Hưng lựa chọn được công việc đầu tiên của mình như thế nào?

công việc đầu tiên của Hưng

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một cfs của 1 bạn gửi lên group đã từng băn khoăn là “Em không học trường Top, vậy làm sao em tìm được một công việc tốt?”. Đó chính là nỗi lo của Hưng cách đây 10 năm vì Hưng cũng không xuất thân từ trường TOP. Và Hưng xin có thêm chia sẻ chút về hành trình này.

Thanks Trang T. H. Nguyen đã truyền cảm hứng câu chuyện đi làm của bạn để mình lên bài viết này

Khi những người bạn và học sinh cũ của Hưng có hỏi Hưng: “Làm thế nào mà anh có thể kiếm được công việc đầu tiên tốt đến vậy?” Hưng đều kể về bước ngoặt đầu tiên mà Hưng đã thực sự bước ra khỏi vùng an toàn của mình, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này.

Hành trình ở trường Đại Học – những công việc đầu tiên

Hành trình Hưng bắt đầu từ lúc Hưng thi trượt ĐH Luật Hà Nội. Khi ấy, Hưng chỉ còn lựa chọn học những trường không phải nhóm trường Top đầu (giống nỗi lo của 1 bạn đã chia sẻ trước đó trên group).

Ở thời điểm năm 2010, khi ấy trend chọn các trường kinh tế, ngân hàng khá là hot, nên anh đã quyết định lựa chọn ngành tài chính trường Đại học Thăng Long (TLU). Mặc dù TLU có môi trường giảng dạy được đánh giá là chất lượng, Hưng vẫn ý thức được rằng cái mác trường “dân lập” thời đó sẽ là một trở ngại lớn để sau này vào được các công ty lớn.

Do đó, Hưng đã xác định rằng nếu mình chỉ vào đây học sách vở như những con gà công nghiệp trong 4 năm, mình sẽ khó có cửa nếu sau này tìm việc. Thế nên, mục tiêu Hưng đặt ra là phải thu nạp được nhiều nhất có thể những kiến thức chuyên môn thực tế và kĩ năng mềm.

Về kiến thức chuyên môn thực tế, kể từ trước khi bước vào năm học đầu tiên, Hưng đã bắt đầu hiện thực hóa mục tiêu mình đặt ra bằng cách tìm hiểu và đọc trước những cuốn sách về kinh tế và tài chính. Thậm chí, Hưng còn để dành tiền ăn sáng và tiền tiết kiệm hồi đó để tham gia thị trường chứng khoán, vì Hưng mong muốn lấy thêm được kiến thức thực tế bên ngoài sách vở dạy.

Nhờ việc này mà Hưng được tiếp cận với các chỉ số tài chính, học cách đọc báo cáo tài chính từ sớm, những thứ này giúp ích cho Hưng rất nhiều không chỉ trong quá trình học tập – Hưng hiểu ý nghĩa thực sự của các môn tài chính (toàn bộ các môn chuyên môn tài chính Hưng đều trên 9) – mà còn sẽ phục vụ rất nhiều cho các công việc trong quá trình đi làm mãi về sau.

Về kỹ năng mềm, ngay khi bước chân vào năm nhất, Hưng tham gia VPV, một trong những CLB tình nguyện viên lớn nhất hồi đó. Hưng đã có cơ hội thử sức với công việc chuẩn bị cho sự kiện “Global Volunteering Day” (sự kiện lớn nhất của VPV quy tụ các TNV nước ngoài đến từ hơn 30 quốc gia và sự tham gia của hơn 1000 bạn trẻ) lần đầu tiên được tổ chức.

Hồi đó mọi thứ cực kỳ thiếu thốn về mặt tài trợ, thế nên trong số 60 TNV cho ngày hội đó, có tận hơn 30 người trong team đi xin tài trợ.

Trong CLB hồi đó có hai team tham gia tổ chức sự kiện là team tổ chức và team xin tài trợ. Lúc đầu, Hưng đã định tham gia vào team tổ chức, phần vì hồi đó Hưng không khác gì tên mọt sách thích đi đọc sách, ngại giao tiếp, phần vì lúc ấy team tổ chức sướng lắm, chỉ việc đi tiêu tiền và mua sắm, trang trí, nên là ai cũng tranh nhau vào team tổ chức.

Nhưng sau khi nghĩ lại về mục tiêu của mình là phải trải nghiệm thật nhiều kiến thức thực tế, Hưng đã mạnh dạn xin làm thành viên của đội đi xin tài trợ. Hưng cũng biết rằng điểm yếu của mình là kỹ năng giao tiếp và thuyết trình kém, nên Hưng thực sự muốn cải thiện nó.

Và bước ngoặt đầu tiên trong đời sinh viên của Hưng đã đến, khi 2 trong số 4 team lead đội tài trợ đã bỏ cuộc với công việc của mình vì không kiếm được doanh nghiệp tài trợ. Mọi thứ khi ấy vô cùng khó khăn khi gần đến ngày tổ chức rồi mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào tài trợ.

Bước ngoặt lớn đầu tiên trong công việc

Trong thời điểm gấp rút đó, Hưng đã dũng cảm xin làm công việc lead cả 2 team đó, điều mà chưa từng có trong tiền lệ của CLB khi mà các team chỉ thường có khoảng 5-7 người và team lead thường là những sinh viên năm 2, năm 3. Hưng khi đó chỉ mới là sinh viên năm nhất và dẫn dắt team có tới 15 người.

Đây là khoảng thời gian đầu tiên trong đời đại học mà Hưng phải ra khỏi vùng an toàn của mình nhiều đến như vậy.

Hồi đó xin tài trợ rất cực, các doanh nghiệp không quá mặn mà với việc tài trợ cho các sự kiện tình nguyện như thời điểm bây giờ. Do đó, Hưng không chỉ phải học những kỹ năng cứng (thuyết trình, thuyết phục tài trợ) mà Hưng còn phải học thêm rất nhiều kỹ năng mềm để có thể dẫn dắt được team tài trợ gần 15 người này.

Hưng đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm kiến thức trên mạng, lân la network với các anh chị và người đi trước, dành nhiều đêm để tập thuyết trình trước gương, vì Hưng rất ngại việc phải đi giao tiếp và đi xin xỏ người khác…

Việc dẫn dắt cả một team đông đúc như vậy đã nhiều lần khiến Hưng suýt bỏ cuộc như 2 người trước. Nhưng mỗi lần khó khăn, Hưng đều nhìn lại lý do mà mình đã bắt đầu, những mục tiêu mình đặt ra, và những khao khát có được những công việc tốt nhất khi ra trường để lên lại dây cót tinh thần.

Mọi công sức của Hưng và toàn bộ team đã được đền đáp khi mà team Hưng là team duy nhất xin được tài trợ cho sự kiện, bao được toàn bộ chi phí cho chương trình. Sau khi kết thúc sự kiện, Hưng thậm chí là người duy nhất làm một báo cáo vô cùng chi tiết về hiệu quả hoạt động của team và gửi lên phó chủ tịch của CLB.

Sau khi phó chủ tịch đọc được báo cáo về công việc, cộng với việc đó là thời điểm CLB đang chuyển giao và bầu chọn những thành viên chủ chốt mới, Hưng đã được khen thưởng và được cân nhắc vào vị trí chủ chốt chỉ sau 3 tháng tham gia CLB, trong khi những thành viên khác phải mất tới 1 năm. Hưng đã trở thành thành viên trẻ tuổi nhất trong ban Đối Ngoại của CLB.

Những cơ hội công việc mới mở ra liên tục!

Chính lần thoát ra khỏi vùng an toàn đó là bước khởi đầu cho toàn bộ mọi thành tích sau này, bàn đạp rất lớn để sau này Hưng tự tin tham gia rất nhiều công việc & hoạt động khác trong suốt quãng đời đại học của mình như:

  • Liên tục xin được tài trợ cho các dự án tiếp theo của VPV
  • Tham gia thành lập CLB Sustainable Development Club – CLB phát triển kĩ năng của thanh thiếu niên thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tạo ra doanh thu riêng để không phải dựa dẫm vào tiền tài trợ từ Doanh Nghiệp
  • Trở thành Đại diện các tổ chức NGOs Việt Nam tham gia dự án Steps Toward Changes nằm trong dự án của Ủy ban châu Âu (EC), được tổ chức ở châu Âu. Hưng đã có vinh dự được đứng tại Châu Âu và thuyết trình với toàn bộ đại diện TNV quốc tế khác về đất nước Việt Nam và những ý tưởng, dự án xã hội đang được triển khai.
 

Sau 3 năm 3 tháng tràn đầy những hoạt động ngoại khóa, Hưng đã tốt nghiệp và bắt đầu đi ứng tuyển vào vô số các công ty lớn vào năm 2014. Hưng đã lựa chọn công ty truyền thông có tiếng của Thụy Sĩ và sau 3 tháng chứng tỏ năng lực của mình, Hưng được nhận mức offer $1500/tháng với công việc full-time đầu đời của mình.

Những điều này nhận được đều do họ đánh giá cao khả năng phân tích, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp với KH (KH hồi đó toàn là các công ty và tổ chức rất lớn ở Châu Âu và Mỹ như JP Morgan Chase, Deutsche Bank, United Nations,…) và khả năng tiếng Anh của Hưng.

Khi nhìn lại toàn bộ sự nghiệp của mình, Hưng luôn phải cảm ơn bản thân mình gần 10 năm trước đó đã dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình, điều đã giúp Hưng khám phá ra những điểm mạnh của mình và tự tin kiếm tiền, tạo ra giá trị dựa trên những điểm mạnh đó.

Những câu chuyện công việc, đi làm tiếp theo cũng sẽ là n lần Hưng bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, học hỏi và thử cái mới. Đắng có, ngọt có nhưng mỗi lần là lần trưởng thành và đạt được nhiều thành tựu hơn. Nếu các bạn quan tâm Hưng sẽ chia sẻ thêm ở các câu chuyện sau nhé.

Hưng mong rằng câu chuyện tìm kiếm công việc đầu tiên của mình sẽ truyền thêm cảm hứng để các bạn tự tin dám làm, dám trải nghiệm để khám phá bản thân nhé! Đừng sợ, mình còn rất trẻ và nhiều thời gian mà! Hãy thoải mái bước ra khỏi vùng an toàn và trải nghiệm, vì đó là cách duy nhất chúng ta có thể học hỏi được nhiều nhất.

Đọc thêm bài viết của Hưng về chủ đề: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết hot khác xoay quanh topic Ứng tuyển của CareerPrep như: 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.