4 ngành học cần tiếng Anh “gắt”

Ngành học cần tiếng anh

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Ừ thì ai cũng biết “nên có tiếng anh” nhưng bạn có biết có những ngành “bắt buộc bạn phải có tiếng anh không”. Ở trong những ngành này, tiếng anh đã trở nên thông dụng đến mức người ta có thể nói nửa Anh nửa Việt. Vì vậy, nếu bạn không muốn lạc loài, nhanh chân cải thiện tiếng anh tại đây cùng Wiki CareerPrep nhé. Dưới đây là những ngành học cần tiếng anh tốt, mọi người cùng xem qua nhé

1. Ngành Kinh tế📊

Nếu bạn là người nhanh nhẹn, hoạt bát cùng với đó có cho mình một kĩ năng Tiếng Anh tốt thì “Kinh tế” sẽ là một lựa chọn không tồi dành cho bạn. Ngành Kinh tế bao gồm các ngành như: Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh Doanh, Tài Chính,…Tiếng Anh trong “Kinh tế” thường được sử dụng để giao tiếp trong làm việc, giấy tờ giao dịch hợp đồng với các đối tác nước ngoài.

Khi học khối ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế. Bên cạnh đó là kỹ năng phân tích thị trường, xây dựng chiến lược, triển khai chiến dịch kinh doanh và tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu, “chìa khóa” giúp bạn dễ dàng làm việc trong môi trường doanh nghiệp đa quốc gia.

Đọc thêm: Wiki ngành quảng cáo

2. Khối ngành dịch vụ 🚌

Đây là khối ngành mà yêu cầu bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người, khách hàng của bạn không chỉ là người trong nước mà còn là các vị khách quốc tế. Chính vì thế ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong ngành này. Tuy đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khối ngành dịch vụ trong nước nói riêng và thế giới nói chung nhưng CareerPrep tin rằng khi trở lại trong trạng thái bình thường mới thì Dịch vụ vẫn sẽ giữ vai trò là 1 trong những “Vedette” của nền kinh tế Việt Nam.   

2.1 Hướng dẫn viên du lịch/ Travel Blogger

Nguồn: Canva

Đối với các bạn trẻ ưa thích khám phá, xê dịch thì đây chắc chắn là một trong những ngành nghề lí tưởng bạn nên cân nhắc nhé!!. Do phải tiếp xúc với nhiều du khách đến từ các quốc gia khác nhau, nên các hướng dẫn viên du lịch bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ hay các travel blogger khi muốn bắt đầu một cuộc hành trình để tìm hiểu một đất nước nào đó chẳng hạn thì cũng sẽ bắt đầu từ việc tìm đọc các tài liệu tiếng Anh về nơi mà mình sắp sửa đặt chân đến để có thể hiểu rõ hơn về văn hóa và con người nơi đây. 

Đó cũng chính là lí do mà những vlog du lịch đầy chất lượng được ra đời bởi sự chỉnh chu từ góc quay, hình ảnh đến những kiến thức mà các Travel Blogger đem lại. Điển hình một số Travel Blogger khá nổi tiếng như: anh Khoai Lang Thang nổi tiếng nụ cười tỏa nắng, chất giọng ấm áp cùng với đó là những thước phim ngắn gần gũi và giản dị; anh Chan La Cà với những chuyến đi khám phá với các vùng núi ở nước ta; Hot Blogger Lê Hà Trúc,…

Xem thêm: 
Travel Blogger là gì? Cần gì để trở thành Travel Blogger chính hiệu?  
Top 5 nghề hot chưa từng xuất hiện từ trước đến nay? 

2.2. Quản trị nhà hàng- khách sạn 

Một lựa chọn không kém cạnh nếu giỏi Tiếng Anh, đó là ngành quản trị nhà hàng khách sạn. Hiện nay, phần lớn các chuỗi nhà hàng- khách sạn đều muốn hướng đến không chỉ đối tượng khách hàng trong nước mà còn là khách hàng nước ngoài đầy tiềm năng. Làm việc trong ngành này là làm việc trong môi trường quốc tế, bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc: trao đổi với khách hàng, nói chuyện với quản lý, làm việc với các đối tác quốc tế… nên đây là lĩnh vực rất phù hợp với các bạn có sở trường về khả năng ngoại ngữ. Sẽ thật đáng tiếc khi để rào cản ngôn ngữ ngăn bước phát triển kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ cũng như sự thăng tiến của bản thân.

Xem thêm:  Học Quản trị Nhà hàng- Khách sạn có “cực” như lời đồn?

3. Ngành Khoa học- xã hội 

3.1. Truyền thông- Marketing

Truyền thông Marketing vốn đang là ngành có sức hút mãnh liệt, mà bất kể lĩnh vực gì cũng phải cần đến. Hầu hết tất cả các công ty đều có bộ phận, phòng ban về Marketing – truyền thông. 

Đặc thù công việc này là phải giao lưu, giao thương, kết nối với mọi người, xây dựng các mối quan hệ, và quảng cáo, quảng bá thông tin. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu, cập nhật thông tin, công nghệ từ nước ngoài nên thông thạo tiếng Anh chắc chắn là sẽ giúp bạn rất nhiều trong những công việc đó. Đồng thời, 1 người làm truyền thông marketing giỏi cũng cần phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, soạn thảo email, đàm phán với đối tác nước ngoài. Vì vậy, có tiếng Anh tốt, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp sẽ giúp bạn phát triển nhiều hơn trong lĩnh vực này 

Mức thu nhập của những người làm trong ngành truyền thông – Marketing rất đa dạng và phụ thuộc vào từng vị trí của nhân viên. Mức thu nhập có thể từ 10 – 20 triệu hoặc cao hơn ở các vị trí trưởng phòng, giám đốc,…

Nguồn: Canva

Nếu bạn đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực Marketing thì bạn có thể xem thêm series Wiki Marketing của nhà CareerPrep chúng mình

Xem thêm: Top các trường đào tạo Marketing tại Việt Nam

3.2. Ngôn ngữ Anh

Như tên gọi thì đây là một ngành học chuyên nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp Tiếng Anh thành thạo. Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài. Yêu cầu cần có ở là những trang bị về kiến thức kĩ năng cơ bản Tiếng Anh như nghe – nói – đọc – viết 

Nếu bạn có cho mình khả năng tiếng Anh thành thạo cùng kiến thức vững chắc về văn hóa của các quốc gia sử dụng tiếng Anh, sinh viên ngành này có thể làm công việc biên – phiên dịch trong các tòa soạn, cơ quan báo đài, nhà xuất bản, thư ký, trợ lý… Nếu có khả năng sư phạm, bạn có thể làm giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học hay trung tâm ngoại ngữ…

4. Công nghệ – Thông tin cũng là ngành học cần tiếng Anh tốt ? 

Chắc hẳn bạn đã từng nghĩ ngoài những khối ngành như Du lịch, Xã hội,.. thì mới cần thông thạo Tiếng Anh thế nhưng thực tế là ngoại ngữ giờ đây đã trở thành một trong những yêu cầu chung của các ngành nghề trong đó không thể không nhắc đến ngành Công nghệ Thông tin.

Và nếu bạn học tốt tiếng Anh nhưng chỉ thích ngồi văn phòng thích làm việc với máy móc số liệu thì bạn càng không nên bỏ qua ngành học này. 

  • Ngôn ngữ lập trình đều được sử dụng bằng Tiếng Anh
  • Hầu hết sách, tài liệu chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh
  • Có nhiều cơ hội được làm việc với các đối tác nước ngoài, làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia hay là một freelancer với khách hàng chủ yếu là nước ngoài

Công nghệ Thông tin là một trong những lĩnh vực “hot” bởi mang lại cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn và không quá khó để chinh phục. Nếu đam mê công nghệ và cảm thấy mình có khả năng thêm vào đó sở hữu cho mình một kỹ năng Tiếng anh tốt thì hãy mạnh dạn theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin bạn nhé.

Nguồn: Pexels

Xem thêm: Top 5 website dành cho người tự học lập trình 

Thật dễ dàng để thấy rằng tiếng Anh quan trọng như thế nào trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp quốc tế tổ chức các cuộc họp bằng tiếng Anh, các trường đại học dạy các khóa học bằng tiếng Anh và trên khắp thế giới, khách du lịch và khách du lịch sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung. Cho dù bạn đang tìm kiếm một ngành học phù hợp hay dự định đi du lịch đây đó thì việc học tiếng Anh có thể giúp bạn tiến bộ trong cuộc sống cả về cá nhân và nghề nghiệp. Và đừng để Tiếng Anh trở thành rào cản cho việc theo đuổi ước mơ của bản thân. Hãy biến sự “áp lực” đó của mình trở thành “động lực” của mình trên con đường học tập cũng như sự nghiệp của bạn. ^^

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu