Bạn đang tìm 1 mentor đúng nghĩa? Hãy thử công thức này: “PLUS, MINUS, EQUAL” 

mentor

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Gần đây, có một công thức khá hay về nguyên tắc tìm ra mentors phù hợp cho bản thân – những người thực sự sẽ giúp bạn phát triển, chứ không phải cứ mentors càng xịn, bạn sẽ càng “phất” theo.

Đó chính là, hãy tìm ra “PLUS, MINUS, EQUAL” của bạn. 

(+) PLUS – một người sẽ dạy & chỉ dẫn bạn 

(=) EQUAL – một người ngang hàng bạn, chơi cùng bạn & sẵn sàng “thử thách” bạn để có thêm những góc nhìn mới 

(-) MINUS – một người để bạn dạy dỗ, chỉ dẫn lại, cách để bạn truyền tải & thấm nhuần những gì bạn đã học

1. Plus mentor

mentor
Nguồn: Unplash

Gần đây, việc tìm mentor dường như đang trở thành “trend”. Nhiều bạn trẻ đang cố gắng tận dụng mọi network của mình với hy vọng có thể kết nối với một tiền bối xịn xò. Nhưng đời đâu như mơ, không phải ai cũng may mắn tìm được một anh/chị vừa giỏi lại vừa “rảnh” để cùng bạn đồng hành trong một khoảng thời gian dài. Do đó, chúng ta có thể tìm mentor theo TỪNG GIAI ĐOẠN theo quy tắc “Tìm mentor khi thực sự chúng ta biết mình đang cần gì”.

Nghĩa là:

Giống như đúng bệnh mới bắt đúng thuốc. Bản chất của một mối quan hệ mentor-mentee là mentor cung cấp những định hướng cho mentee của mình dựa trên những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm mà mentor đã có. Khi bạn biết chính xác mình đang cần gì, thì mentor mới dựa trên đó đưa ra những lời khuyên phù hợp và chính xác được. Mà những thứ chúng ta cần hay muốn có thể thay đổi tùy theo giai đoạn cuộc đời. Nên chúng ta cũng vì thế mà có thể tìm mentor theo từng giai đoạn.

 Ví dụ: 

A sắp ra trường, A có hứng thú với Content Marketing, A cần biết mình cần những kỹ năng hay kiến thức gì để bắt đầu nghề này. Thay vì tìm các bài đăng lý thuyết chung chung trên FB, A có thể kết nối với một mentor và hỏi trực tiếp. Sau khi vào nghề vài năm, A lại muốn chuyển sang mảng Product, khi đó A lại kết nối với một mentor khác để hỏi xin định hướng.

Có một số bạn có thể đặt câu hỏi: “Em lạc lối nên mới tìm một mentor, chứ em biết em cần gì thì em tìm mentor làm gì?” – Thực ra đây không phải là trạng thái bạn không biết bạn đang cần gì, bạn biết bạn đang cần một cách để tìm ra mình thích gì, hợp gì. 

Và hơn hết, việc kết nối với mentor cũng không nên là một việc có thể thực hiện như “trend”. Mối quan hệ nào muốn bền vững cũng cần xây dựng dựa trên sự tự nguyện và hai bên phải có những sự tương đồng nào đó để cảm thấy mình mong muốn kết nối. Có khi mentor sẽ đến như một cái duyên khi chúng ta luôn giữ trong mình sự chủ động và tinh thần ham học hỏi.

2. Equal mentor

mentor
Nguồn: Unplash

“Học thầy không tày học bạn”

Đừng chỉ gói gọn định nghĩa mentor là những người phải giỏi hơn mình, anh nọ ở tập đoàn kia, chị í đạt giải thưởng này. Hãy nhìn sang bên cạnh & học hỏi từng bạn bè xung quanh – Những người bạn thoải mái chia sẻ vướng mắc mà không phải lo sợ bị đánh giá, những người không ngại chỉ thẳng điểm yếu bạn & bạn cảm thấy thoải mái tranh biện chính vì chúng ta là “bạn”

Thật ra, chúng ta gặp rất nhiều “equal mentor” hàng ngày, đặc biệt khi làm teamwork. Một vài nguyên tắc để  có thể khai thác từ đồng đội của bạn như sau:

  • Thử thách quan điểm của nhau là cách tốt nhất để cùng nhau học: Phản biện là chìa khoá. Tôi có quan điểm của tôi, bạn có quan điểm của bạn (về cùng một vấn đề) nhưng đâu là lí do khiến tôi-bạn tư duy khác biệt như vậy? Hãy đào sâu điều gì tạo nên nó. Lúc ấy, chắc chắn bản thân chúng ta sẽ nhìn thấy những cách tiếp cận khác nhau & vận dụng nó vào làm giàu thêm tư duy của mình
  • Cũng như trên, “equal mentor” có thể có nhiều hơn một. Mỗi lĩnh vực, vấn đề hãy tìm một quân sư để thảo luận & tìm lời khuyên khác nhau
  • Giữ vững quan điểm một cách mềm dẻo – Chính vì ngang hàng nên đôi khi góc nhìn của cả đôi bên chưa giải đáp được vấn đề đưa ra, bạn có thể cảm thấy không được thuyết phục nhưng hãy luôn giữ chính kiến nhưng đồng thời vẫn tôn trọng tư duy khác biệt.

3. Minus mentor

mentor
Nguồn: Unplash

Bạn thấm nhuần kiến thức nhất là khi bạn có thể giảng giải nó cho một người khác. 

Knowledge worths sharing”. Thế nên, khi mình đã nhận được sự chỉ dẫn, kiến thức từ những người đi trước, cách để ôn lại đấy là “Pay-it-forward” – đem nó đi truyền lại cho những người khác. 

Thực chất, giảng dạy là cấp độ cao nhất trong quá trình học một điều gì đó. Cấp bậc đầu tiên sẽ là nhớ. Tiếp đến sẽ là hiểu & phân tích. Và cuối cùng là truyền đạt kiến thức một cách cô đọng sao cho những ai chưa có kinh nghiệm cũng có thể hiểu về nó. 

Đấy, khi đã tích luỹ cho mình một lượng kinh nghiệm vừa đủ, đừng ngần ngại truyền lại cho các “minus mentor” của bạn vì chắc chắn chúng sẽ giúp bạn củng cố hệ thống kiến thức cũ để nó không phai nhạt với thời gian.

Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm mentor cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích