Nên học IELTS hay TOEIC để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?

IELTS

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trước khi đến phần phân tích về hai hình thức kiểm tra năng lực tiếng Anh – IELTS & TOEIC, CareerPrep xin gửi đến bạn một case study nho nhỏ:

Ước mơ trong con đường sự nghiệp của bạn là gì? 

Là được làm việc với một tập đoàn đa quốc gia, là làm việc với các công ty nhỏ, là làm chủ một công ty khởi nghiệp (Startup) ….?

“Có hai ứng viên cùng apply vào một vị trí, và kinh nghiệm được xem là ngang nhau. Nhưng ứng viên A có trình độ tiếng Anh, còn ứng viên B thì không. Vậy nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ lựa chọn ứng viên nào?”

Chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời rồi nhỉ! Nơi làm việc ao ước của bạn đòi hỏi một khả năng tiếng anh tốt nhưng chỉ vì sự yếu kém trong tiếng Anh của bạn làm vụt mất cơ hội làm việc mà bạn ao ước chỉ vì lý do khá lãng nhách, không đáng:

“Tất cả chỉ vì bạn không giỏi tiếng Anh

Tất cả chỉ vì bạn không có bằng cấp tiếng Anh“

Trên thực tế, để có thể bước chân vào những tập đoàn lớn như vậy, bạn buộc phải trang bị cho mình một lượng kiến thức tiếng Anh nhất định. Mặc dù trình độ Anh ngữ không phải là nhân tố duy nhất quyết định việc bạn được chọn, sở hữu nghe/nói lưu loát sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là khi thị trường lao động đang “toàn cầu hóa” mạnh mẽ như hiện nay.

Trung bình 10 bạn học tiếng anh sẽ có 7 bạn băn khoăn với câu hỏi: “Để nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, nên học IELTS hay học TOEIC?“. Hãy cùng CareerPrep khám phá và so sánh những lợi ích từ hai chứng chỉ tiếng Anh “huyền thoại” này nhé!

1. TOEIC hay IELTS là gì?

1.1. TOEIC

TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.Kết quả TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh của người đó trong từng ngữ cảnh phù hợp như kinh doanh, thương mại, công nghiệp…

Khác với IELTS, bài thi TOEIC không đòi hỏi cá nhân những kiến thức, từ vựng chuyên ngành. TOEIC chủ yếu thiên về tiếng Anh sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

1.2. IELTS

IELTS (International English Language Testing System) được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989. Dùng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các thí sinh. Với mục đích du học, định cư hay làm việc tại những nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

 Nếu TOEIC mở ra cơ hội việc làm tại các công ty trong nước thì IETLS được xem là tấm giấy thông hành mở ra cơ hội sự nghiệp mang tính quốc tế. Hàng năm, có hơn 2 triệu thí sinh thi IELTS với mục đích du học, định cư hay xin việc làm.

Dưới đây là bảng phân tích ưu và nhược khi đăng ký thi 1 trong 2 chứng chỉ TOEIC – IELTS:

2. Nên học IELTS hay TOEIC để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ?

IELTS

Điều này phụ thuộc vào công ty mà bạn ứng tuyển. Nếu công ty yêu cầu khả năng giao tiếp tiếng Anh thì bằng TOEIC là một lợi thế. Thường thì những công ty ở Việt Nam chỉ đòi hỏi bằng TOEIC, thế nhưng nếu bạn muốn làm việc ở những công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia thì tấm bằng IELTS điểm số cao chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bằng IETLS có giá trị hơn TOEIC vì suy cho cùng, thứ quan trọng nhất bạn cần vẫn là kĩ năng, với sự thuần thục trong kỹ năng NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT, trang bị các kỹ năng cần thiết thì mình tin chắc rằng một nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ từ chối bạn chỉ vì bạn sở hữu tấm  bằng TOEIC thay vì IELTS. 

Bởi vì bản chất học tiếng Anh (cho dù là TOEIC hay IELTS) là học để phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này chứ không phải chỉ cho những kì thi trên trường hay thi lấy chứng chỉ nên phải cố gắng học thật và luyện tập thật. Ví dụ như khi bạn muốn đi tìm việc, bạn sẽ phải dùng tiếng Anh để viết CV hay thậm chí dùng cả tiếng Anh trong vòng phỏng vấn nữa. Và trong hơn 7 năm kinh nghiệm hướng dẫn các bạn ứng tuyển, anh thấy một trong những lỗi sai lớn nhất là việc sử dụng từ tiếng Anh bừa bãi trong CV cũng như trong buổi phỏng vấn, khiến cho các bạn mất điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Và để hiểu hơn về cách viết CV và Linkedin chuyên nghiệp, anh có xây dựng khóa học dưới đây. Hi vọng rằng, nó sẽ giúp ích được cho các bạn trên chặng đường chinh phục tiếng Anh và chinh phục công việc mơ ước.

Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

Xã hội của chúng ta đang trở nên  tiến bộ hơn bao giờ hết. Bạn không tiến lên đồng nghĩa với việc sẽ bị thụt lùi lại phía sau so với thế giới. Nếu bạn đã xác định được mình thuộc đối tượng nào, thì hãy vạch kế hoạch chuẩn bị học và thi ngoại ngữ ngay khi có thể. Bất kể bạn học chứng chỉ nào cũng sẽ luôn là lợi thế cho bạn trong bất kể việc gì. Câu hỏi học IELTS hay TOEIC để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng sẽ tùy thuộc vào lựa chọn công việc, yêu cầu công việc của bạn.

Sau cùng, giá trị của chứng chỉ IELTS và TOEIC không hẳn nằm ở chữ nên hay không nên. Nó là sự phù hợp. 

————————–

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu