Trong phần trước, anh đã đề cập đến những lợi ích và mặt tối của ngành TMĐT (Thương Mại Điện Tử). Như đã hứa, bài viết lần này anh sẽ tổng hợp những môi trường làm việc, nhóm công ty tốt nếu các bạn có ý định theo đuổi ngành tràn đầy tiềm năng này nhé
*Lưu ý là anh sẽ không PR cho bất cứ công ty/chương trình tuyển dụng cụ thể nào cả, mà anh sẽ chỉ đề cập chung đến các nhóm công ty nên các bạn có thể an tâm về tính đa chiều của thông tin nhé.
Insights chung của ngành TMĐT
Trong các nhóm kể trong này thì nhóm cung cấp các công nghệ và giải pháp là nhóm tuyển dụng nhiều nhất trên các trang thông tin tuyển dụng với những vị trí như Content Marketing/Digital Marketing, HR, Sales/Account hoặc như gần đây mới nổi các vị trí Idea Creator. Với những cơ hội việc làm này, có những job sẽ giúp các bạn học hỏi rất nhiều, có những job sẽ không có gì ngoài việc chỉ cho các bạn tiền,….
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu công ty, sếp tuyển các bạn, hay mục tiêu của công ty trong giai đoạn sắp tới có cần nhiều hoạt động không hay chỉ cần tuyển một người vào để lấp vị trí và sai vặt,….
Đây là một số review tổng quan của anh về ngành TMĐT. Cho dù các bạn lựa chọn làm việc ở vị trí nào/nhóm công ty nào, lời khuyên của anh là nên tập trung việc phát triển kĩ năng của bản thân và kiến thức về ngành trước để lần nhảy việc tiếp theo, bạn sẽ trở nên giá trị hơn.
Xem thêm: Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng
1. Các sàn TMĐT (Tiki, Shopee, Lazada,…)
Đây là nhóm các công ty như Tiki, Shopee, Lazada,…. họ kết nối các nhà cung cấp hàng hóa với người tiêu dùng, nên là sẽ có rất rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, do các công ty này đang thu hút rất nhiều vốn và đang liên tục đốt tiền để giành thị phần, nên áp lực làm việc sẽ rất lớn.
*Phù hợp với: Ứng viên đã có kinh nghiệm, có thể sẽ yêu cầu tiếng Anh, khả năng chịu áp lực tốt.
*Vị trí hay tuyển: Operations, Kinh doanh (Business Development / Merchant Development), Marketing (Branding / Digital), IT. Chi tiết hơn như sau:
I. Operations (Vận hành): Các vị trí vận hành thường thiên nhiều về các hoạt động điều phối, đảm bảo thông tin hay chuẩn hóa thông tin qua lại giữa các bên liên quan (phòng ban, khách hàng),….
II. Marketing: Cả Branding lẫn Digital, do áp lực scale up lớn nên nhóm này sẽ làm cả hoạt động gia tăng các nhận diện về mặt thương hiệu (brand) và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi / mua hàng trên nền tảng (digital).
III. IT: Các coder này sẽ chủ yếu về các lĩnh vực như Front End (HTML, CSS, Java,…) có kinh nghiệm về UI / UX, và Back End (PHP, Python, SQL,…)
Customer Service: Rõ ràng rồi, khối lượng khách hàng lớn sẽ đòi hỏi hoạt động CSKH cần active hơn để đảm bảo khung dịch vụ
IV. Business Development: Nhóm này sẽ đi phát triển merchant – tức là các cửa hàng sẽ đưa gian hàng của mình lên sàn, và trao đổi để cùng triển khai các chương trình khuyến mãi với sàn.
2. Các công ty cung cấp giải pháp và công nghệ trong ngành TMĐT
Đây là nhóm các công ty kinh doanh một nền tảng/sản phẩm công nghệ nào đó (thường liên quan đến khâu Sales/Marketing) giúp cho các doanh nghiệp khác tham gia ngành TMĐT (ví dụ: nền tảng Chatbot, CRM, Digital Marketing Agency,…)
*Phù hợp với: Ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm….
*Vị trí hay tuyển: Sales, Marketing & Design, IT, HR
3. Các công ty chuyển phát/logistics (đi lên cùng ngành TMĐT)
Đây là các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thường là cho các sàn TMĐT và các chủ shop bán hàng online, khá rõ ràng
*Phù hợp với: Ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm (có khá nhiều vị trí và chương trình tuyển dụng)
*Vị trí hay tuyển: Nhân viên vận hành, HR, IT
4. Các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán
Đây là các công ty cung cấp các giải pháp thanh toán online cho cả người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Giống với các sàn, ngành Fintech ở Việt Nam đang thu hút rất nhiều vốn đầu tư của các quỹ trong nước và quốc tế thế nên áp lực trong các môi trường này là rất lớn và thường yêu cầu ứng viên “cứng tay” một chút.
*Phù hợp với: Ứng viên đã có kinh nghiệm, khả năng chịu áp lực lớn.
*Vị trí hay tuyển: IT, Kinh doanh, Product developer
Trên đây là những môi trường làm việc phổ biến nhất trong ngành TMĐT. Không thể phủ nhận ngành TMĐT phát triển vô cùng lớn mạnh sau đợt COVID vừa rồi, và ngành TMĐT tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai lâu dài, vì vậy các bạn hãy cân nhắc ngành này khi lựa chọn các cơ hội nhé!
Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!
Về tác giả bài viết
Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam.
Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”
Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây