Từ một “new kid on the block”, Temu đã vươn mình trở thành một đối thủ mà các “ông lớn” như Amazon cũng phải dè chừng. Bài viết này, hãy cùng Careerprep phân tích chiến lược influencer marketing đã giúp startup 2 tuổi này phát triển nhanh chóng trên thị trường thương mại điện tử đầy cạnh tranh.
Ra mắt vào tháng 7/2022, chỉ trong một năm, ứng dụng Temu đã đạt được 51 triệu người dùng hàng tháng tại Mỹ và đạt lượt truy cập ngang bằng với Alibaba – top server Ecom hàng xóm.
Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của Temu tại thị trường Trung quốc đông đúc với Amazon, Etsy, eBay, Wish hay AliExpress – ngoài mô hình kinh doanh theo hình thức nhóm mua để tối ưu giá bán – startup này còn chi rất nhiều cho hoạt động marketing.
Chiến lược influencer marketing trên Instagram
Trọng tâm trong chiến lược marketing của Temu là: Every user is an influencer.
Temu chủ yếu hợp tác với các micro influencers. Những influencers tầm trung này, có từ 10k-100k followers, chiếm 54% đối tác của Temu. 37% là với macro influencers (100k – 1M followers) và chỉ 5% là với mega influencers (trên 1M followes).
Hiệu quả của chiến lược này là:
–>Tiết kiệm chi phí Marketing khi không bị đội giá booking lên quá cao.
–>Đánh trúng được tệp khách hàng ngách của các creators nhỏ lẻ khi họ thường có tương tác gần gũi chân thực hơn với người dùng so với các mega influencer nổi tiếng, và tỷ lệ tương tác (engagement) thường cao hơn.
Chiến lược influencer marketing trên TikTok
Trong 12 tháng qua trên Tiktok, 158 creators đã đề cập đến Temu trong gần 300 bài đăng, thu hút trung bình 82,3k lượt xem mỗi bài đăng và có thể tiếp cận đến 248,6 triệu người xem tiềm năng.
Các video reels trên Tiktok thường là video “unboxing” hàng hóa mua từ Temu với giá siêu rẻ và đa dạng các loại sản phẩm., từ làm đẹp , thời trang đến cả giường cho mèo hay máy giặt mini.
–>Tập trung vào 2 yếu tố người dùng vô cùng quan tâm: giá cả và nhiều sự lựa chọn.
Chiến lược này không chỉ thu hút lượt thích mà còn biến lượng view thành số lần tải xuống ứng dụng và lượng truy cập trang web.
User-Generated Content (UGC)
Ngoài ra, Temu cũng thu hút người dùng tự tạo nội dung nói về mình (user-generated content) trên mạng xã hội với các gói quyền lợi vô cùng ‘hời’. Cụ thể, họ sẵn sàng trả $300 cho các bài đăng của khách hàng và số tiền lên tới $100,000 đến từ việc gắn link tiếp thị (affiliate) về sản phẩm của họ trên các nền tảng.
Quan trọng là, Temu rất chịu khó khoe chính sách thu nhập hấp dẫn này trên các trang mạng xã hội và số tiền hoa hồng ‘khủng’ mà các nhà sáng tạo kiếm được nhờ việc quảng bá sản phẩm của họ lên mạng. Vừa được mua sản phẩm yêu thích, vừa có thêm tiền từ affiliate một cách thụ động là 2 động cơ hợp lý để kích thích người dùng mua hàng và tạo content để review.
–> Đổi ngược lại, Temu có thể nhận về cả doanh thu, tương tác từ người dùng lẫn sự tín nhiệm, yêu thích dành cho thương hiệu.
Kết luận
Người Trung Quốc có câu “Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.” Temu đã áp dụng câu này rất triệt để, vì không chỉ chơi chọn bạn, Temu cũng ăn chọn nơi với cách lựa chọn segment để tiến công cũng rất thú vị.
Cách Temu làm STP, lựa chọn influencer dựa trên insights,… nghe cao siêu nhưng đọc kỹ case thì lại thấy họ hoàn toàn dựa trên những framework rất cơ bản trong Marketing. Thế mới thấy vững nền tảng Marketing quan trọng thế nào.
Nếu bạn đang tìm kiếm 1 khóa học lean & scratch để tìm hiểu về các kiến thức nền tảng Marketing quan trọng nhất & học phí hợp lý thì có thể ghé đây xem nhé!
Xem thêm: 5 cấp độ Marketing bạn nên biết