Recruiter và Headhunter: Ngỡ 1 hóa ra 2!

recruiter

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong quá trình nói chuyện với các bạn trẻ, mình thấy mọi người thường không phân biệt rạch ròi giữa Recruiter và Headhunter này, dẫn đến nhầm lẫn khi lựa chọn lĩnh vực mình muốn thử sức hoặc theo đuổi. Vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẻ ngắn gọn để giúp các bạn có thể phần nào phân loại và định vị được sự khác nhau giữa 2 khái niệm này.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Headhunter, các bạn có thể tham khảo bài viết này của chị nhé: Nghề headhunt là làm gì?

Recruiter hay Headhunter thì phân biệt dựa trên bộ skill set nhé, không phân biệt dựa trên in-house hay outsource.

Ví dụ

  • Recruiter inhouse thì gọi là Internal recruiter, còn outsource thì là External Recruiter (recruitment agency).
  • Headhunt inhouse thì có thể gọi là Talent Acquision (thường các bạn từ headhunt firm về), còn Headhunt outsource thì gọi là Headhunter (headhunt agency).

Về đặc thù công việc

Recruiter sẽ thường làm việc với các các ứng viên đang nhu cầu tìm việc. Sau khi nhận job order từ khách hàng, họ sẽ đăng job trên các kênh tuyển dụng, thẩm định CV ứng tuyển và giới thiệu ứng viên tới khách hàng.

Một ngày của Headhunter không chỉ xoay quanh việc trao đổi với những ứng viên đang có nhu cầu tìm việc mà còn cả những ứng viên không chủ động tìm việc nữa. Sau khi nhận job order từ khách hàng, Headhunter sẽ khai thác thị trường, tìm kiếm những ứng viên phù hợp và chủ động để tiếp cận ứng viên, sau đó sẽ thuyết phục ứng viên. Bởi vì các ứng viên (có thể) không phải là những người đang chủ động tìm việc nên quy trình tuyển dụng các Headhunter sẽ phải tham gia nhiều vào các hoạt động trao đổi, đàm phán, thuyết phục.

Về điểm mạnh của từng bên

Recruiter sẽ mạnh về quy trình làm việc, quản trị dữ liệu vì tuyển dụng nhiều vị trí trong cùng một thời điểm.

Headhunter sẽ mạnh về khả năng phát hiện các ứng viên tiềm năng. Ngoài ra các Headhunter cũng phải mạnh về kỹ năng thuyết phục ứng viên và đàm phán.

Lúc nào thì dùng hai định nghĩa này?

Recruiter

  • Tuyển một vị trí với yêu cầu không quá khó và có nhiều ứng viên trên thị trường
  • Vị trí cần tuyển có thể công khai trên các kênh tìm việc
  • Tuyển dụng số lượng lớn (Mass Recruitment)

Headhunt

  • Tuyển 1 vị trí với yêu cầu đặc thù (thị trường có ít/ rất ít ứng viên)
  • Vị trí cần tuyển bí mật (không được đăng tuyển)
  • Các vị trí cấp cao cần khả năng đàm phán tốt để làm vừa lòng các bên

Trên đây là một chút phân biệt để mọi người có cái nhìn chính xác hơn về headhunter và recruiter, qua đó biết mình đang ở đâu, muốn phát triển theo hướng nào và có định hướng để phát triển sự nghiệp của mình.

Recruiter and Headhunter là các bộ skill set khác nhau phục vụ những mục đích khác nhau và market segment khác nhau. Nên theo quan điểm mình sẽ không có việc bên nào xịn, mà segment nào cũng sẽ có cách riêng để tạo ra giá trị và khẳng định tên tuổi của mình.

Ngoài ra, chị xin giới thiệu đến các bạn một số bài viết liên quan khác giúp các bạn khám phá thêm nhiều “insights” mới lạ khi làm Headhunt. Chị mong là các bạn Headhunter wanna-be có thể rút ra thông tin đắt giá từ những bài viết này và ngày một thêm yêu nghiệp Headhunt nhé!

———————–
Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào