Tất tần tật về Cover Letter

cover letter

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trước khi bước vào giai đoạn phỏng vấn, bộ đôi luôn song hành cùng nhau là CV và cover letter. Trên thực tế, các ứng cử viên đa phần dành thời gian, công sức đầu tư cho chiếc CV vì tầm quan trọng của chiếc CV là điều không thể phủ nhận. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi cover letter là gì, tầm quan trọng của cover letter như thế nào?

Theo nghĩa tiếng Việt, cover letter là đơn/thư ứng tuyển. Trong khi CV trình bày tổng quan cho nhà tuyển dụng về kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn. Thì nhiệm vụ của cover letter là cho nhà tuyển dụng thấy chi tiết về kỹ năng, kinh nghiệm, đồng thời thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng cử viên phù hợp cho công việc.

Vậy, cover letter có tầm quan trọng như thế nào?

cover letter
Nguồn: Unsplash

Nếu CV của bạn được cho là phải ngắn gọn và hấp dẫn, cover letter sẽ là giúp bạn “lấp đầy khoảng trống” những điều chưa thể nói trong CV của bạn.

Nó bổ sung sự chi tiết cho cái nhìn tổng quát trong CV. Qua cover letter, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thêm về bạn, tính cách của bạn, những gì bạn thực sự muốn từ công việc và có được cái nhìn sâu sắc về lý do bạn nộp đơn.

Vì thế, vị trí của cover letter đôi khi quan trọng hơn chiếc CV của bạn nữa đấy!

Nhìn chung, cover letter gồm 4 loại sau:

1. Applicant Cover Letter – Thư ứng tuyển 

Đây là loại phổ biến nhất và được sử dụng để xin việc. Phong cách truyền thống này bao gồm các chi tiết về kinh nghiệm chuyên môn của bạn vì nó liên quan đến các yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

2. Referral Cover Letter – Thư giới thiệu ứng viên 

Thư giới thiệu cũng được sử dụng khi nộp đơn xin việc, thông thường chúng sẽ đề cập đến tên của một nhân viên hiện tại đã giới thiệu bạn đến vị trí đang tuyển dụng. Thư giới thiệu có thể giúp bạn nổi bật trong quá trình tuyển dụng. Và việc chọn ứng cử viên thông qua thư giới thiệu thường dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng các trang web việc làm cho nhà tuyển dụng.

3. Cover Letter of Interest – Thư bày tỏ mối quan tâm đến vị trí ứng tuyển 

Là một thư xin việc được sử dụng để hỏi về cơ hội việc làm tại một công ty mà bạn muốn làm việc. Một công ty có thể không có tin tuyển dụng, nhưng vẫn có thể đang tìm kiếm những cá nhân có năng lực. Loại thư xin việc này chủ động cho người quản lý tuyển dụng biết bạn có mong muốn, quan tâm đến vị trí ở công ty họ.

4. Value Proposition Cover Letter – Thư giới thiệu điểm mạnh 

Bản cover letter này tóm tắt, giải thích những gì làm cho bạn trở nên độc đáo, chẳng hạn như kỹ năng, thành tích của bạn và giá trị bạn có thể thêm vào công ty. Loại thư xin việc ngắn này thường được sử dụng như một bản tóm tắt sơ yếu lý lịch hoặc như một câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn theo phong cách “hãy cho tôi biết về bản thân bạn”.

Cover letter nên bao gồm những kinh nghiệm và kỹ năng tương đối và thú vị nhất mà bạn có cho vị trí tuyển dụng. Dưới đây là những chi tiết quan trọng cần đưa vào cover letter của bạn:

Chỉ ra kinh nghiệm làm việc của bạn đáp ứng các yêu cầu của công việc

cover letter_1
Nguồn: Unsplash

Cung cấp thông tin chi tiết về kinh nghiệm hiện tại và quá khứ của bạn và cách nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công của bạn ở vị trí mới. Hãy chú ý đến mô tả công việc để chọn ra những khía cạnh cụ thể của công việc mà bạn có thể so sánh với kiến thức của mình. 

Ví dụ: Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc tiếp thị yêu cầu kiến thức sâu về SEO, bạn có thể mô tả cách bạn đã thực hiện một số chiến dịch SEO thành công ở vị trí cuối cùng của mình và đào tạo một cộng tác viên tiếp thị mới về các phương pháp hay nhất về SEO.

Đưa ra lý do vì sao bạn muốn làm việc tại công ty

cover letter_2
Nguồn: Unsplash

Nhà tuyển dụng muốn biết động lực của bạn khi làm việc với họ. Họ muốn thuê một người thể hiện sự quan tâm chân thành đến nhiệm vụ của công việc và nhiệt tình với công ty. Vậy nên, điều bạn cần là bày tỏ thái độ nghiêm túc  muốn làm việc trong một nơi có quy trình phù hợp với đam mê hoặc sở thích của bạn như công ty. Bạn có mục tiêu nghề nghiệp muốn đạt được từ công ty.

Đưa ra những ví dụ cụ thể về kỹ năng của bạn

cover letter_4
Nguồn: Unsplash

Kể một câu chuyện hấp dẫn thể hiện trình độ của bạn với các kỹ năng mà công việc yêu cầu sẽ làm cho thư xin việc của bạn trở nên độc đáo và đáng nhớ hơn. Tốt nhất là đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể về những thành tựu bạn đã đạt được nhờ kỹ năng ấy.

Cuối cùng là thể hiện sự hào hứng của bạn để thảo luận thêm về công việc phía cuối cover letter

cover letter_3
Nguồn: Unsplash

Một lời kết thúc chẳng hạn như “Tôi mong muốn được nghe thêm về cơ hội này”, sẽ nhấn mạnh lý do vì sao bạn lại quan tâm tới công việc này và vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang mong chờ một cuộc phỏng vấn, mong chờ cơ hội  trao đổi sâu hơn về bản thân cũng như công việc. Và đừng quên kết thúc cover letter bằng lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn nhé!

T.B. Nếu bạn vẫn đang loay hoay và chưa biết làm thế nào để cover letter của mình để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu