Hướng dẫn đi networking dành cho người hướng nội [kèm 20+ câu hỏi mẫu phổ biến]

networking101

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

​​Networking là một cách tuyệt vời để phát triển mạng lưới công việc của bạn và gặp gỡ các kết nối chất lượng. Các sự kiện ​​networking giúp bạn dễ dàng gặp gỡ nhiều chuyên gia trong ngành/ các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đặt câu hỏi đã được cân nhắc kỹ lưỡng tại các sự kiện networking có thể giúp bạn có được thông tin “mật” và tăng cơ hội nghề nghiệp.

Và không phải ai cũng dễ bắt chuyện với người lạ đúng chứ? Đặc biệt những ai còn hướng nội – chưa có nhiều tiếp xúc với chốn đông người.

Xem thêm: Làm thế nào để bắt đầu personal branding?

Trong bài viết này, CareerPrep gợi ý bạn các câu hỏi để bạn chuẩn bị trước & có cuộc trò chuyện tự nhiên nhất nhé!

Networking event là gì?

Networking event là một buổi họp mặt sau giờ làm việc/ hội nghị/ workshop quy tụ những người trong cùng ngành hoặc có mục tiêu giống nhau gặp – thảo luận về một chủ đề nào đó. Bạn có thể xây dựng kết nối với các chuyên gia có cùng chí hướng – những người có thể giúp bạn học các kỹ năng mới hoặc thăng tiến trong sự nghiệp. 

Mục tiêu của hầu hết các Networking event là để phát triển nghề nghiệp, vượt ra khỏi công việc 9-5 hàng ngày của bạn. 

networking bộ câu hỏi

Tại sao đi networking tại các sự kiện quan trọng?

Các sự kiện networking có thể mang lại nhiều lợi ích cho người tham dự, bao gồm:

  • Xây dựng mối quan hệ: Thay vì chỉ dành 8 tiếng gặp đi gặp lại các đồng nghiệp quen thuộc – đây là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới trong môi trường chuyên nghiệp và phát triển các mối quan hệ.
    Và bạn biết đó, nhất hậu duệ – nhì tiền tệ – ba quan hệ. Quan hệ tốt mở ra rất nhiều cánh cửa cho bạn.
  • Nắm bắt xu hướng ngành: Thông thường, các nhà lãnh đạo trong ngành chia sẻ các cập nhật và xu hướng trong lĩnh vực này trong các sự kiện networking.
  • Tiếp cận những ý tưởng mới: Mỗi người một background, một công ty khác nhau có thể chia sẻ những thách thức tại nơi làm việc – cách giải quyết – kinh nghiệm, điều này có thể giúp bạn phát triển những ý tưởng mới cho công việc của mình.
  • Tăng động lực: Các sự kiện kết nối có thể làm mới niềm đam mê của bạn đối với công việc và tăng động lực trong công việc.
  • Giao lưu với đồng nghiệp: Chúng thường được tổ chức sau giờ làm việc, bao gồm thức ăn, âm nhạc và các yếu tố thư giãn khác. Giao lưu với những người cùng chí hướng là một cách tuyệt vời để thư giãn. Vừa làm vừa chơi!
  • Tuyển dụng nhân viên tiềm năng: Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các sự kiện kết nối để gặp gỡ và thậm chí phỏng vấn ứng viên tiềm năng.

Các dạng sự kiện Networking khác nhau:

Có nhiều phong cách khác nhau với nhiều mục đích/người tham dự khác nhau. Dưới đây là một số loại sự kiện networking phổ biến nhất:

  • Hội chợ nghề nghiệp (Career fair): Còn được gọi là hội chợ việc làm – là những sự kiện tuyển dụng lớn tập trung vào tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Thông thường, hội chợ nghề nghiệp được tổ chức theo ngành.
  • Các sự kiện của địa phương (Local organization events): Các tổ chức cộng đồng tổ chức các buổi networking hoặc hội thảo để các nhà lãnh đạo tổ chức và ngành công nghiệp địa phương gặp gỡ và kết nối.
  • Các sự kiện nghề nghiệp của trường cao đẳng hoặc đại học: Các sự kiện nghề nghiệp dành cho sinh viên đại học hiện tại thường bao gồm các cựu sinh viên đại học có cơ hội thực tập hoặc việc làm quan tâm đến việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp từ trường cũ của họ.
  • Các sự kiện dành cho cựu sinh viên đại học (University career events): Các trường đại học đôi khi tổ chức các sự kiện dành cho cựu sinh viên ở các khu vực địa lý khác nhau để gặp gỡ và nói về trải nghiệm ở trường cũng như làm thế nào để thành công như hiện tại của họ.
  • Các tổ chức phục vụ cộng đồng: Các nhóm phục vụ cộng đồng tạo cơ hội để đền đáp lại cộng đồng trong khi gặp gỡ những người cùng chí hướng có thể phát triển mạng lưới nghề nghiệp của họ.
  • Câu lạc bộ việc làm (HR club)
  • Workshop của các câu lạc bộ/trường/tổ chức: Về các chủ đề chuyên môn như Marketing – HR – Sales – Logistics,… Thường sẽ có các diễn giả tiếng tăm trong ngành đến để chia sẻ góc nhìn.

Bộ câu hỏi để hỏi tại một sự kiện Networking

Làm quen với các chuyên gia là mục tiêu chính của hầu hết các sự kiện networking. Bắt đầu cuộc trò chuyện với người mới bằng cách sử dụng các câu hỏi này (dù hướng nội hay hướng ngoại)

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Dibbble

1. Câu hỏi về giáo dục

Hãy bắt đầu với cái gì gốc rễ nhất, đảm bảo không vội đi sâu quá xa. Đặt câu hỏi về trình độ học vấn của một người có thể giúp bạn đánh giá xem liệu bạn có điểm chung xuất phát điểm giống họ không. Những câu hỏi này tập trung vào nền tảng giáo dục của người đó:

Bạn đã đi học ở đâu? Ngành gì? Trái ngành hay làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp?
Bạn có định đi học Master không?
Lĩnh vực bạn làm bằng cấp như nào thì tốt, như nào thì không tốt?
Học đại học bạn thích làm gì nhất?
Có điều gì bạn hối hận ở quãng thời gian đi học không?

Xem thêm: Cái mác trường đại học có thật sự quan trọng?

2. Câu hỏi về con đường sự nghiệp

Tìm hiểu về con đường sự nghiệp của người khác có thể giúp bạn định hình con đường sự nghiệp của riêng mình. Nó có thể mở ra những con đường mà trước đây bạn chưa từng cân nhắc. Những câu hỏi này là về công việc trước đây của người đó hoặc mục tiêu nghề nghiệp dài hạn:

Bạn luôn muốn làm việc trong lĩnh vực này hay định hướng bạn khác?
Bạn xuất phát điểm ngành/nghề này như nào? Lộ trình phát triển ra sao?
Bạn có nghĩ rằng con đường sự nghiệp của bạn giống như hầu hết những người khác ở vị trí của bạn?
Những kỹ năng nào là quan trọng nhất cho công việc của bạn?
Trở ngại lớn nhất mà bạn đã phải đối mặt trong sự nghiệp của bạn cho đến nay là gì?
Bạn làm gì để phát triển chuyên nghiệp?
Ngành này có thực tập hay học nghề không?
Bao lâu bạn ở trong lĩnh vực này? Có định chuyển hướng không?
Bạn hy vọng sẽ đi đâu tiếp theo trong sự nghiệp của mình?

Xem thêm: Làm thế nào để định hướng bản thân khi mới ra trường?

3. Câu hỏi vai trò công việc

Nếu bạn quan tâm đến một công việc cụ thể, khi networking đặt câu hỏi về nhiệm vụ hàng ngày có thể giúp bạn quyết định xem bạn có muốn theo đuổi nghề này hay không. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu về công việc hiện tại của người đó:

Bạn dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc để làm gì?
Một tuần điển hình trong công việc của bạn trông như thế nào?
Điểm tốt nhất trong công việc của bạn là gì?
Bạn ước mình có thể thay đổi điều gì về công việc của mình?
Bạn thường làm việc bao nhiêu giờ trong một tuần?
Bạn có nhiều quyền tự chủ ở vị trí của mình không?
Phong cách quản lý của bạn là gì?
Người quản lý giỏi nhất mà bạn đã từng gặp?
Quy trình đánh giá hiệu suất của bạn như thế nào?
Những loại dự án bạn đang làm việc trên ngay bây giờ?
Bạn đã bao giờ chán nản vì phải lặp đi lặp lại công việc hàng ngày không?

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn | Theo bạn, thế nào là một công việc lý tưởng? [+Ví dụ chi tiết]

4. Câu hỏi về môi trường làm việc

Nếu bạn muốn làm việc cho một công ty cụ thể, việc networking hỏi về điều kiện/môi trường làm việc sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về công ty/lĩnh vực đó. Những câu hỏi networking này tập trung vào công ty và nơi làm việc của người đó:

Văn hóa công ty như thế nào?
Team có bao nhiêu người? Chia cấp như nào? Working way?
Bạn có đang lead một nhóm không?
Văn phòng của bạn như thế nào?
Bạn thấy công ty của bạn phát triển tốt không? Bạn nghĩ bạn sẽ ở lại đến bao lâu?
Công ty của bạn có đang đối mặt với bất kỳ thách thức thú vị nào không?

Xem thêm: Công ty lớn vs Start-up, đâu là môi trường dành cho bạn?

5. câu hỏi về ngành (Industry)

Các câu hỏi về ngành giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt với các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Những kết nối này có thể hữu ích nếu bạn cần hướng dẫn về một chủ đề cụ thể. Những câu hỏi này là về toàn bộ lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp:

Bạn nghĩ ngành này sẽ khác như thế nào trong 5 năm tới?
Điều gì đã thay đổi nhiều nhất về lĩnh vực này kể từ khi bạn bắt đầu?
Những kỹ năng nào mà một người mới tham gia lĩnh vực này nên phát triển để thành công trong tương lai?

6. Câu hỏi phụ 

Những câu hỏi này giúp bạn tìm hiểu về người đó cũng như sở thích và sở thích của họ có thể không liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của họ. Đôi khi những câu hỏi nhiều não quá sẽ khiến cuộc trò chuyện nặng nề.
Hãy xen kẽ tone&mood thoải mái để networking thân mật hơn. Dù gì cũng có phải đang trong giờ làm đâu!

  • Bạn đến đây với ai? Sao biết về sự kiện này?
  • Bạn thích làm gì ngoài công việc? Sau giờ làm bạn thường làm gì?
  • Bạn theo chủ nghĩa work-life balance hay hardcore?
  • Quê bạn ở đâu?

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu