Phân biệt Generalist và Specialist

generalist

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Headhunt trên thị trường hiện nay thường được phân loại dựa trên function (title làm việc của ứng viên) hoặc market/industry. Tuy nhiên, mình hay dùng bộ skillset để phân loại headhunter (hoặc recruiter), và chúng ta có Specialist và Generalist.

Hiểu nôm na, Generalist nghĩa là “chung chung”, bao hàm tính đa dạng, hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực; Specialist, ngược lại, là “chuyên sâu”, chuyên nghiệp vào một lĩnh vực nào đó. Minh phân loại headhunter (hoặc recruiter) cũng dựa trên concept tương tự. Trong khuôn khổ bài hôm nay, mình sẽ chỉ tập trung vào Headhunter thôi nhé!

1. Đặc điểm nhận dạng giữa Generalist Headhunter và Specialist Headhunter

Generalist Headhunter

  • Là những headhunt có thể tuyển dụng một function trên nhiều market hoặc nhiều function trên một market.
  • Ví dụ: Marketing trên FMCG và Manufacturing hoặc Finance&Marketing tại thị trường Banking.

Specialist Headhunter

  • Là những headhunter thường chỉ làm một function ở một thị trường (niche market)
  • Ví dụ, chỉ Finance ở Banking thôi chẳng hạn.

2. Điểm mạnh của từng bên

Generalist Headhunter

  • Network ứng viên rộng trên cùng một function hoặc market;
  • Khả năng multi-tasking siêu tốt;
  • Có overview tốt về 1 function hoặc 1 thị trường, có khả năng tư vấn cho ứng viên về sự khác biệt giữa các thị trường khác nhau tại cùng một vị trí.

Specialist Headhunter

  • Có một lượng ứng viên nhất định và xây dựng được mối quan hệ sâu với nhiều ứng viên (deep connection);
  • Mapping thị trường cho một vị trí trong vòng 3 nốt nhạc;
  • Hiểu sâu về công việc của ứng viên và có thể nói chung một ngôn ngữ với họ;
  • Biết rất rõ về các movement trên thị trường để facilitate the market.

3. Môi trường thể hiện

Generalist Headhunter

  • Khách hàng cần tuyển nhiều vị trí khác nhau trong cùng một thời điểm (kiểu vừa tuyển Legal vừa tuyển Marketing í chứ không phải mass đâu nhé);
  • Cho các vị trí Contingency Service (là khách hàng sẽ chỉ phải trả phí khi tuyển thành công ứng viên họ cần);
  • Ứng viên cần chuyển ngành hoặc nghề (career change). Ví dụ: một ứng viên Legal muốn chuyển từ FMCG sang Real Estate chẳng hạn. Hoặc chuyển từ Marketing sang Sale Strategy của FMCG.

Specialist Headhunter

  • Những vị trí có tính đặc thù cao;
  • Retain search service (dịch vụ tuyển dụng mà khách hàng trả phí sourcing cho bên agency kể cả khi mình chưa tuyển được);
  • Ứng viên muốn lên cấp trong ngành nghề của mình (career development). Ví dụ: một ứng viên Legal Specialist của FMCG muốn lên làm Legal Manager vẫn trong ngành FMCG;
  • Ứng viên muốn biết hoặc xác nhận các thông tin về movement trên thị trường.

Tóm lại,

Lại dùng ví dụ bán ôtô đi, thì Generalist Headhunter là các bạn bán tất cả các dòng xe của một hãng xe sang hoặc bán một dòng xe thể thao của các hãng khác nhau. Còn Specialist thì giống như chỉ bán dòng Sport của BMW (các model khác nhau, nhưng chỉ của BMW mà thôi).

Cũng giống như khi so sánh Recruiter – Headhunter, Specialist và Generalist cũng có những bộ skillset khác nhau và hoàn toàn có thể switch được. Thường là headhunter sẽ tự chọn sau một thời gian làm headhunt hoặc được định hướng từ đầu (Giống như kiểu mình bán mãi tất cả các dòng BMW rồi, xong rồi quyết định đi sâu vào chỉ bán mỗi xe thể thao của BMW thôi í).

Vậy cần gì phải làm Specialist khi tôi có thể làm Generalist cho thị trường rộng hơn, theo mình thì cái này mọi người có thể nghĩ một chút và tự trả lời. Câu hỏi tiếp theo khó hơn chút nếu chỉ cần làm specialist mà vấn đủ số đủ tiền thì cần gì làm generalist, giữ network với danh sách 3-400 ứng viên không sướng hơn phải giữ 1000 ứng viên à? Câu trả lời sẽ có trong kỳ tiếp theo nhé.

——————————

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết hot xoay quanh topic Ứng tuyển trên CareerPrep như:

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào