Làm thế nào để tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi apply?

tìm hiểu về doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Tại sao cần phải tìm hiểu về doanh nghiệp?

Nói đơn giản, bất kì nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn thuê được một nhân viên có tâm với nghề và đồng hành lâu dài được với doanh nghiệp chứ không phải là người chỉ đang kiếm đại một nghề nào đó. 

Với việc tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi apply, bạn có thể nắm rõ những điều về doanh nghiệp như: lịch sử phát triển, sản phẩm, vị thế trên thị trường, khả năng cạnh tranh, thách thức,…để bạn có thể sẵn sàng ứng phó với những nhà tuyển dụng khó tính.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể xác định được liệu bản thân có phù hợp với doanh nghiệp này hay không.

Tìm thông tin doanh nghiệp qua đâu?

  • Qua trang web của doanh nghiệp

Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp qua trang web chính thức. Thường thì trang web là nơi có chứa nhiều thông tin cơ bản như: tuyên bố sứ mệnh, lịch sử ra đời và phát triển, sản phẩm/dịch vụ cũng như thể hiện một phần văn hoá của doanh nghiệp.

tìm hiểu về doanh nghiệp
Nguồn: Pinterest

Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến các chủ đề xuất hiện nhiều lần trên trang vì đó giống như “keyword”, là những điều quan trọng mà doanh nghiệp dùng để mô tả chính doanh nghiệp. Việc tìm hiểu dooanh nghiệp qua trang web là mức tối thiểu bạn cần làm, nó sẽ phần nào giúp ích cho bạn hơn là việc “tùy cơ ứng biến” đấy.

  • Qua mạng xã hội của doanh nghiệp

Ngoài website, bạn có thể theo dõi và kiểm tra tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp. Truy cập trang Facebook, Instagram hay Twitter của họ, từ đó, bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn về doanh nghiệp, cách họ muốn khách hàng nhìn nhận qua những hành động và kết quả của họ.

Dĩ nhiên bạn cũng có thể phát hiện ra một số thông tin tiêu cực, chẳng hạn như những đánh giá công khai của khách hàng và cách doanh nghiệp phản ứng lại những phản ánh đó. 

Thường thì mạng xã hội thể hiện rất nhiều về phong cách doanh nghiệp. Nên nếu bạn thử bỏ chút thời gian dạo vài vòng trên mạng xã hội của doanh nghiệp biết đâu lại khám phá được nhiều thông tin hay ho đó.

  • Qua LinkedIn

LinkedIn là một nền tảng cực kì hữu ích dành cho cả ứng cử viên và những nhà tuyển dụng. Không chỉ các ứng cử viên mà cả những doanh nghiệp cũng bỏ rất nhiều công sức để chỉn chu thông tin cho profile của doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài. Vì thế, những thông tin về doanh nghiệp sẽ được đăng ở LinkedIn khá nhiều.

Nếu bạn có thể liên lạc được với doanh nghiệp, hãy xem xét và thử trò chuyện với họ. Họ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về doanh nghiệp và cho bạn lời khuyên để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn.

tìm hiểu về doanh nghiệp

Ngoài ra, đừng quên xem hồ sơ LinkedIn của cá nhân người tuyển dụng bạn để hiểu rõ hơn về công việc và lý lịch của họ. Tìm kiếm bất kì điểm chung phổ biến giữa bạn và người đó, chẳng hạn như có bạn chung, học cùng trường hay cùng một sở thích cụ thể nào đó. Những điểm chung đó có khả năng giúp bạn thiết lập mối quan hệ cởi mở hơn trong quá trình phỏng vấn.

Nếu bạn chưa biết cách xây dựng profile LinkedIn sao cho chuyên nghiệp thì hãy thử tìm hiểu tại đây nhé!

  • Qua các diễn đàn, hội nhóm

Một số diễn đàn nghề nghiệp hoặc cộng đồng hướng nghiệp trên Facebook là nơi bạn có thể tham gia để hỏi về các câu hỏi phỏng vấn phổ biến tại công ty đó, phong cách phỏng vấn, những trải nghiệm (cả tích cực và tiêu cực). Thông tin mà bạn nhận được có thể có tính chủ quan của cá nhân, nhưng thông qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và văn hoá doanh nghiệp.

  • Qua Google

Cái nào quan trọng thì nhắc lại ba lần:

Cái gì không biết thì tra Google!

Cái gì không biết thì tra Google!

Cái gì không biết thì tra Google!

Bạn có thể tìm được cực kì nhiều thông tin về doanh nghiệp như hướng đi, hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu,…Hơn thế nữa, Googling chính là một kĩ năng có tầm quan trọng không kém những kĩ năng mềm khác như giao tiếp, thuyết trình,…có thể bổ trợ cho công việc của bạn sau này đấy.

tìm hiểu về doanh nghiệp
Nguồn: Pinterest

Vậy nên tìm hiểu gì về doanh nghiệp?

  • Level cơ bản: Tìm kiếm những thông tin cơ bản về doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết để làm quen với doanh nghiệp như: tầm nhìn, sứ mệnh, mô hình kinh doanh, sản phẩm, kênh phân phối, văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp, những thành tích doanh nghiệp đã từng đạt được,…

Những thông tin ở level này rất dễ tìm kiếm, bạn có thể tìm qua website của doanh nghiệp, trang mạng xã hội của doanh nghiệp hoặc qua Google.

  • Level chuyên môn: Tìm hiểu sâu vào chuyên môn bạn ứng tuyển

Ở level này, những thông tin bạn tìm kiếm phải trả lời được cho câu hỏi Vì sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này. Những nhà tuyển dụng rất mong muốn tìm được một ứng viên để gắn bó lâu dài, đồng nghĩa với việc ứng viên đó phải là người thật sự quan tâm tới lĩnh vực mà họ ứng tuyển chứ không phải tìm kiếm công việc cho có.

Mục đích của việc tìm hiểu sâu vào chuyên môn bạn ứng tuyển sẽ giúp bạn biết thêm về vai trò của vị trí đó trong doanh nghiệp và bạn có thật sự phù hợp với vị trí đó hay không.

Gợi ý (Ví dụ nếu bạn apply vào mảng Marketing của công ty X)

  • Nghiên cứu kỹ fanpage của công ty -> hiểu sâu về định hướng hình ảnh, cá tính, chiến dịch truyền thông,…
  • Nghiên cứu về ngành hàng chung, đối thủ của công ty X đang có gì khác/ nổi trội

=> Để rút ra công ty X đang có hướng đi trong Marketing như nào. Bạn có thể vận dụng Why – What – How để viết ra một bản ngắn gọn giải thích những gì bạn đúc rút được qua research cơ bản.

tìm hiểu về doanh nghiệp
Nguồn: Pinterest
  • Level nâng cao: Tìm ra vấn đề và đưa quan điểm

Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên Vì sao chúng tôi phải chọn bạn. Đây là cơ hội bạn không nên bỏ lỡ vì đây là lúc bạn thể hiện sự tìm hiểu kĩ lưỡng về doanh nghiệp của mình và cho nhà tuyển dụng thấy rằng vì sao họ không nên bỏ lỡ bạn.

Ở level này bạn có thể tìm hiểu về những điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp, quy trình làm việc của họ như thế nào. Mục đích là thiết lập những quan điểm, khả năng của bản thân để có thể giúp khắc phục những vấn đề đó. 

Gợi ý (nếu bạn apply vào mảng Marketing của công ty X)

Sử dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh – điểm yếu của công ty. Ví dụ: độ nhận diện của doanh nghiệp chưa cao. Tìm hiểu vì sao lại như thế, do content chưa hay?, do hình ảnh chưa đẹp?, CSR?, các sản phẩm/dịch vụ chưa tối ưu?…

=> Đưa ra giải pháp/quan điểm từ những gì mà bạn đã research về công ty.
—————————————-
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu