì nhất, để từ đó khéo léo kết nối chúng với giá trị của bản thân bạn.

Ví dụ:

  • Nếu bạn rất hướng nội, trọng tình cảm -> 1 môi trường startup, fast moving là điểm đến phù hợp, bởi chỗ nào càng gặp nhiều khó khăn, thử thách ở những giai đoạn đầu thì đó là cơ hội để cả team cùng nhau giải quyết và đạt được những thành tích cụ thể.
  • Nếu bạn rất tham vọng về tương lai -> môi trường làm việc chuyên nghiệp, có lộ trình phát triển rõ ràng ở doanh nghiệp lớn đã phát triển sẽ phù hợp hơn là doanh nghiệp startup, đó là cơ hội để bạn trau dồi kiến thức chuyên môn, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định.
  • Nếu bạn sáng tạo -> môi trường làm việc năng động với các chiến dịch truyền thông chạy mỗi tháng sẽ là nơi để bạn thỏa sức khám phá, phát triển tư duy, tạo ra sức nóng cho công ty thu hút thêm được nhiều khách hàng.

Đọc thêm: Thử nghiệm: Giải mã sức “nóng” của Ecommerce với người mới đi làm?

Câu trả lời mẫu

  • Ví dụ 1

Tiếng Việt

Em là một người hướng nội, trọng tình cảm vì thế em thích môi trường làm việc nhóm hơn là làm việc độc lập vì đây là cách tốt nhất để em phát huy hết khả năng cũng như khắc phục điểm yếu của mình. Yêu cầu công việc được nêu trong bản mô tả cũng sẽ tạo cơ hội để em phát huy những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy của mình trong thời gian qua.

Tiếng Anh

I’m an introvert and emotional, so I prefer working in a team rather than working independently because this is the best way for me to develop my full potential as well as overcome my weaknesses. The job requirements stated in the description will also give me an opportunity to promote my accumulated knowledge and experience over the past time.

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Dribbble
  • Ví dụ 2

Tiếng Việt

Em là một người khá linh hoạt và có thể tự điều chỉnh bản thân trong những môi trường làm việc nhất định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng em đặc biệt phù hợp với môi trường doanh nghiệp năng động, nhiều người trẻ – nơi mà mỗi nhân viên đều có cơ hội để khẳng định mình.

Tiếng Anh

I am a flexible person and can adjust myself in certain working environments. However, I must also admit that I am especially suitable for a dynamic business environment with many young people – where every employee has the opportunity to assert themselves.
———————————-
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu