Trong ngành Marketing đầy năng động, việc hiểu rõ giá trị của bản thân là chìa khoá để đạt được mức lương xứng đáng. Nhưng giá trị đó được quyết định bởi những yếu tố nào? Làm thế nào để các bạn marketers có thể tự tin định giá bản thân và deal lương thành công? Hãy cùng Careerprep tìm hiểu trong bài viết này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của Marketer
Thị trường Marketing không ngừng thay đổi, lương thưởng cũng vậy. Để “định giá” bản thân chuẩn xác, bạn cần nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của Marketer.
- Bối cảnh thị trường: Xu hướng ngành, tình hình kinh tế, mức độ cạnh tranh… tất cả đều tác động đến mức lương của bạn.
- Chuyên môn hóa: Tùy vào vị trí công việc và chuyên môn của bạn mà mức lương cũng khác nhau. Copywriter, Facebook Ads, Trade Marketing… mỗi người sẽ có mức lương riêng biệt.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra, ngành nghề và quy mô công ty, phạm vi công việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn, thành tích của bạn… cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của bạn.
Bạn “đáng giá” bao nhiêu?
Khi tự định giá bản thân trong lĩnh vực Marketing, chúng ta nên tập trung vào những yếu tố cụ thể như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và thành tích đã đạt được trong các công việc trước đây:
- Học vấn: Nền tảng giáo dục chính quy đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức Marketing vững chắc. Bằng cấp cử nhân hay thạc sĩ chuyên ngành Marketing chắc chắn sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Học trái ngành, làm Marketing được không?
- Chứng chỉ: Các chứng chỉ được công nhận trong ngành như Google Analytics hay HubSpot cũng là minh chứng rõ ràng cho năng lực chuyên môn và khả năng làm việc của bạn.
- Kỹ năng: Sự kết hợp giữa kỹ năng cứng (như phân tích dữ liệu, viết SEO) và kỹ năng mềm (như giao tiếp, thuyết trình) là điều không thể thiếu đối với một Marketer thành công.
- Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm trong ngành cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của bạn. Điều này bao gồm kinh nghiệm làm việc thực tế trong các chiến dịch Marketing thành công. Ví dụ như: tăng doanh số, tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng,…
- Testimonials: Những lời khen ngợi từ đồng nghiệp, cấp trên, những con số cụ thể phản ánh kết quả công việc, giải thưởng từ các cuộc thi chuyên ngành, v.v… đều góp phần tạo nên sự uy tín, giúp bạn có lợi thế hơn trong việc deal lương.
Các cách để bạn xác định mức lương phù hợp
Để có thể tự tin đưa ra mức lương kỳ vọng khi đi phỏng vấn, bạn cần:
- Tham khảo mức lương thị trường: bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí bạn ứng tuyển trên các trang web tuyển dụng uy tín như Vietnamworks, CareerBuilder, TopCV…
- Hỏi những người đã từng làm ở cùng vị trí: Đừng ngại kết nối với những anh chị cùng ngành trên LinkedIn để hỏi về mức lương thực tế, cũng như kinh nghiệm của họ.
- Tự xây dựng benchmark (điểm chuẩn) riêng:
- Dựa trên phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm của vị trí bạn ứng tuyển, bạn có thể tự xây dựng một mức lương tham khảo cho riêng mình. Ví dụ, nếu bạn có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực Digital Marketing và ứng tuyển vào một công ty lớn, bạn có thể đặt mục tiêu lương từ 20 triệu đồng trở lên.
- Tham khảo những vị trí có tính chất tương tự về phạm vi công việc & yêu cầu kỹ năng để đưa ra mức lương mong muốn hợp lý hơn. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Marketing tại một công ty ví điện tử, hãy tham khảo mức lương của các vị trí tương tự tại các ngân hàng hoặc công ty Fintech khác. Ứng tuyển vào vị trí Content Writer, bạn có thể tham khảo mức lương của các vị trí tương tự như Content Creator hoặc Copywriter.
Trả lời phỏng vấn thế nào để đạt mức lương bạn mong muốn?
Trên website, Careerprep đã có bài viết về chủ đề này, mời bạn xem thêm thêm tại:
3 cách trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn khi deal lương
Bằng cách hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương, biết cách định giá bản thân và chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể tự tin đạt được mức lương kỳ vọng.
Đừng quên, giá trị của một Marketer không chỉ nằm ở những gì bạn đã làm được, mà còn ở tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai. Hãy không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng và mở rộng networking bạn nhé!