Ưu và nhược điểm của làm freelance mà người mới bắt đầu nên biết

freelance

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hiện nay, các công việc Freelance đang rất phổ biến và được giới trẻ ưa chuộng đặc biệt là các bạn sinh viên. Thành thật mà nói, cũng có một số bạn cân nhắc giữa việc đi làm ở ngoài cho các doanh nghiệp hay làm Freelance tại nhà. Xem xét những ưu và nhược điểm của làm Freelance tự do có thể giúp bạn định hướng cho lựa chọn của mình.

1. Ưu điểm của Freelance

  • Thoải mái lựa chọn khách hàng cho mình

Có thể đây là một ưu điểm vô cùng lớn vì thông thường khi đi làm công sở, trong một tổ chức cố định, những yếu tố như văn hoá công ty, môi trường đồng nghiệp, hay sếp là những thứ mình không kiểm soát được, đôi khi bạn phải chấp nhận và thả trôi. Vì thế việc làm freelance, bạn có quyền chọn đối tác, chọn môi trường, người mà bạn muốn làm cùng cùng nhau tạo ra giá trị. Bạn sẽ hợp với công việc nào hay bạn sẽ tìm khách hàng ở website nào đều do bạn quyết định. Sẽ thoải mái và tự do hơn khi đi làm ở công sở.

  • Kiểm soát khối lượng công việc

Một ưu điểm khác của các công việc Freelance là khả năng lựa chọn khối lượng công việc cho bạn. Bạn có thể làm việc nhiều hay ít tùy ý, và bạn có thể chọn những dự án có ý nghĩa hoặc đem lại nhiều trải nghiệm đối với bản thân. Bạn muốn kiếm chác thêm thì có thể làm nhiều hơn kiếm nhiều job hơn tỏng thời gian rảnh hay khi bạn muốn đi chơi hoặc du lịch cuối tuần bạn có thể ngừng nhận dự án. Bạn tự chủ về tự chủ về khối lượng công việc, không ai ném việc hay đưa việc cho bạn vì bản thân bạn là sếp của chính mình.

Với sự tự do đối với khối lượng công việc, các bạn làm Freelance có sự linh hoạt mà hầu hết mọi người đều mơ ước. Nếu bạn muốn làm việc toàn thời gian hầu hết thời gian trong năm và chỉ bán thời gian trong mùa hè, bạn có thể linh hoạt và kiểm soát để đưa ra quyết định đó.

Đọc thêm: Top 5 Website tìm việc làm Freelance giữa mùa dịch

  • Có trách nhiệm và tự chủ được cuộc sống của bạn

Công việc Freelance mang lại sự độc lập cho bản thân bạn rất nhiều bởi bạn sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm cho công việc và tự chủ cuộc sống của bạn. Công việc càng tự do thì bạn càng phải có kỷ luật với bản thân mình hơn, vì bạn hoàn thành công việc đúng hạn mà không có một ai thôi thúc hay nhắc nhở bạn. Công việc có gì sai sót thì chính bạn cũng là người phải take care cho nó để mang đến thành quả tốt cho khách hàng. Bạn làm nhiều dự án thì bạn kiếm được nhiều, làm ít có ít, bởi công việc tự do xứng đáng với từng nỗ lực của bạn.

  • Va chạm với nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau

Đây là một lợi thế khá lớn với công việc Freelance vì nếu làm việc cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó có thể sẽ không cung cấp kinh nghiệm trong các ngành và lĩnh vực nghề nghiệp khác mà chỉ chú trọng đưa đến cho nhân viên những thông tin về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Công việc Freelance sẽ hoàn toàn khác, bạn có thể va chạm và tự do mở ra khả năng làm việc của mình trong nhiều dự án và chủ đề khác nhau. Làm việc tự do là một cách để mở rộng tầm nhìn. Sự đa dạng này có thể giúp tạo ra một môi trường nhàm chán.

Đọc thêm: Marketers – Sales – Supply Chain làm gì trong FMCG?

Các công việc Freelance sinh viên có thể làm để kiếm thêm thu nhập

freelance
Nguồn: Pinterest

2. Nhược điểm của Freelance 

  • Thiếu quyền lợi

Trong khi một nhân viên đi làm toàn thời gian tại các doanh nghiệp hầu hết đều được hưởng một số quyền lợi và trợ cấp nhất định như tiền xăng đi lại, tiền ăn trưa, hưởng lương tháng 13, thưởng hoa hồng… thì những các Freelancer  hiếm khi được nhận trợ cấp. Vì với các công việc Freelance họ thường phải chịu trách nhiệm tìm kiếm và tài trợ cho bảo hiểm cho riêng mình.

  • Công việc không ổn định

Tìm kiếm công việc ổn định là một khó khăn thực sự của các Freelance. Để kiếm được một công việc freelance cho những bạn chân ướt chân ráo không quá dễ, bạn phải tận dụng tất cả các network mình có, đồng thời phải làm đẹp portfolio của mình thì khách hàng mới có thể tin tưởng mà tuyển dụng bạn. Các dự án có thể bắt đầu trong khoảng 1 tuần, 1 tháng, nửa năm nhưng sau đó chúng vẫn kết thúc. Các khách hàng của bạn có thể kết thúc hợp đồng sớm. Bạn có thể hoàn thành một dự án và sau đó sẽ thấy rất khó khăn để tìm việc làm thêm. Chưa kể đến việc bị tác động bởi những thứ không lường trước được ví dụ như: thời điểm dịch bệnh Covid kéo dài, nhu cầu tìm freelance ở các doanh nghiệp giảm thì freelance sẽ không có việc, hay các doanh nghiệp muốn cắt giảm chi phí cho mình nên sẽ không outsource quá nhiều freelance…

Đọc thêm: Chưa có kinh nghiệm thì có làm freelance được không?

Làm Freelancer từ thời sinh viên có khả thi không?

freelance
Nguồn: Unplash
  • Tự do càng cao, trách nhiệm càng lớn 

Khi bạn làm công việc Freelance nghĩa là bạn đang điều hành một doanh nghiệp của chính mình. Bạn phải chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh, thu hút khách hàng, quản lý khách hàng, thu tiền và nộp thuế. Bạn sẽ cần phải đưa ra nhiều quyết định — bạn sẽ theo dõi công việc như thế nào và bạn sẽ nhận thanh toán qua nền tảng nào (PayPal, thẻ Visa, thẻ Napas…);  bạn cần mua, đầu tư cho ứng dụng để phục vụ cho công việc của bạn (Adobe Photoshop, Microsoft Office, Adobe Premiere…); bạn cần những công cụ quảng cáo nào (danh thiếp, trang web và thậm chí là logo) và hơn thế nữa.

Không phải ai cũng được chuẩn bị và có thể đảm đương những công việc này. Bạn là chủ thương hiệu của mình và bạn cần điều hành công việc Freelance của mình như một doanh nghiệp.

  • Dễ bị ép giá hoặc xù/nợ tiền công 

 Mặc dù các Freelancer có thể tự đặt mức thù lao để đáp ứng nhu cầu thu nhập của họ (và của khách hàng), họ cũng chịu trách nhiệm thu tiền thanh toán. Nhưng thật không may, có một số Freelancer đã phải đối mặt với những khách hàng không trả tiền bạn đừng quá ngạc nhiên vì đây là vấn đề khá phổ biến hiện này vì không có công ty pháp lý nào đứng sau bảo trợ cho bạn những vấn đề này. Bởi khi đã giao dịch tự do, bạn cần phải đề phòng những tình huống xấu như này vì hầu hết freelance đều gần như sẽ gặp phải. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng và cẩn thận các hợp đồng, chính sách trước khi hợp tác với bất kì khách hàng nào.

  • Sự cô lập

Một lỗi phổ biến khác khi trở thành một freelancer là bạn cuối cùng sẽ bị cô lập khỏi một nhóm hoặc công ty. Trừ khi bạn có những người thân thiết để làm việc cùng, nhưng thường xuyên hơn là bạn sẽ làm việc một mình.

Bây giờ bạn đã biết những ưu và nhược điểm của công việc Freelance rồi đó, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được cách để thành công với công việc Freelance. Dù cho bạn quyết định làm việc làm Freelancer tự do hay không thì bạn cũng cần có các kỹ năng cần thiết như kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời và khả năng quản lý một doanh nghiệp nhỏ và cá nhân.

freelance
Nguồn: Pinterest

———————–

CareerPrep – Guide people to right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào