Phân tích đối thủ bằng Perceptual Map trong Marketing

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết này giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu Perceptual map là gì và sao nó trở thành một công cụ hữu ích khi Marketer nghiên cứu thị trường & phân tích đối thủ.

1. Perceptual Map là gì?

Perceptual nghĩa là giác quan. Perceptual map, dịch nôm na, ra là vẽ bản đồ ra để hình dung (visualize) tất cả các thông tin bạn có.

Hãy hiểu là chúng ta có thể google search rất nhiều nguồn, thu thập rất nhiều thông tin. Vậy làm sao để kết nối chúng lại để rút ra kết luận. Đây chính là một trong những công cụ giúp bạn làm điều đó. 

Perceptual map là một kỹ thuật được các marketer sử dụng để hình dung các cảm nhận, suy nghĩ khách hàng (tiềm năng) về sản phẩm/dịch vụ/ thương hiệu của chúng ta. Perceptual map cũng thể hiện được phân khúc thị trường, công ty bạn đang ở đâu, phân tích đối thủ bạn là ai.

Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
Source: Alexa

2 thành tố cơ bản tạo nên mô hình này là trục X và Y của đồ thị (dạng này được sử dụng nhiều nhất). Để hiểu cơ bản, ở bài viết này chúng ta sẽ tập trung ở Perceptual map dưới dạng XY.. 

2. Tại sao chúng ta cần Perceptual Map để phân tích đối thủ?

Hiểu được những gì khách hàng nghĩ về bạn và phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn là rất quan trọng trong Market research. Cụ thể, nó giúp bạn:

  • Hiểu được suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng.
  • Có được cái nhìn sâu sắc về sự cạnh tranh của mình với các đối thủ khác.
  • Theo dõi xu hướng thị trường.
  • Xác định các khoảng trống trên thị trường để chiến thắng.

3. XY Perceptual Map Template

Định dạng phổ biến nhất là X,Y. Mỗi trục đại diện cho các thuộc tính (attributes) khác nhau mà quan trọng với sản phẩm của bạn

Ví dụ các thuộc tính phổ biến được sử dụng như: giá cả, chất lượng, hiệu suất, bao bì, kích thước, tính năng, độ an toàn, độ tin cậy,…

Hãy thử nhìn ví dụ đơn giản sau. Đây là Perceptual map của ngành công nghiệp bánh kẹo của Mỹ (Confectionery industry)

Nhìn vào đây, bạn sẽ thấy ngay thị trường đang tập trung nhiều nhất vào phân khúc nào, đâu là chỗ trống dành cho bạn (VD: phân khúc bánh kẹo cao cấp là cạnh tranh nhất). Đến đây là bạn hiểu mô hình này hoạt động như nào rồi đúng không. Rất dễ dùng và hiệu quả trong việc xây chiến lược đó!

4. Các bước vẽ một Perceptual Map

Trong từng bước dưới đây, chúng mình sử dụng thị trường bánh gừng (gingerbread) làm ví dụ.

Bước 1: Chọn thuộc tính để đặt lên các đầu trục 
Đây là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng trong quyết định mua hay không mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thuộc tính này luôn quan trọng bởi vì chúng giúp họ ra quyết định chọn lựa.

VD: Với bánh gừng, XY có thể là hương vị và sức khỏe. 

Bánh kẹo quan trọng nhất là nó nếm như nào & ngày nay, khách hàng cũng rất quan tâm sức khoẻ, vì vậy họ có thể tính toán số kcal hoặc đường khi quyết định có nên ăn hay không

Bạn cũng có thể thay đổi các thuộc tính, tuỳ theo tư duy hướng nào thôi.

Bước 2: Đặt các vị trí (thường theo cảm tính)
Nếu theo đúng quy trình, bạn cần phải tính điểm chính xác khi phân tích đối thủ. Tuy nhiên, nếu mình không đủ nguồn lực, thì cũng không sao cả.

Hãy dùng “gut feel” (cảm tính) kết hợp các thông tin tra cứu bạn có để đặt các thương hiệu phù hợp với đúng vị trí nó trên thị trường.

Đấy vậy là xong một bản đồ giúp bạn dễ hình dung thị trường tổng quan, đối thủ đang như nào. Một công cụ hữu ích dành cho sinh viên có thể nghiên cứu thị trường và ra các tìm kiếm đột phá.

💁‍♀️ Thu thập thêm các template khác về nghiên cứu thị trường

Được cải biên nội dung cho phù hợp từ bài viết gốc của Toolshero.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào