03 bài học lớn nhất sau nhiều năm đi làm Headhunting!

bài học

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hôm nọ chị có chia sẻ về những ngày đầu chị bắt đầu với HR & Headhunting, vậy mà sau khi viết xong và đăng lên, chị mới chợt nhận ra ngày ấy đã cách đây tận 6 năm rồi…Nhiều bạn bè chị hỏi rằng “điều gì đã níu giữ chị với nghề trong suốt hơn 6 năm thanh xuân?”, câu trả lời của chị vẫn luôn là: “vì mỗi ngày niềm vui công việc luôn kéo chị thức dậy mỗi sáng và tràn đầy năng lượng, vì mỗi ngày là một ngày khác nhau, gặp những con người mới thú vị, và cả những bài học mới nữa”

Và sau hơn 6 năm trong nghề với vô vàn thăng trầm, chị nhận thấy có những bài học vô cùng quý giá mà đến một thời điểm nào đó trong cuộc sống đi làm, ai rồi cũng sẽ trải qua thôi!

Cơ mà biết sớm để chuẩn bị thì vẫn tốt hơn là lăn lộn một thời gian rồi mới nhận ra, nên chị mong rằng những bài học sau từ trải nghiệm của chị sẽ tiếp thêm sự dũng cảm cho các bạn để bước vào trường đời nhé!

Bài học 1: Thành công không đến chỉ sau 1 đêm

Để chị kể thêm cho các bạn câu chuyện về bài học hồi đầu bên Sing của chị.

Bản chất công việc Headhunting này là sự kết hợp hoàn hảo của việc tuyển dụng của HR và việc đi chào hàng, thuyết phục của nhân viên bán hàng. Thú vị ở chỗ, “sản phẩm” mà một headhunter đang bán không “đứng yên bất động một chỗ” như quyển sách, cái ô tô hay ngôi nhà, mà sản phẩm này còn biết tự di chuyển, biết tư duy, suy nghĩ và thậm chí còn biết “boom hàng” cơ 😂

Vì sản phẩm mà các headhunter đang cố “bán” cho các khách hàng là những người lao động nhiều kinh nghiệm, có kĩ năng nổi bật trên thị trường tuyển dụng, hiếm có khó tìm lắm :< Cho nên là, những ngày đầu “buôn bán người” của chị diễn ra không hề suôn sẻ một chút nào – trong suốt hơn 3 tháng đầu tiên chị đã không chốt được một hợp đồng nào.

Chị đã vô cùng nản, cảm thấy không còn chút động lực nào để tiếp tục công việc, chị bắt đầu nghi ngờ về bản thân mình và đặt dấu hỏi liên tục về việc liệu mình có làm được công việc này không? Liệu mình có “hợp” nó hay không?

Bình thường, một nhân viên bán hàng, hay một bạn nhân sự mà không làm ra được một chút kết quả nào suốt 3 tháng trời hẳn sẽ bị sếp la mắng ghê lắm, còn sếp chị thì đã dạy cho chị một bài học vô cùng đáng nhớ, chỉ một câu duy nhất, mỗi khi thấy chị mất động lực tinh thần: “You’re doing a good job, keep doing the fundamental thing” – Em đang làm tốt lắm, hãy kiên định với những gì mình làm nhé”😂

Và các em biết chuyện gì xảy ra sau đó không? Chị vẫn chăm chỉ làm theo những bài học mà sếp đã dạy, và ở tháng làm việc thứ 4 của chị đã chốt được 2 deal rất lớn với tổng giá trị hơn $50,000 (đô Sing). Chị đã trở thành một trong những Top Rocky trong khu vực hồi đó (Top Rocky là giải thưởng dành cho headhunt có performance tốt nhất trong 6 tháng đầu tiên)

Chị tin rằng bất cứ ai khi mới bắt đầu với công việc nào đó, từ viết content, bán một món hàng nào đó, cho đến tuyển dụng nhân viên mới cho công ty, sẽ không dễ để có thể nhìn thấy luôn được kết quả chỉ ngay sau 1 đêm. Chắc hẳn ai cũng đã trải qua bài học này khi mới bắt đầu một thứ gì đó mới mẻ.

Chị chỉ muốn khuyên mọi người rằng: hãy thật kiên nhẫn với bản thân. Hãy cho những thứ mà mình làm một khoảng thời gian nhất định, bế tắc thì hỏi sếp, xin ý kiến anh chị đi trước. Chỉ cần các em kiên định với những gì mà mình đang làm và mình tin là nó đúng, quả ngọt không sớm thì muộn cũng sẽ đến với các em thôi!

Điều này đặc biệt đúng trong nghề Headhunting và đây luôn là bài học đầu tiên mà chị dạy cho những bạn trẻ mới bước vào nghề cực kì thú vị này.

Bài học 2: Học cách “yêu” những thứ mình làm

Đúng vậy, không phải “làm những thứ mình yêu thích” như mấy câu nói truyền cảm hứng trên mạng hay nói đâu!

Tại sao hả? Thứ nhất, kể cả các em có được làm công việc mà (các em nghĩ là) mình thích, thì phần vui sẽ chỉ chiếm khoảng 20% thôi, còn phần “không vui” thường sẽ chiếm khoảng 80% còn lại đó.

Bạn nào làm Designer/Freelancer chắc sẽ thấm bài học này nhất đó: Vui khi được thỏa thích làm những gì mình muốn, còn phần không vui thì nhiều lắm: họp với khách hàng, nghĩ nát óc nhiều ý tưởng, sửa liên tục theo ý của khách hàng, nhìn những ý tưởng của mình bị “vùi dập tơi tả”… Thứ hai, sau khoảng thời gian gắn bó nào đó, sẽ có những phần tối, góc khuất của những thứ mình thích dần lộ ra và khiến các em không còn yêu nó như lúc đầu nữa.

Thay vì cứ đắn đo suy nghĩ, tìm kiếm công việc trong mơ của cuộc đời mình, rồi thắc mắc liên tục “mình có thích việc này không nhỉ, mình có hợp không, mình có được sinh ra cho nó không?”, hãy thử tìm ra cách “enjoy” công việc mà mình đang làm xem, các em sẽ thấy tuyệt hơn nhiều đó!

Hồi mới bắt đầu đi “săn người” chị rất sợ mỗi lần phải nhấc điện thoại gọi cho khách hàng, vì hồi ấy đa số khách là những người Ấn Độ nói tiếng Anh. Họ phát âm tiếng Anh rất khó nghe và nói nhanh nữa :< Khiến cho chị cảm thấy vô cùng sợ mỗi lần chuẩn bị nhấc điện thoại lên gọi.

Nhưng nghĩ lại cảnh bỏ cuộc rồi phải quay về với cuộc sống HR tại Việt Nam, chị đã thử tìm cách “yêu” công việc đó. Thay vì tiếp tục gọi điện cho khách, chị đã thử… hẹn khách ra gặp mặt ở quán cafe trò chuyện và trao đổi cho đỡ mệt, và chỉ sau một thời gian ngắn, chị đã lấy lại được sự tự tin tưởng như đã thất lạc rồi!

Đó, không có gì hoàn hảo đâu, nên bài học ở đây là: Hãy thử học cách yêu những thứ không hoàn hảo và tìm ra niềm vui từ nó nhé

Bài học 3: “Từ trên cao ta nhìn xuống”

Đây là những giá trị “đặc quyền” với những bạn làm HR nói chung và Headhunting nói riêng, vì tình chất công việc mà những bạn trong nghề sẽ có cơ hội đọc rất nhiều CV và phỏng vấn rất nhiều ứng viên khác nhau.

Điều này có ý nghĩa gì?

Các bạn HR và Headhunter sẽ được nhìn thấy rất rất nhiều đường đi sự nghiệp của hàng trăm hàng ngàn ứng viên khác nhau, và từ đó, các bạn sẽ rút ra được những bài học và tìm ra được đâu là con đường ngắn nhất đi đến thành công!

Thậm chí, khi trực tiếp phỏng vấn những ứng viên đó, các bạn Headhunter sẽ được nghe những câu chuyện, những bài học, chia sẻ của những nhân sự thành công, tại sao thời điểm này họ lại ra những quyết định kia, điều gì làm họ trở nên xuất sắc trên thị trường lao động, họ đã làm những gì khi gặp những khó khăn?… Và khi nhìn đủ nhiều, nghe đủ nhiều, con đường ngắn nhất dẫn tới thành công trong sự nghiệp sẽ dần hiện ra trước mắt…

Chị biết, cuộc sống đi làm khắc nghiệt lắm! Mong rằng những chia sẻ trên đây của chị sẽ giúp các bạn luôn tìm thấy niềm vui và động lực, cho dù cuộc sống có “khó khăn” đến đâu nhé! Nếu các bạn quan tâm thêm về nghề HR & Headhunting thì đừng ngần ngại connect với chị nha, always be there for you ❤️

——-

Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào