Newbie thì viết CV ngành Marketing thế nào? [+Mẫu CV chi tiết]

cv ngành marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Marketing là một ngành có độ “hot” khá cao, được nhiều bạn trẻ chọn làm đích đến trên con đường nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, công việc nào cũng có những tính chất nhất định mà những newbie lúc viết CV cho những công việc “nhập môn” cần phải lưu ý. Trong bài viết này, CareerPrep sẽ hướng dẫn bạn cách để viết CV ngành Marketing dành cho những bạn mới nhé.

Marketing là gì?

Đối với bất cứ ngành nghề nào, một nguyên tắc cực kì quan trọng khi viết CV là phải hiểu ngành, hiểu nghề và hiểu vị trí ứng tuyển. Những bạn mới bắt đầu với ngành Marketing có thể còn cảm thấy mơ hồ đối với khái niệm của ngành này. Marketing giải thích một cách dễ hiểu Marketing là làm thế nào để đưa sản phẩm đến đúng người, đúng thời điểm và đặt ở đúng nơi sáng nhất. Bạn có thể hình dung Marketing giống như ông mai, bà mối để khách hàng tìm thấy sản phẩm dành cho mình một cách nhanh chóng hơn.

CareerPrep đã có một bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về ngành này dành cho newbie, bạn đọc thêm bài viết Wiki Marketing để tìm hiểu nhé!

Ví dụ Job Description vị trí thực tập sinh Marketing

Một số vị trí entry-level dành cho marketing newbie bạn có thể thử sức là?

Khi đến với ngành Marketing, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp bởi “ma trận việc làm” vô cùng đa dạng của ngành này, Marketing được chia thành rất nhiều mảng khác nhau như research, branding, digital,…và mỗi mảng lại có nhiều vị trí khác nhau chia thành nhiều cấp đó. Dưới đây là một số vị trí công việc mà các bạn marketing newbie có thể thử sức: Các công việc Part-time, các vị trí Intern, cộng tác viên Marketing,…

Ngoài cách tích lũy kinh nghiệm thông qua các công việc, có rất nhiều cách khác để bạn có thể nhập môn ngành này như tham gia các cuộc thi, tham gia câu lạc bộ Marketing,….

Đọc thêm: Tìm kiếm trải nghiệm Marketing đầu đời ở đâu?

Làm thế nào để viết CV ngành Marketing?

Một nguyên tắc quan trọng khi viết CV ngành Marketing, đặc biệt là những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, là CV đó phải thể hiện được những tố chất phù hợp với ngành này như sáng tạo, chủ động,…và đồng thời phải cho thấy được những trải nghiệm liên quan đến ngành bạn đã từng có. Tại sao lại là “trải nghiệm”, đó là bởi vì newbie thường là những bạn chưa có nhiều cơ hội cọ xát môi trường thực tế, do đó có thể chưa có nhiều “kinh nghiệm”. Nhưng bù lại, bạn có thể phân tích “trải nghiệm” của mình.

Tips: Tìm hiểu về cách viết CV cơ bản trước khi đọc bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và vận dụng tốt hơn những hướng dẫn

Cũng giống như những ngành khác, viết CV ngành Marketing cũng bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân

Nội dung phần này bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà ở… Đây là những thông tin bắt buộc phải có trong mẫu CV ngành Marketing. Có không ít người điền thiếu mục này vì nghĩ rằng không quan trọng. Tuy nhiên, phải nhớ rằng đây chính là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.

  • Mục tiêu nghề nghiệp 
Nguồn: Pinterest

Nếu bạn nghĩ một dòng chữ ngắn như mục tiêu nghề nghiệp sẽ không quan trọng lắm thì bạn sai rồi đấy, vì dòng này sẽ tóm gọn và thể hiện con người bạn là ai. Nguyên tắc chung khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là hãy bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Đối với những newbie ngành Marketing, mục tiêu đó cần gắn với định hướng phát triển trong ngành của mình.

🌟 Ví dụ đối với ngành Marketing: 

– Mục tiêu ngắn hạn (trong 2 năm tới): Học và lấy các chứng chỉ liên quan Branding Marketing trên LinkedIn, nâng cao năng lực chuyên môn.
– Mục tiêu dài hạn (3-5 năm): nỗ lực làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để trở thành trưởng phòng Marketing của công ty

  • Trình độ học vấn

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào mục này để đánh giá một phần năng lực chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên điền những dấu mốc quan trọng, không liệt kê một cách quá chi tiết, các thông tin nên gắn gọn và phải thật xúc tích.

  • Kinh nghiệm làm việc ngành Marketing

Kinh nghiệm làm việc là một trong những thông tin quan trọng hàng đầu đối với nhà tuyển dụng khi xem xét một bản CV. Một ứng viên biết cách thể hiện các kinh nghiệm làm việc phù hợp trong CV luôn có nhiều cơ hội hơn những người khác. 

Bạn cần nắm được nguyên tắc của phần này là trình bày thông tin cụ thể, có số liệu rõ ràng và chỉ lựa chọn những kinh nghiệm liên quan đến ngành Marketing. 

Một số kinh nghiệm thường gặp ở CV Marketing entry-level có thể kể đến:

– Xây dựng plan digital marketing trên các kênh social
– Nghiên cứu thị trường, xác định chi phí chi tiêu hiệu quả, quảng bá thương hiệu sản phẩm,…
– Kinh nghiệm viết bài chuẩn SEO
– Quảng bá hình ảnh và truyền thông xã hội đạt ảnh hưởng trên các trang Facebook, Blog, Twitter để tương tác tăng và lượng like, sharing cũng tăng…

Tips: Hãy sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng trong ngành Marketing như kế hoạch truyền thông, SEO, chiến lược marketing,…để tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm cách trình bày kinh nghiệm theo dạng lượng hóa cho một số vị trí entry-level ở mẫu CV Marketing ở cuối bài nhé.

Đọc thêm: Làm thế nào để lượng hóa CV?

  • Kỹ năng

Dựa vào những kinh nghiệm CareerPrep có gợi ý ở trên, sẽ có những kỹ năng bạn cần tập trung trong thể hiện trong CV ngành Marketing là:

– Kỹ năng tìm kiếm thông tin
– Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
– Phân tích nghiên cứu hành vi khách hàng 
– Kỹ năng xử lý vấn đề
– Kỹ năng tổ chức
– Kỹ năng giao tiếp

  • Hoạt động ngoại khóa

Hãy lựa chọn những hoạt động liên quan tới marketing nhất bạn đã từng tham gia, ví dụ như:

– Thành viên ban truyền thông dự án A, lên ý tưởng và viết nội dung cho trang fanpage và website của dự án
– Trưởng ban đối ngoại, vai trò làm việc với các đối tác cá nhân và tổ chức hợp tác với CLB

Hoạt động bạn trình bày cần ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các thông tin, kinh nghiệm học được và được sắp xếp theo thời gian hợp lí từ thời gian gần nhất đến xa nhất.

Bạn có thể thấy đó, viết CV ngành Marketing không khó. Quan trọng là cách bạn thể hiện những kinh nghiệm/trải nghiệm đã có của mình trong CV làm sao thật khéo léo và đủ để nhà tuyển dụng có thể cảm thấy sự phù hợp.

Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị CV, hãy tải mẫu CV ngành Marketing chất lượng miễn phí tại đây nhé. Chúc bạn thành công ứng tuyển vào vị trí Marketing mong muốn.

Template CV theo ngành (Eng &Việt)

Bạn nhớ đăng ký tài khoản để download miễn phí thành công. Có gì khó khăn hãy nhắn với CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu