Tuy nhiên, kể cả khi tôi không còn sợ nói trước đám đông nữa vậy thì sao bài thuyết trình của tôi vẫn thiếu điểm nhấn & nhàm chán với người nghe? Kỹ năng thuyết trình trước đám đông thực chất là cả một nghệ thuật nắm bắt tâm lý khán giả – làm sao để thu hút họ, làm họ nghe & tin vào ý tưởng của bạn.
Mỗi lần nhìn các CEO hay các diễn giả ở TEDx, bạn có trầm trồ vì sao họ có thể thuyết trình thu hút đến vậy không? Thử xem Steve Jobs – người tạo ra “những quả táo” của chúng ta vì sao ông được mệnh danh là nhà diễn thuyết đại tài nhé!
Bạn có thể xem full phần thuyết trình tại đây
Mỗi lần Steve Job xuất hiện là một lần đám đông thi nhau ngồi xuống nghe ông thuyết trình. Bí quyết nằm ở đâu vậy nhỉ? Cùng nhau mổ xẻ & học hỏi từ Steve Job để cải thiện Public Speaking nhé.
1. Less is more
Nếu phải mô tả bài thuyết trình của Steve Jobs trong hai từ thì nó sẽ là “tối giản”. Cũng giống như triết lý thiết kế & thương hiệu của Apple.
1.1. Tối giản trong câu từ
Ở Steve Jobs ông tin rằng những cách truyền đạt ngắn gọn nhất sẽ giúp người nghe nhớ và hiểu được ý nghĩa một cách trọn vẹn. Ông không cố gắng sử dụng những từ ngữ đao to, búa lớn hay đặc thù tính chuyên ngành mà lại chọn những từ ngữ gần gũi hơn với người nghe. Như trong buổi giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, sau những lời úp mở về sản phẩm mới, Steve chốt hạ bằng một câu: “Hôm nay, Apple sẽ định nghĩa lại điện thoại”. Và chỉ cần câu nói này thôi đã đủ trở thành tiêu đề cho vô số bài báo tường thuật lại sự kiện này của Apple tại thời điểm đó.
Đa số mọi người thường hay mắc lỗi dông dài trong khi diễn thuyết và vô tình khiến nội dung muốn truyền đạt đi “hơi xa”, điều ấy sẽ khiến người nghe khó nắm bắt được thông điệp bạn muốn gửi gắm.
Tips: Thay vì vẽ hoa, vẽ lá sao chúng ta không thử tóm câu chữ một cách ngắn gọn, dứt khoát đi vào trọng tâm như cách Steve đã làm nhỉ? Bởi bạn biết đấy, ngày nay có quá nhiều thông tin dội vào người dùng, vì vậy, con người giờ đây có xu hướng ghét sự vòng vo, ưa thẳng thắn. Hãy vào đề một cách mạch lạt để khán giả hiểu bạn muốn nói về điều gì & tại sao họ lại phải muốn nghe bạn nói.
1.2. Tối giản trong trình chiếu
Quan điểm “Less is more” của Steve còn được thể hiện qua những slides được trình chiếu trong buổi giới thiệu hôm đó. Steve thường rất tiết kiệm câu chữ trong mỗi slide, thay vào đó là tận dụng đồ họa và hình ảnh để tăng sức gợi. Bạn có thể thấy, từng slide chỉ in các thông điệp chính cùng số liệu ngắn gọn.
Thông thường, Steve sử dụng tông nền đen cho toàn bộ bản tình chiếu, chỉ có vỏn vẹn 12 slides cho toàn bộ bài diễn thuyết. Nhờ đó, mọi sự chú ý của khán giả đều đổ dồn vào lời nói của ông.
Đôi khi học, chúng ta thấy giáo viên thường đưa rất nhiều chữ vào một slide và chúng ta nghĩ rằng khi mình thuyết trình cũng phải làm như vậy. Nhưng không! Một buổi thuyết trình khác với một buổi dạy học, slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho người thuyết trình.
Một nghiên cứu của John Medina đã chỉ ra: Con người chỉ nhớ đc 10% đoạn văn bản sau 3 ngày, trong khi đó có thể ghi nhớ tới 65% thông tin bằng hình ảnh. Một người thuyết trình không nên biến slide thành “wall of text” bởi vì khi đó người nghe sẽ cố gắng để đọc từng chữ trên slide hơn là lắng nghe mình nói.
Trong khi thuyết trình, người thuyết trình mới là ngôi sao, không phải slide.
2. Biến bài thuyết trình của bạn thành câu chuyện
Bạn có biết, storytelling là cách cực kỳ hiệu quả để khiến bài thuyết trình của bạn trở nên cuốn hút hơn không? Chẳng phải, kể chuyện là cách để kết nối ta với một người lạ sao? Thuyết trình hay cũng giống như vậy.
Steve Jobs đang không thuyết trình, ông ấy đang kể một câu chuyện.
Ở đầu buổi diễn thuyết, ông kể một cách tự nhiên về việc máy tính Macintosh đầu tiên thay đổi toàn bộ nền công nghiệp máy tính, về chiếc iPod đầu tiên thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc hay chiếc điện thoại lúc bấy giờ không “thông minh” cho lắm và những bất cập khi sử dụng chúng. Và từ câu chuyện đó là lí do iPhone ra đời.
Thay vì bắt đầu buổi diễn thuyết với câu “Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về một sản phẩm mới – iPhone” thì rõ ràng, việc Steve kể một câu chuyện dẫn dắt như thế đã khiến cho sự ra đời của iPhone nghe giống như một cuộc cách mạng hơn đấy nhỉ?
Tips: Hãy cấu trúc bài thuyết trình của bạn giống như một câu chuyện. Nối các slide thành những tình tiết, tạo điểm cao trào & gỡ nút bằng ý tưởng của bạn. Đó cũng chính là cách một câu chuyện hình thành. Cải thiện Public speaking qua việc học các kỹ thuật storytelling chắc chắn là một lựa chọn sáng suốt đấy!
Xem thêm:
Làm thế nào để Storytelling slide của bạn?
Cách để storytelling sản phẩm bạn đến với khách hàng?
3. Vẽ nên một “nhân vật phản diện”
“Nhân vật phản diện” sinh ra là để làm sáng “nhân vật chính”. Một ít sự phản diện sẽ khiến ý tưởng của bạn xuất hiện giống như người anh hùng.
Xem thêm: Các kỹ thuật để storytelling hay?
Steve nói: “Những chiếc điện thoại thông thường thì không thông minh và không dễ sử dụng. Smartphone thì vượt trội hơn chút nhưng cũng rất khó để sử dụng. Chúng tôi muốn tạo ra một sản phẩm đột phá, khác biệt hơn mọi chiếc điện thoại hiện có, và cực kỳ dễ sử dụng. Và đó là iPhone”.
Từ cách diễn thuyết của Steve, người nghe có thể mường tượng một nhân vật phản diện là những bất cập của những chiếc điện thoại lúc bấy giờ và iPhone – món quà từ thiên đường gửi xuống để giải quyết vấn đề của họ. Phép so sánh được Steve dùng đúng lúc chính là chìa khóa khiến buổi diễn thuyết trở nên sinh động hơn, giúp người nghe hiểu được cốt lõi giá trị của iPhone một cách rõ ràng hơn và khiến họ có cảm giác muốn sở hữu chúng.
4. Truyền cảm hứng tích cực cho người nghe
Thử tưởng tượng bạn ngồi nghe liên tục một bài diễn thuyết về chủ đề khoa học – công nghệ trong gần hai tiếng là đã cảm thấy hơi ngán ngẩm và uể oải rồi đúng không? Nhưng những khán giả ngồi nghe Steve thuyết trình hôm đó lại trông rất hào hứng và vui vẻ. Bởi vì, Steve Jobs đã khéo léo pha một chút dí dỏm vào buổi thuyết trình để không khí khán phòng bớt căng thẳng.
Ông không nói về công nghệ, các kĩ thuật làm nên chiếc iphone. Ông đang kể về chiếc iPhone dưới góc nhìn người tiêu dùng, về tương lai của loài người sẽ thay đổi như nào nhờ nó.
Tips: Hãy đặt mình ở góc nhìn khán giả để hiểu họ muốn nghe những thứ gì. Ai cũng thích bản thân có một tương lai sáng lạn. Vì thế, vẽ ra một tầm nhìn, một bức tranh mới mà chưa ai chạm đến là cách Steve Job khơi gợi ước ao, cảm hứng được sở hữu của khán giả.
5. Chìa khóa là sự luyện tập
CareerPrep tin rằng khả năng diễn thuyết giỏi không nằm sẵn trong gen mà là cả một quá trình học hỏi và luyện tập. Xuyên suốt buổi giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên Steve không hề cầm kịch bản trong tay, trong khi đó slide lại rất tiết kiệm chữ nên chẳng thể nhìn vào đó mà đọc. Làm sao Steve Jobs làm được vậy nhỉ?
Lí do khiến Steve có thể diễn thuyết một các trôi chảy như vậy, đơn giản là vì ông có sự nghiên cứu rõ ràng về những điều mình sắp nói, thấu hiểu hiểu chúng và luyện tập trước buổi diễn thuyết thật kĩ lưỡng. Steve jobs hay bất cứ một diễn giả nổi tiếng nào khác cũng đều cần phải luyện rất nhiều mà. Vì thế, người ta mới bảo “có công mài sắt, có ngày nên kim” là vậy đó!
Tóm lại, Steve Jobs luôn cố gắng bán đi trải nghiệm và niềm tin chứ không phải sản phẩm. Ông nắm rõ những gì mình cần nói và truyền đạt tới khán giả với với tâm thế thoải mái nhất, đó là lí do vì sao những buổi diễn thuyết của ông mang đậm dấu ấn cá nhân đến vậy.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, chắc chắn những yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ ngày càng cao hơn. Điều đó dẽ vô tình gây ra tâm lý lo lắng, nỗi sợ nói trước đám đông của nhiều người trẻ. Do đó, cải thiện Public speaking là góp phần mở rộng cánh cửa việc làm trong tương lai.
Xem thêm: WIKI PHỎNG VẤN: Chinh phục mọi câu hỏi phỏng vấn
Sau những “mổ xẻ” về bài diễn thuyết đình đám của Steve Jobs vừa rồi, CareerPrep mong rằng đã giúp các bạn biêt cách vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông, góp phần cải thiện Public speaking nhé!
Xem thêm:
Pitching là gì vậy?
Phương pháp elevator pitch khi phỏng vấn?
——————
CareerPrep – Guide people to the right job