Làm thế nào để viết một bài blog post?[+Template mẫu dành cho bạn] – Tự học Marketing

blog post tu hoc marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

“Có thể nói content là vua của các nghề. Vừa có tiền, có quyền. Vừa kiếm được nhiều $ lại được xã hội trọng vọng. Thằng em mình học làm content, sinh năm 96. Tự mày mò học rồi đi làm remote cho công ty Mỹ 2 năm nay. Mỗi tối online 3-4 giờ là xong việc. Lương tháng 3k6. Nhưng thu nhập chính vẫn là từ nhận các project bên ngoài làm thêm. Tuần làm 2,3 cái nhẹ nhàng 9,10k tiền tươi thóc thật không phải đóng thuế. Làm gần được 3 năm mà nhà xe nó đã mua đủ cả. Nghĩ mà thèm ….”

Hình như văn mẫu này nghe quen quen? 

Đùa vui tí thôi 😁. Khi mới bắt đầu tự học marketing, chắc hẳn nhiều người sẽ lựa chọn content cũng như việc khởi tạo và xây dựng blog là mảnh đất để “thực chiến”. Dù là blog cá nhân hay blog doanh nghiệp, content luôn đóng một vai trò quan trọng, và blog post sẽ là nơi bạn thể hiện những nội dung sáng tạo và độc nhất của mình. Nhưng làm thế nào để viết được một bài blog post, hãy cùng CareerPrep tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Khái niệm về blog post

Blog post là những nội dung được thực hiện và đăng tải trên website dưới dạng một bài báo, mẩu tin tức, guideline, câu chuyện…. Một bài blog post phải giải quyết được 2 câu hỏi “Tại sao khách hàng cần đọc bài viết này?” và “Bài viết này có gì thú vị để khách hàng đọc hết từ đầu đến cuối?”, nghĩa là bạn phải giải đáp và giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ, bằng một cách hay ho và lôi cuốn. 

Đối với các doanh nghiệp, blog là một marketing channel, mà trong đó, viết blog là một chiến thuật marketing giúp doanh nghiệp có cơ hội được hiển thị nhiều hơn trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp. 

Các kiểu blog post thường gặpVí dụ
X là gì?Content Calendar là gì?
Làm thế nào để…?Làm thế nào để tôi vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông?
Top list10 website săn học bổng

2. Blog post có vai trò gì?

Theo như một nghiên cứu từ Hubspot, các công ty sẽ có chiến dịch marketing hiệu quả hơn khi sử dụng blog. Với gần 4 tỷ người trên toàn thế giới hiện đang sử dụng Internet, blog post sẽ là một mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp có thể khai thác và nhận lại được nhiều lợi ích, cụ thể: 

💫Tăng độ nhận diện thương hiệu

Blog là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhưng vì sao?  Tìm kiếm thông tin và dịch vụ trên các nền tảng số đã không còn xa lạ, vậy nên việc đưa blog trở thành một phần của các chiến dịch marketing sẽ giúp cho tần suất xuất hiện của website tăng lên trong trang kết quả tìm kiếm. Bằng việc thường xuyên cập nhật nội dung trên trang blog, bạn có thể chuyển đổi người xem trở thành khách hàng tiềm năng của mình.

💫Tăng sự tín nhiệm 

Bạn có cảm thấy một doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin hơn khi cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng không? Bởi lẽ, điều đó cho thấy công ty không chỉ tập trung vào lợi nhuận, vào việc “khi nào bán hết 1 tỷ gói mè”; mà họ thực sự quan tâm đến việc truyền tải và đem lại những gì tốt nhất đến cho khách hàng. “Mưa dầm thì thấm lâu”, khi đã có được niềm tin của khách hàng, việc bán hết được 1 tỷ gói mè chắc sẽ chỉ trong một sớm một chiều, và kết quả là doanh thu cứ tăng vèo vèo thôi.

3. Cách viết một bài blog post từ A-Z

Bước 1: Chọn topic 

blog-post-tu-hoc-marketing
Nguồn: Joanna Ławniczak

Tương tự như gen Z có “bản đồ sao” để giải mã bản thân, các bloggers cũng sẽ có cho mình một “bản đồ” tương tự với cái tên “buyer persona” (chân dung khách hàng), dùng để tiếp cận những sở thích cũng như những vấn đề, câu hỏi của khách hàng, từ đó tìm ra chủ đề cho các bài viết của mình. Ví dụ như đối với những người mới bắt đầu tự học marketing, họ muốn có một lộ trình học từ cơ bản đến nâng cao, những phần kiến thức nào cần đào sâu, có những cách nào để trải nghiệm marketing trong thực tế,… 

Xem thêm: Buyer Persona là gì? 

Nếu vẫn còn thấy bối rối, thì cứ chọn một topic rộng một chút, rồi lấy một ngách nào đó để làm chủ đề cho bài blog post. Ví dụ, chủ đề lớn là “Quản lý thời gian”, bạn có thể đi theo một ngách nhỏ hơn như “Những lầm tưởng về quản lý thời gian” hay “Những cuốn sách về quản lý thời gian hiệu quả mà bạn nên có”,….

Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình một list các topic bằng việc tự brainstorm và trả lời các câu hỏi: “Khách hàng đang thắc mắc và cần giúp đỡ về điều gì?, “Bạn muốn khách hàng biết về điều gì?”, “Đối thủ của bạn đang nói về cái gì?”,… 

Bước 2: Tìm keyword

blog-post-tu-hoc-marketing

Khi muốn đọc các bài viết về một chủ đề nào đó, bạn sẽ tìm bằng cách nào? Đó chính là tra cứu keyword trên thanh công cụ tìm kiếm. Vậy nên, keyword là một trong những nhân tố siêu quan trọng để bài viết của bạn có thể đến gần với người đọc hơn. 

Giả dụ bài viết của bạn nói về chủ đề “Cách để giảm cân hiệu quả tại nhà”, keyword ở đây chính là “giảm cân”, “không cần ăn kiêng”. Sau đó, bạn có thể sử dụng Google Trends để xem những từ khóa liên quan nào được tìm kiếm nhiều nhất gần đây, và nên chọn những từ khóa mà bạn thấy tâm đắc nhất để đưa vào bài viết của mình. 

Bước 3: Lên outline

Vì blog post thường sẽ là những bài có khối lượng thông tin lớn, nên lập outline là một việc hết sức quan trọng. Giống như việc viết văn hồi còn học ở trường, một bài blog post có outline sẽ giúp cho bạn biết mình cần viết gì, viết đủ ý và không bị lan man, dài dòng. Outline càng chi tiết, càng đỡ mất thời gian để suy nghĩ xem phải viết cái gì,và dưới đây là những yếu tố cơ bản mà một bài blog post nên có:

⭐️Tiêu đề: 

blog post tu hoc marketing
nguồn: Kind Content

Giống như social post, tiêu đề phải tóm gọn nội dung toàn bài thu hút được sự chú ý của người xem. Một tiêu đề tốt cần phải bao gồm keyword, và độ dài nên là 60 ký tự. Nhưng nếu cố gắng rút ngắn mãi rồi mà vẫn dài hơn 60 ký tự thì sao? Không sao cả, chỉ cần lưu ý là hãy đặt keyword ở đầu tiêu đề, để khi bài viết của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, người xem vẫn biết được nội dung bài này đang nói về chủ đề gì.

⭐️Dẫn nhập (Opening): 

blog-post-tu-hoc-marketing

Dẫn nhập giống như bìa của một cuốn sách vậy, dù người ta hay nói “đừng trông mặt mà bắt hình dong”, nhưng trong trường hợp này, nếu dẫn nhập của bạn không đủ thu hút, không đánh vào insight và pain point của người xem, thì chẳng có lý do gì để họ tiếp tục xem bài viết của bạn cả. 

Thử nhớ lại một bài viết nào đó khiến bạn đọc chăm chú không ngừng từ đầu đến cuối, để ý xem phần dẫn nhập có trả lời được câu hỏi “Tại sao tôi phải đọc bài viết này?”, “Bài viết này giúp tôi giải quyết vấn đề gì và như thế nào?” hay không nhé. 

Có vô vàn cách để viết được một phần dẫn nhập hay, nhưng nếu bí quá thì có thể tham khảo bài viết cách sáng tạo ý tưởng này nhé. 

⭐️Thân bài (body text): 

Một tips để làm nên một thân bài đủ ý và có chiều sâu, chính là research. Tìm kiếm thật nhiều, đọc thật nhiều những bài viết có nội dung tương tự, nhặt nhạnh những ý mà bạn thấy hay ho để triển khai cho bài viết của mình. Thấy được cái gì tốt, cứ cho vào đã, sau khi tổng hợp xong thì sắp xếp lại, và lọc bớt những ý không cần thiết. 

Một bài blog post lý tưởng nên có từ 600 – 2000+ ký tự. Nhưng đừng viết thành một đoạn văn dài, hãy chia nhỏ thành các đoạn ngắn, giữa các đoạn có khoảng cách để cho tiện theo dõi và không bị rối mắt, từ đó mà kể cả nội dung blog post có dài nhưng cũng không khiến người xem có tâm lý “lười đọc vì quá dài”. Bên cạnh đó, để các đầu mục nội dung có thể hiện lên trong phần mục lục, nhớ set cỡ chữ H3 cho heading và H4 cho subheading nhé.

⭐️CTA (Call-to-Action):

blog-post-tu-hoc-marketing

CTA – kêu gọi người xem hành động. Bạn muốn người xem làm gì sau khi đọc xong bài viết, hãy chèn CTA ở cuối bài, ví dụ như đăng ký khóa học, đăng ký để nhận bài viết hàng tuần, tham gia ngay vào nhóm,… Bên cạnh giá trị là chuyển đổi người xem thành khách hàng tiềm năng, CTA còn có thể đóng vai trò là kích thích người đọc tiếp tục xem bài viết trên trang của bạn. Điều này sẽ làm “níu chân” người xem ở lại trên trang của bạn lâu hơn đó. 

Bước 4: Bắt tay viết

Khi đã có một chiếc outline hoàn chỉnh thì bắt tay ngay vào viết thôi! Một viễn cảnh lý tưởng là bạn sẽ có thể viết trơn tru, liền mạch từ đầu tới cuối mà không có bất kỳ trở ngại nào. Nhưng không, đời không như là mơ! 

Trong quá trình viết, nếu cảm thấy chán nản vì mình viết còn lủng củng, hãy cứ viết đi đã, để dòng chảy suy nghĩ được thông thoáng. Sau khi viết xong, bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa, uốn nắn câu chữ để tạo nên bài viết liền mạch và thu hút hơn. Nên nhớ, đừng cố gắng bôi câu chữ cho dài ra, khiến bài viết trở nên lủng củng, rối rắm, nhưng cũng đừng quá ngắn, khiến người đọc không thể nắm bắt được bạn đang muốn truyền tải điều gì.

Thế còn lúc “không biết viết gì” thì sao?
Câu trả lời là hãy đọc nhiều vào.

Bạn có thể tìm kiếm và đọc bài viết, sách của những người truyền cảm hứng đến bạn, mỗi sáng có thể dành 10 – 15’ để cập nhật tin tức trong ngành và nghề để trang bị cho mình những kiến thức mới; lướt Quora, Reddit, fanpage meme,… để có những idea thật hài hước và thú vị nha. 

Bạn cũng có thể tham khảo những bài viết khác có nội dung tương tự, xem cách họ trình bày, diễn đạt, note lại những câu từ đắt giá để có thể biến tấu cho bài viết của mình. Đôi khi, việc không biết viết gì, chỉ đơn thuần là vì chúng ta biết chưa đủ nhiều và chưa đủ sâu. 

Bước 5: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization)

Có khá nhiều thứ cần phải nói khi nhắc đến SEO, vậy nên để bạn không bị “ngợp” thông tin, CareerPrep sẽ giới thiệu những yếu tố cơ bản nên chú ý khi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhé:

⭐️URL (link bài viết): giống với tiêu đề, địa chỉ bài viết cũng cần phải chứa keyword, nhưng có một chút khác biệt  là URL nên chỉ có độ dài tối đa là ….. ký tự

⭐️Mật độ keyword trong bài: keyword cũng là một yếu tố quan trọng để nâng rank bài viết của bạn trong trang kết quả tìm kiếm. Hãy cố gắng lồng ghép keyword một cách khéo léo chứ đừng nhồi nhét, vì sẽ khiến bài viết trở nên mất tự nhiên và “mất điểm” trong mắt Google đó.

⭐️Feature image; ảnh, video trong bài: đừng viết một bài về cà phê mà lại đi chèn ảnh bia hơi vào, nội dung của ảnh hay video cần có sự liên quan và bổ trợ về mặt visual cho nội dung được nhắc đến trong bài. Thêm vào đó, đừng quên Alt Text (đại khái giống như tên của ảnh/ video), vì Google không thể “nhìn” hình ảnh giống như con người mà chỉ có thể “nhìn” được chữ, vậy nên Alt Text có chứa keyword sẽ là 1 yếu tố đóng vai trò nâng thứ hạng của bài viết trong trang kết quả tìm kiếm.

⭐️Internal/ External Link: trong quá trình viết bài, hãy chọn một vài từ khóa để gắn link sang một bài viết khác trên web của và website khác. Điều này vừa khiến người xem ở lại trang lâu hơn để đọc bài, vừa gia tăng khả năng nâng thứ hạng ở trên trang kết quả tìm kiếm đó. 

Hiểu được blog post là gì, vai trò và cách để thực hiện một bài blog post xem chừng như không còn khó khăn nữa rồi đúng không? Tuy vậy, nắm được lý thuyết là một đằng, phải áp dụng và thực hành một cách trôi chảy thì không thể một sớm một chiều. Đừng chần chừ, cũng đừng đợi đến lúc “thích hợp”, hãy lên dây cót và trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để mở một blog của riêng mình thôi nào. 

Template Blog posts chi tiết

Bạn nhớ đăng ký tài khoản để download miễn phí thành công. Có gì khó khăn hãy nhắn với CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích