WIKI DEAL LƯƠNG – LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOẢ THUẬN ĐƯỢC MỨC LƯƠNG “NGON”?

Wiki deal lương

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Phần đáng sợ & ngại ngùng nhất trong 1 buổi phỏng vấn là gì? 

“Mức lương mong muốn của em là bao nhiêu?” 

Bạn vừa hồi hộp muốn biết bản thân sẽ sắp sửa có nguồn thu nhập là bao nhưng cũng vừa sợ hãi khi không biết nên ứng xử như nào nếu mức lương đạt thấp hơn kì vọng. Không ai muốn trở thành một kẻ có vẻ tham tiền khi đi xin việc. Vậy mới nói, deal lương chính là cả một nghệ thuật “bán thân” – Bán giá trị, năng lực của bạn sao cho nhà tuyển dụng mua. 

Cùng khám phá Series Wiki (Từ điển từ A-Z) – chủ đề deal lương để buổi phỏng vấn nào cũng sẽ có 1 cái kết đẹp nhé ^^

1. Vì sao chúng ta cần học cách deal lương – Xuôi ý cho nó êm đẹp có được không?

Câu trả lời là ĐƯỢC CHỨ, NẾU BẠN GIÀU 🙂 Tuy nhiên, vẫn có 2 trường hợp xảy ra như sau:

  • Bạn trả lời có ngay, chị tuyển dụng vội vã mừng rỡ vì gặp 1 ứng viên dễ tính, không mất công kỳ kèo từng đồng một. KPI dễ dàng hoàn thành
  • Bạn trả lời có ngay, chị tuyển dụng khựng lại vì bạn đáp ứng quá dễ dàng. Bạn có vẻ là một người đang rất cần công việc này?
    Điều này, vô tình, sẽ giảm bớt đi hình ảnh ứng viên sáng giá của bạn vì dường như bạn cần họ hơn họ cần bạn. Quy luật bất biến: hàng hiếm lúc nào cũng khó chốt sổ.
Nguồn Unsplash

Tóm lại, chưa ưng ý với giá trị của bạn sẽ đóng góp cho công ty thì mình cùng nhau bàn bạc thảo luận để đôi bên cùng có lợi.

Deal lương là 1 quá trình nên có khi bạn tham gia bất kỳ buổi phỏng vấn nào, chỉ trừ khi offer đấy, tự bạn thấy, đã quá tốt so với sự kì vọng của bạn.

2. Mindset đúng về việc deal lương: 

Xem thêm: Sinh viên mới ra trường có nên thỏa thuận lương?

Sở dĩ, những tấm chiếu mới thường e ngại khi nhắc đến chuyện tiền này nọ là bởi chúng ta nghĩ cái gì cũng tiền, tiền, tiền là biểu hiện của người lợi ích, tham lam. Điều này là không đúng… 

  • Deal lương là quá trình thoả thuận & cân bằng giá trị lợi ích của đôi bên. Bạn không phải đi xin việc, mà là tìm việc. Nhà tuyển dụng không phải là chủ nợ hay người làm ơn cho bạn.
    Xem thêm: Có nên chấp nhận offer với mức lương thấp hơn kì vọng?
  • Thoả thuận chứ không phải đi trả giá. Mọi tranh luận, đề xuất cần được hợp lí hoá, nghĩa là lý giải được tại sao bạn định giá như vậy? Bạn thấy điểm nào chưa hợp lí & vì sao?
  • Deal lương cũng có theo cấp bậc. Câu hỏi khó nhất trong deal lương là bao giờ thì mình nên dừng lại? Tuỳ vào từng vị trí mà bạn đang ứng tuyển, tâm thế deal lương sẽ cần điều chỉnh khéo léo tiến độ, sắc thái thảo luận
    Xem thêm: 03 khác biệt khi thỏa thuận lương ở vị trí quản lý so với nhân viên
  • Deal lương không nhất thiết là phải tiền đổi tiền. Nó bao hàm cả những phúc lợi khác như quyền chọn cổ phiếu, ngày nghỉ phép,…

3. A-Z làm thế nào để deal lương êm đẹp?  

3.1 Bắt đầu bằng cách xác định rõ “bạn là ai, bạn có những giá trị nào có thể bán được? ”

Điều quan trọng là bạn phải biết chính xác mức giá trị mà bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu quá trình thương lượng mức lương. Một số yếu tố bạn cần chuẩn bị trước để lí giải vì sao con số đó là xứng đáng với bạn, chẳng hạn như:

* Vị trí địa lý: Xem xét chi phí sinh hoạt & mức sống ở vị trí địa lý của bạn. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu một mức lương cao hơn ở Hà Nội khi ở Sài Gòn là hoàn toàn hợp lý vì mức sống trong này cao hơn ngoài kia. 

Xem thêm: Mức lương Hà Nội & Sài Gòn khác biệt gì nhau?

* Số năm kinh nghiệm trong ngành: Nếu mô tả công việc yêu cầu 3-5 năm kinh nghiệm và bạn đáp ứng được yêu cầu cao hơn, nó có thể đảm bảo mức lương cao hơn.

* Kinh nghiệm lãnh đạo nhiều năm: Tương tự như kinh nghiệm trong ngành, nếu nhà tuyển dụng thích hoặc yêu cầu kỹ năng lãnh đạo và bạn đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của họ, đó có thể là lý do để được trả lương cao hơn.

* Trình độ học vấn: Các chương trình cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc chuyên ngành có liên quan có thể ảnh hưởng đến mức lương thưởng của bạn tùy thuộc vào vai trò hoặc ngành nghề.
Xem thêm: Đi du học về sẽ dễ thỏa thuận lương cao hơn?

* Lộ trình nghề nghiệp: Bạn hoàn toàn có quyền vạch định đường hướng công việc. Việc bạn biết mình đang ở đâu, muốn đi tiếp đến đâu là một trong những lời thuyết phúc hiệu quả nhất. 

* Kỹ năng: Các kỹ năng ngách hoặc kỹ thuật cần thời gian để thành thạo có thể thu hút mức lương cao hơn.

* Giấy phép và chứng chỉ: Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu hoặc muốn bạn có các giấy phép hoặc chứng chỉ cụ thể. Nếu bạn đã có chúng, bạn có thể ở một vị trí thuận lợi để yêu cầu mức bồi thường cao hơn. Khi bạn bắt đầu thương lượng lương, hãy nhớ nhắc lại lý do tại sao bạn sẽ là một nhân viên có giá trị và cân nhắc sử dụng các yếu tố trên để biện minh cho mức lương mong muốn của bạn.

(Và nhiều yếu tố khác)

3.2. Nghiên cứu mức trung bình của thị trường “Khoảng lương bạn sẽ deal là mức nào”

Dữ liệu này là điều không thể thiếu để một cuộc thương lượng bắt đầu. Tưởng tượng nếu không có range lương thì chúng ta sẽ không thể định giá được con số nào là thấp, là cao & cứ deal mãi, deal mãi không bên nào thoả mãn.

Biết được mức trung bình của thị trường có thể cung cấp cho bạn một cơ sở tốt cho yêu cầu lương của bạn và thậm chí có thể được sử dụng để biện minh. 

Bạn hãy tham khảo các bài post tổng hợp về mức lương được phân theo ngành của CareerPrep để có cái nhìn tổng quan hơn & ứng dụng vào mình nhé:

Làm Nhân Sự (HR) năm 2021: Mức lương trung bình là bao nhiêu?
Mức lương ngành Digital Marketing có cao như lời đồn?
Mức lương ngành Tài chính-Ngân hàng khi làm ngành này là bao nhiêu ?
Mức lương ngành Kế toán-Kiểm toán như thế nào?
Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?
Mức lương ngành sales: Làm “Dâu trăm họ” lương có cao không?
Mức lương ngành Logistics: Việc nặng lương cao?

💪 Gợi ý một số câu hỏi để bạn có đường hướng tìm kiếm hơn:

* Mức lương trung bình trên toàn quốc cho vị trí nào?
* Mức trung bình ở vị trí địa lý của bạn và ở các thành phố lân cận là bao nhiêu?
* Các công ty tương tự trong khu vực của bạn trả cho nhân viên ở vị trí này bao nhiêu?

3.3. Chuẩn bị bài pitching trước “Vì sao bạn xứng đáng?”

Hãy kết nối mục 3.1 & 3.2 lại để cấu thành các luận điểm “chắc nịch” lí giải cho số tiền mà bạn muốn được nhận.

Ví dụ đơn giản như, range lương cho vị trí entry level là 15-20 triệu. Nhà tuyển dụng offer bạn 15 triệu vì đây là công việc full-time đầu tiên của bạn. Câu hỏi đầu tiên bạn nghĩ đến là “Làm thế nào để bạn có thể đàm phán để đạt ở mức 17 triệu?”

Có vẻ hơi khó trả lời đúng không? Mới đi làm, kinh nghiệm bằng 0, nhận ở mức sơ khởi là điều hoàn toàn hợp lý mà.

Để giải quyết, thử chuyển đổi cách hỏi này xem sao nhé: “Vì sao bạn xứng đáng có thêm 2 triệu?”

Số tiền càng cụ thể, bạn sẽ dễ chứng minh nó hơn. Từ đây, bắt đầu xâu chuỗi những gì bạn có để bắt đầu thuyết phục NTD nhé. Demo đơn giản như “Bạn xứng đáng có thêm 2 triệu là bởi bạn có thêm kĩ năng thiết kế dù trong JD không ghi yêu cầu này nhưng trong ngành thì có cần, minh chứng cho chất lượng công việc sẽ được cải thiện tốt hơn nhờ kĩ năng của bạn”

3.4. Tự tin là chía khoá & nhớ luyện tập nhé

Bạn càng truyền tải được sự tự tin, nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng vào phản hồi của bạn. Đừng nhầm lẫn sự tự tin, sự đánh giá cao giá trị của bản thân với sự kiêu ngạo.

Hãy nói được, chứng minh được. 1 tips quan trọng ở đây là bạn phải mua mình trước (tức là cảm thấy mình nói thuyết phục) rồi khi ấy NTD mới cảm thấy thuyết phục.

Thiếu tự tin, ậm ờ sẽ dẫn đến hình ảnh không đẹp, giống như bạn đang cố gắng trả giá, kì kèo từng đồng vậy. Để mọi sự suôn sẻ, luyện tập trước bài pitching cũng là cách hữu hiệu để bạn trông thật tự tin – biết mình có gì & cần gì.  

3.5 Kết thúc với sự tôn trọng & cảm ơn 

Tóm lại, dù kết hậu hay không hậu, một buổi phỏng vấn dài đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng của cả bạn lẫn NTD. Dù con số đó là bao nhiêu, hãy luôn cảm ơn NTD đã dành thời gian & trao cơ hội đàm phán với mình. 

Lưu ý, phải luôn kết thúc với 1 con số, không được để mọi thứ chập chững. Bởi nếu không thấy hài lòng, bạn hoàn toàn có thể từ chối & bước đi, không nhất thiết phải miễn cưỡng chấp nhận. Điều quan trọng là thân thiện và chuyên nghiệp. Biết đâu, họ có thể không đem cho bạn cơ hội lần này nhưng vì ấn tượng nên sẽ có lần khác trong tương lai.

4. Nghệ thuật deal lương & những sai lầm phổ biến

Nếu ở trên là các bước luôn phải có trong quá trình deal lương, thì ở đây, CareerPrep sẽ bày bạn một số mẹo hay để bạn có thể ứng xử thật mượt. Đi phỏng vấn sẽ luôn có sự thiên biến vạn hoá, bạn cần thật khéo léo phản ứng để không bị “sượng trân” khiến mọi nỗ lực bỏ bể.

(Coming soon)
Học ngược: Nghệ thuật cách deal lương từ HR để thuyết phục ứng viên chấp nhận mức lương họ offer
Không deal lương bằng tiền, thì deal bằng cái khác
Thỏa thuận lương – có nên chia sẻ payslip/ con số mức lương trước?

Những sai lầm “chí mạng” khi thỏa thuận lương (P1)
Những sai lầm “chí mạng” khi thỏa thuận lương (P2)

5. Một số trường hợp đặc biệt:

(Coming soon)
Lương khi nhảy việc nên cao hơn lương cũ bao nhiêu?
Làm gì khi deal lương mãi nhà tuyển dụng không chịu gật đầu?
Kỳ kèo bao nhiêu là vừa đủ để khi deal lương không quá nhỏ nhen?

6. Ví dụ mẫu về deal lương

Đây là 1 ví dụ về cách tiếp cận cơ bản trong buổi phỏng vấn:

“Cảm ơn anh chị đã dành thời gian để em được thể hiện mong muốn của bản thân cho vị trí X này.  Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi muốn nhắc lại rằng em rất vui mừng về cơ hội này. Em tin tưởng vào sản phẩm công ty và biết rằng mình sẽ có thể thúc đẩy kết quả tuyệt vời hơn nếu có duyên được tham gia cùng mọi người.

Trước khi chấp nhận lời đề nghị, em xin phép được thảo luận kĩ hơn về mức lương được đề xuất.

Như em đã chia sẻ trong quá trình phỏng vấn, mặc dù đây là công việc full-time đầu tiên nhưng kinh nghiệm làm việc trong mảng này em đã có hơn 2 năm qua, bao gồm việc vận hành câu lạc bộ & xây dựng dự án riêng cho mình. Trong từng project, em đều nắm vị trí lead, trau dồi lẫn mặt chuyên môn & quản lý các member khác để đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể như số tiền kiếm về trong dự án X là Y, vượt quá chỉ tiêu 10%. 

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, em tin trải nghiệm làm việc với con người trong quãng thời gian qua cũng sẽ là một lợi thế lớn cho vị trí này bởi công việc có vẻ cần sự đồng nhất giữa các phòng ban khác nhau rất nhiều. Thuyết phục & giúp tất cả cùng hướng đến một mục đích luôn là thứ em hướng đến trong công việc. 

Vậy nên, với trải nghiệm như vậy, em tin rằng con số Z sẽ phù hợp nhất để em có thể vừa tận dụng hết năng lực của mình & có cơ hội trau dồi tốt hơn ở công ty mình. 

Em rất cởi mở với mọi thắc mắc nếu chị cảm thấy mong muốn này chưa hợp lí, chị nghĩ sao ạ?

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào