Một ngày của Headhunter diễn ra như thế nào?

Tuyển dụng - Headhunter

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Morning các bạn,

Trong số đầu tiên của chuỗi series các bài viết về nghề Nhân sự (HR), mình đã chia sẻ với các bạn bản chất của việc làm nghề headhunt. Nói tóm gọn lại một xíu thì công việc của headhunter là đi tìm kiếm những ứng viên có trình độ, kỹ năng, tư duy, kinh nghiệm, khả năng nổi trội cho các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn chưa hình dung được từng công việc nhỏ mà mỗi một headhunter phải làm để hoàn thành được nhiệm vụ tìm kiếm ứng viên cho doanh nghiệp. Vì thế, hôm nay, mình sẽ đưa các bạn đi “trải nghiệm” một ngày làm headhunt của bọn mình nhé.

Về cơ bản thì sẽ không có một tiêu chuẩn nào cho thứ tự đầu mục các công việc cần hoàn thành trong ngày của một headhunter, nhưng tựu chung lại đều xoay quanh hai chủ thể: KHÁCH HÀNG và ỨNG VIÊN.

P/S: Nếu bạn nào đang có ý định hoặc đang tìm hiểu về nghề headhunting thì mình đã có bài viết chia sẻ về hành trình bắt đầu bén duyên với nghề headhunting, các bạn thử click vào đọc nhé!

Headhunter & Khách hàng

Mỗi headhunter đều phải trải qua quá trình tìm kiếm và làm việc với khách hàng, chính là những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển người. Thông thường thì với phía khách hàng sẽ có một số công việc như sau:

  • Xác định khách hàng mục tiêu (Các khách hàng có thể sẽ có nhu cầu tìm kiếm ứng viên cho vị trí còn trống của họ)
  • Nghiên cứu tìm hiểu về khách hàng
  • Tiếp cận khách hàng (thông thường sẽ tiếp cận qua email và gọi điện thoại)
  • Gặp gỡ và giới thiệu dịch vụ với khách hàng
  • Đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ
  • Nhận các vị trí cần tuyển theo yêu cầu của khách hàng
  • Tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc, trao đổi với khách hàng về các yêu cầu của công việc
  • Sắp xếp ứng viên phỏng vấn các vòng
  • Giúp khách hàng hướng dẫn và quản lý các ứng viên
  • Giúp khách hàng check reference (người tham chiếu) của ứng viên

Headhunter & Ứng viên

Không chỉ phải làm việc với khách hàng mà một headhunter còn phải có nhiệm vụ tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí mà doanh nghiệp cần. Muốn làm được điều đó, công việc của headhunter thông thường sẽ bao gồm:

  • Quảng cáo công việc (nếu được)
  • Lên các phương án tiếp cận ứng viên (các kênh tiếp cận)
  • Tiếp nhận hồ sơ online
  • Phỏng vấn ứng viên (có thể qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp)
  • Sàng lọc và giới thiệu những ứng viên tiềm năng cho khách hàng
  • Sắp xếp phỏng vấn các vòng
  • Hỗ trợ ứng viên chấp nhận offer của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ ứng viên các thủ tục nghỉ việc ở công ty hiện tại
  • Liên hệ thường xuyên với ứng viên để chắc chắn ứng viên đi làm ngày đầu tiên

Về cơ bản thì các công việc của headhunt (và cả hoạt động tuyển dụng nói chung) khá là giống với sale, mình đều nói nó là một chuỗi 4 hoạt động sale khác nhau với 4 sản phẩn sale khác biệt:

  • Bán MÌNH với KHÁCH HÀNG để khách hàng làm việc với mình, khách hàng mới giao cho mình job order (internal recruiter thì có thể cắt bước này đi)
  • Bán MÌNH với ỨNG VIÊN để ứng viên làm việc với mình, họ mới đồng ý gửi cv cho mình
  • Bán ỨNG VIÊN cho KHÁCH HÀNG để khách hàng đồng ý phỏng vấn ứng viên
  • Bán CÔNG VIỆC cho ỨNG VIÊN để ứng viên đồng ý đi phỏng vấn

Và phía sau các bước bán hàng này, mình đều cần một chuỗi các hoạt động “Closing” hay còn gọi là chốt khách á.

Đó ai hỏi mình headhunt là làm gì mình đều bảo làm làm saleeee hết á.

Mình đã từng có một bài viết liên quan tới chủ đề các lưu ý khi làm headhunting. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé: Bước vào nghề Headhunt: 04 điều cần lưu ý,

Thông thường các headhunters đều bắt đầu buổi sáng từ việc check điện thoại, email, linkedin, facebook + skype + zalo + viber…. Vâng công việc đòi hỏi một khối lượng kết nối với hàng chục khách hàng và ứng viên hàng ngày.

Mỗi người bạn tiếp xúc trong đó sẽ có một phương thức giao tiếp liên lạc ưa thích khác nhau. Vì vậy bạn sẽ phải cố gắng để quản lý khai thác số lượng các kênh truyền thông khổng lồ đó để thu thập và xử lý thông tin.

Trên đây là một số chia sẻ ngắn về các công việc hàng ngày của headhunter sau nhiều năm mình đi làm. Các bạn muốn đặt câu hỏi thêm gì về nghề headhunt thì comment phía dưới để mình viết bài chia sẻ nhé!

————-

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

 

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào