Newbies tự học Marketing: 3/4 sai lầm khiến bạn dẫm chân ở level Trainee/Executives – tư duy không logic

logical mindset for marketers

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết thuộc Series “Các sai lầm khiến các Marketers mãi dậm chân ở level Trainee/Executives. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự học Marketing tốt hơn.

Bài số 1: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive
Bài số 2: Marketer trẻ thiếu Logical Mindset
Bài số 3: Kỹ năng biết ưu tiên không phải ai cũng có
Bài số 4: Xây dựng giả định như nào cho đúng

————–
Sếp muốn nhàn thì nhân viên phải giỏi Logic, nhưng giỏi thế nào thì không ai nói.
Lần trước nói về bẫy tư duy khiến các bạn chỉ ở level executives/trainees thế là có vài bạn cũng vào hỏi thêm định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là marketing vì đây là chuyên môn của mình, như: cách làm sao để phát triển lên level tiếp theo, học gì, làm gì ở từng vị trí,…

Với mình thì học gì làm gì ở mỗi ngành nghề thì mỗi người có thể có quan điểm khác nhau, kỹ năng cần học nó cũng vô cùng lắm, việc học là việc cả đời mà. Tuy nhiên có một thứ mà mình tin là các marketers ai cũng cần phát triển (và đang thiếu), đây cũng là thứ cản trở các bạn lên level tiếp theo.

 

Đó là LOGICAL MINDSET

Nghe thì có vẻ hiển nhiên – nghề nào chả cần, nghe có vẻ cơ bản – logical mindset ai chả có

Hiểu đơn giản thì logical mindset là quá trình quan sát, phân tích và lý luận để đưa ra quyết định từ dữ liệu thông tin ban đầu. Tức là output (giải pháp) ở đây thì cần phải khớp với input (dữ liệu thông tin đầu vào)

Định nghĩa thì dễ mà làm thì chả dễ tí nào.

Bạn mình làm senior marketer tại công ty tài chính, KPI của bạn là số người được giải ngân trong tháng, bữa nó kể mình là nhận planning của agency cho tháng 3 mà nó sạc cho 1 tràng vì cái tội thiếu logic. Nghe hay! Đang định nói về chủ đề này, vậy là mình hỏi “thiếu sao” thì con bé kể:

“Nó present tao cái plan mà tăng trưởng tháng 3 chỉ ngang với tháng 2, trong khi tháng 3 có tận 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, chưa kể brand equity (BE) còn cải thiện theo thời gian. Rõ ràng theo logic là số ngày chạy campaign nhiều hơn và BE như vậy thì sẽ nhiều người đăng ký hơn, vậy mà nó planning kết quả (số người được giải ngân) tháng 3 chỉ bằng tháng 2.

Ơ mà bạn ơi, tôi tưởng tháng 2 là tết, tầm đó người ta tiêu dùng nhiều hơn nên sẽ vay nhiều hơn chứ. Tôi thấy đi ngang được với tháng 2 khéo còn là tốt rồi mà. Bạn có lấy tham chiếu (baseline) nhầm không? Sao k lấy tốc độ tăng trưởng giữa tháng sau tết với tháng tết năm ngoái làm tham chiếu? – Mình phản hồi

Không bạn ơi, logic là càng làm càng tăng chứ, làm gì có kiểu plan lùi vậy – nó đáp

Chịu, thế là bạn bỏ qua yếu tố mùa à? Sản phẩm này yếu tố mùa vụ cao mà?”

Xem thêm: Wiki Marketing: Cẩm nang tự học Marketing A-Z

Mẫu lập luận trên mình tin rằng đi làm gặp khá nhiều, kiểu lập luận và đưa ra quyết định sai dựa trên đánh giá và phân tích không chính xác thông tin đầu vào. Ở trường hợp trên thì thông tin đầu vào là kết quả của tháng 2 (tháng tết) chỉ được coi như một tháng thông thường, từ đó lập luận tháng 3 phải có tăng trưởng hơn – loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nhiễu.

Trông thì đơn giản nhưng cứ thử lưu ý các bạn sẽ thấy mình mắc tới 7749 lỗi kiểu này khi đi làm.

Tự học marketing: Làm thế nào để tư duy logic khi còn trẻ

Cách luyện thì đơn giản thôi: Nghe ăn chửi từ sếp nhiều vào, lúc sếp chửi về số thì chịu khó nghe tí, đừng có phản kháng trong đầu – logical mindset là thứ được tôi luyện nhiều bởi trải nghiệm, kinh nghiệm nên trong đa số trường hợp sếp bạn sẽ có khả năng bẻ gãy logic của bạn tốt. Nghe và thấm trước, trước khi cãi.

Xem thêm: Newbie thì viết CV ngành Marketing thế nào? [+Mẫu CV chi tiết]

Cách khác là không thích nghe chửi hoặc không có ai chửi thì chịu khó làm nhiều lên chút, có thể tự xây dự án cá nhân, tự xin vào làm thêm các project đòi hỏi tư duy data nhiều,.. Từ đó có nhiều data/thông tin đầu vào, tự mình va vấp, tự mình trải nghiệm. Làm sai nhiều lần thì tự khắc biết mình tư duy sai ở đâu.

Không tự học được thì đi học từ người đi trước – lấy kinh nghiệm của họ tự điều chỉnh theo cách của mình.

Trông thì đơn giản mà mình tin nhiều người sai lắm à, chia sẻ chút dưới góc nhìn của mình.

Hope it helps

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu