Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022. Trong đó, ngành Marketing là một trong những ngành thuộc top lấy điểm chuẩn cao nhất.

Tuy nhiên, nghề Marketing lại vô cùng rộng lớn với vô vàn những vị trí công việc rất khác nhau, nên việc tìm hiểu từ sớm các cơ hội Marketing ngoài thị trường sẽ giúp cho bạn có được cho mình một định hướng từ sớm và tập trung trải nghiệm để gia tăng cơ hội đạt được công việc Marketing mà bạn thực sự mong muốn!

Nếu bạn đang chập chững những bước chân đầu tiên của mình vào thế giới Marketing, cho dù là sinh viên năm nhất năm hai hứng thú với Marketing, hay là những người mới đi làm và đang có định hướng theo đuổi nghề nghiệp Marketing, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Về bản chất, các cơ hội nghề nghiệp Marketing có thể được chia ra làm 3 nhánh chính: Agency side, Client side và In-house. Mỗi một nhánh sẽ có những tính chất công việc, ưu nhược điểm và yêu cầu khác nhau với các ứng viên.

Agency side – Nhóm công ty cung cấp dịch vụ Marketing

Tóm tắt: Đây là nhóm các công ty sẽ cung cấp cụ thể một hoặc một nhóm dịch vụ (ví dụ: Chạy quảng cáo, Thiết kế, Sản xuất TVC, Nghiên cứu thị trường, hay thậm chí là tư vấn thực thi toàn bộ chiến dịch Marketing)… cho nhiều khách hàng khác nhau.

Họ sẽ là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó

Ví dụ: Công ty PMAX mà Hưng từng làm việc, sẽ tập trung vào làm một việc duy nhất, cho rất nhiều khách hàng khác nhau: Đó là cung cấp các dịch vụ Digital Marketing trên các nền tảng số như Facebook, Google,….

Cơ hội nghề Marketing

Cơ hội học hỏi

Do các Agency là chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, nên bạn sẽ có cơ hội phát triển rất mạnh một nhóm kĩ năng Marketing cụ thể và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Ví dụ như nếu bạn làm Agency Digital Marketing và làm việc với nhiều loại công ty khác nhau, bạn sẽ được phát triển rất nhiều về chiều sâu, từ:

  • Chạy quảng cáo trên nhiều nền tảng (Tiktok, Google, Facebook); chạy nhiều loại hình quảng cáo, nhiều loại ngân sách khác nhau,…
  • Chạy quảng cáo với nhiều loại công ty, thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, từ Bán lẻ, tiêu dùng, tài chính, công nghệ, F&B,…

Sau một thời gian tích lũy đủ kinh nghiệm và trải nghiệm, bạn sẽ có thể trở thành chuyên gia cứng trong lĩnh vực của mình.

Ưu điểm

  • Phát triển rất sâu về chuyên môn, vì các Agency thường sẽ là chuyên gia trong ngành nghề của mình, nên họ luôn luôn đào sâu vào dịch vụ chuyên môn mà họ cung cấp cho nhóm Client.
  • Rất nhiều cơ hội nghề nghiệp (chủ yếu ở khu vực TPHCM), thậm chí kể cả những cơ hội dành cho người mới (Intern)
  • Cơ hội trải nghiệm Marketing đa dạng ngành hàng: Do làm Agency, bạn sẽ được phục vụ rất nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau, nên đây sẽ là cơ hội để bạn tích lũy hiểu biết của mình với các ngành hàng đa dạng (từ tài chính, bán lẻ, tiêu dùng, công nghệ, F&B,…
  • Kiến thức Marketing rất thực tế và làm với nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau (từ doanh nghiệp bé ngân sách hạn chế, tới những doanh nghiệp lớn với ngân sách hàng nhiều tỷ đồng cho một chiến dịch Marketing)

Một trong những lợi thế thú vị của làm Agency là bạn sẽ được trải nghiệm làm Marketing tại nhiều ngành khác nhau, nên bạn cũng sẽ biết được thu nhập khi làm Marketing tại các ngành khác nhau là như nào, từ đó cơ hội cải thiện thu nhập của bạn trong tương lai sẽ rất lớn.

Nhược điểm

  • Cường độ công việc rất lớn, do thường xuyên phải làm nhiều công việc cùng một lúc (Multi-task) vì phục vụ nhiều khách hàng cùng một lúc
  • Thu nhập không cao, không cạnh tranh so với các nhánh còn lại – thậm chí các nhân sự làm trong ngành Agency thường xuyên phải làm OT với tần suất không nhỏ
  • Chuyên môn hóa cao, nên khả năng lên chiến lược/business view không được rèn tốt
  • Tính đào thải lớn, vì cường độ công việc cao nên tỷ lệ nghỉ việc ở các Agency, mặt bằng chung, sẽ cao hơn các nhóm công ty khác

Yêu cầu kiến thức Marketing cho vị trí Agency

  • Yêu cầu kiến thức Marketing ở mức bài bản, nhưng cần có một chút trải nghiệm và kiến thức.
  • Khả năng học hỏi và thực thi nhanh chóng.
  • Cập nhật các trend Marketing nhanh nhất.

Nếu bạn chưa hoặc chỉ mới bước đầu tìm hiểu về kiến thức Marketing, việc apply các công việc tại các Agency không dễ một chút nào, vì bản chất guồng quay công việc ở các Agency là khá nhanh, nên việc đào tạo một tờ giấy “trắng hoàn toàn” sẽ làm các nhà tuyển dụng phải cân nhắc.

Ít nhất thì bạn cũng cần nắm một số kiến thức nền tảng về Marketing trước khi cân nhắc tới việc chuẩn bị CV và nộp hồ sơ vào các Agency nha

Client side – Nhóm công ty sử dụng dịch vụ Marketing

Tóm tắt: Đây là nhóm các công ty cung cấp sản phẩm/dịch vụ nào đó, và thường thuê một hoặc nhiều Agency để triển khai hoạt động Marketing của mình.

Ví dụ: Công ty Masan mới ra mắt một sản phẩm mỳ gói Omachi mới, họ sẽ có thể:

  • Thuê Agency A để lên ý tưởng cho hình ảnh bao bì sản phẩm
  • Thuê Agency B để sản xuất các video quảng cáo/TVC cho sản phẩm
  • Thuê Agency C để tư vấn và lên kế hoạch triển khai chiến dịch Marketing trên nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, PR, Tiktok, YouTube,….
  • Thuê Agency D để bán hàng và cài các chương trình giảm giá trên TikTok Shop, Shopee, Lazada,…

Thường thì đây là nhóm các công ty có ngân sách lớn cho các hoạt động Marketing, nên mới có thể thuê các bên để chuyên môn hóa dịch vụ.

Cơ hội nghề nghiệp Marketing 02

Cơ hội học hỏi

Đối với các công ty Client, các vị trí Marketing sẽ thiên nhiều hơn về các kĩ năng quản trị, hơn là các kĩ năng chuyên môn như bên Agency.

Nếu bạn làm cho công ty bán mỳ gói chẳng hạn, bạn sẽ quanh năm suốt tháng làm Marketing cho sản phẩm Mỳ gói của công ty bạn. Tuy nhiên, tư duy chiến lược (strategic marketing mindset) và các kĩ năng quản trị của bạn sẽ được rèn luyện kĩ hơn, bao gồm:

  • Khả năng am hiểu và phân tích ngành hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh của công ty mình
  • Khả năng phân tích số liệu kinh doanh, và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên số liệu
  • Khả năng quản lý các đối tác (Stakeholder management) nhờ cơ hội làm việc cùng nhiều đối tác Agency trong một chiến dịch Marketing
  • Khả năng quản lý ngân sách theo quy mô lớn, tính toán hiệu quả – đảm bảo từng đồng ngân sách Marketing mà công ty giao cho.

Ưu điểm

  • Cơ hội được tham gia vào các chiến dịch Marketing có quy mô và ngân sách lớn
  • Phát triển các kĩ năng quản lý, và rèn tư duy chiến lược
  • Thu nhập cao – Do đặc thù số lượng công ty nhánh Client không nhiều, và vị trí Marketing của Client cũng yêu cầu rất nhiều kĩ năng liên quan tới chiến lược, lập kế hoạch, nên các công ty sẵn sàng trả mức lương rất cạnh tranh cho các vị trí này.

Nhược điểm

  • Áp lực công việc lớn – Do bạn phải chịu áp lực kết quả kinh doanh lớn, cũng như việc phải phụ trách ngân sách Marketing không nhỏ
  • Xa rời thực tế do không phải đi thực thi nhiều – Các vị trí Marketing tại Client thường xuyên làm việc dựa trên con số, số liệu và kết quả, nên thường sẽ không nắm chi tiết việc thực thi chiến dịch.
  • Khó linh hoạt – Nếu bạn làm việc quá lâu ở các vị trí ở các công ty Client, thì việc nhảy ra ngoài các Start-up, SME, hay quản lý những ngân sách quy mô bé và phải trực tiếp thực thi nhiều, sẽ là trở ngại lớn với bạn.

Yêu cầu kiến thức Marketing cho vị trí ở Client

  • Kiến thức Marketing bài bản ở mức tốt
  • Kĩ năng đọc số liệu và đưa ra quyết định dựa trên số liệu
  • Khả năng quản lý dự án Marketing, phối hợp cùng các đối tác triển khai ở quy mô lớn
  • Am hiểu về Planning & Strategy về Marketing

Từ đây, bạn có thể thấy rằng việc có kĩ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược Marketing sẽ mang lại giá trị lớn về thu nhập cho bạn dù ở bất kì môi trường nào. CareerPrep hoàn toàn có thể “trang bị” cho bạn một vài Framework, cách tư duy chiến lược Marketing cơ bản ở trong nội dung độc quyền về Marketing – bạn tìm hiểu ngay ở đây nhé.

In-house – Các công ty có các phòng ban MKT tự vận hành

Tóm tắt: Đây là các công ty thường sẽ tự chủ 100% hoặc hầu hết các hoạt động Marketing của mình. Họ sẽ có các phòng ban/nhân sự chủ chốt để phụ trách từng hoạt động Marketing mà thực sự cần thiết với định hướng kinh doanh của mình

Đối với nhóm In-house, sẽ có hai nhóm công ty:

  • Công ty lớn (số ít trên thị trường) nhưng có mô hình kinh doanh đặc thù: Ví dụ như Shopee, Grab và Momo – đây là các công ty công nghệ lớn trên thị trường, nhưng vì đặc thù của sản phẩm khá mới và đặc biệt, nên sẽ không có nhiều Agency đủ kinh nghiệm để phục vụ nhóm công ty này. Các công ty lớn này sẽ thường tự xây dựng bộ máy Marketing trong nhà và rất hiếm khi thuê các Agency bên ngoài.
  • Công ty vừa và nhỏ (SME): Đây là nhóm công ty chiếm đại đa số trên thị trường việc làm, ngân sách không đủ lớn như nhóm công ty Client side để sử dụng các dịch vụ Marketing, mà họ thường sẽ tự xây dựng bộ máy Marketing của riêng mình để đạt được các mục tiêu kinh doanh với mức Ngân sách Marketing tối ưu.

Cơ hội nghề nghiệp Marketing 03

Cơ hội học hỏi

Về bản chất, nhóm công ty này sẽ giống với các công ty thuộc nhóm Client side, nhưng thay vì đi thuê ngoài các dịch vụ Marketing, họ sẽ tự xây dựng bộ máy Marketing và thực thi, nhằm tối ưu chi phí.

Nhóm này rất thú vị, do khi làm Marketing trong nhóm các công ty In-house, bạn vừa có thể phát triển cả về chiều sâu chuyên môn như bên Agency, vừa có khả năng phát triển về khả năng quản trị như phía Client.

Do đó, nếu làm trong một công ty có bộ phận In-house đủ mạnh, định hướng tốt, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội quan sát và học hỏi một cách toàn diện về Marketing.

Ưu điểm

  • Được phát triển các kiến thức và kĩ năng Marketing cả về chiều sâu lẫn chiều rộng
  • Cơ hội nghề nghiệp rất nhiều và đa dạng, nên nếu bạn hoàn toàn có thể chuyển ngang, dễ nhảy sang các công ty lớn hơn nếu đủ kinh nghiệm
  • Khả năng tạo ra ảnh hưởng tới doanh nghiệp một cách nhanh chóng và lớn hơn hai nhánh còn lại
  • Khả năng được promote nhanh chóng, xây dựng được thành tựu từ khi còn rất trẻ (thay vì thăng tiến khá chậm như hai nhánh còn lại)
  • Tính tự do: Có thể tự đề xuất các ý tưởng với ban lãnh đạo, thực thi nó và trực tiếp nhìn thấy ảnh hưởng của ý tưởng lên business một cách nhanh chóng
  • Được đề xuất và cải tiến sản phẩm của công ty, điều rất khó hoặc hầu như không thể xảy ra với hai nhóm còn lại

Nhược điểm

  • Ở các công ty lớn có tính chuyên môn hóa cao – công việc dễ gây nhàm chán
  • Ở các công ty SME, ngân sách rất hạn chế, bạn thường sẽ phải làm gần như tất cả mọi thứ, nên có thể kiến thức học được sẽ bị “nông”.
  • Khả năng học hỏi và thăng tiến sẽ không cao nếu không có kỹ năng lập kế hoạch Marketing
  • Hiếm khi gặp được Mentor/Manager tốt.

Yêu cầu kiến thức Marketing cho vị trí tại các công ty In-house

Để tỏa sáng trong môi trường In-house, kiến thức Marketing  của bạn cần phải ở mức cơ bản, liên quan nhiều tới kĩ năng thực chiến. Nếu bạn làm trong môi trường SME, các công ty thường sẽ yêu cầu phòng ban Marketing cần phải “xôi thịt” một chút – tức là họ cần việc hoạt động Marketing phải tạo ra kết quả nhanh chóng cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp SME thường sẽ không có đủ sức mạnh tài chính để “kiên nhẫn” với các hoạt động Marketing như các công ty lớn trong nhóm Client, do đó, để làm việc cho bộ phận In-house Marketing của nhóm SME, bạn cần trang bị những kiến thức Marketing bài bản và thực tế nhất để sống sót và tạo ra giá trị cho công ty.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.