Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn việc làm, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng hỏi về “điểm mạnh của bạn là gì?”. Tuy là câu hỏi phổ biến nhưng để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, các ứng viên nên cân nhắc cách trả lời câu hỏi này tốt nhất để đưa thông tin hữu ích đến nhà tuyển dụng đồng thời không làm hỏng cơ hội được tuyển dụng của bạn. Bài viết dưới đây CareerPrep sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất cùng với các câu trả lời mẫu.
1. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn
- Bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển không: Trong cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, họ đang đánh giá xem điểm mạnh của bạn phù hợp với vai trò mà bạn đang phỏng vấn như thế nào. Nói cách khác, họ không mong đợi bạn liệt kê mọi thứ bạn làm tốt nhưng họ muốn nghe về những đặc tính cụ thể hoặc tài năng thiên bẩm mà bạn sẽ sử dụng để ứng dụng tốt ở vị trí công việc này.
- Đánh giá mức độ hiểu biết: giống như câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để đánh giá mức độ tự nhận thức và hiểu biết của bạn về vai trò mà bạn đang phỏng vấn cũng như tính cách của bạn.
Tuy nhiên, người quản lý tuyển dụng không phải lúc nào cũng hỏi, “Điểm mạnh của bạn là gì?” nhưng họ có thể sử dụng các câu hỏi tương tự để khám phá cùng một thông tin. Ví dụ, họ có thể hỏi:
- “Bạn sẽ mang lại thế mạnh gì cho công ty chúng tôi?”
- “Điều gì khiến bạn trở thành ứng viên tốt nhất cho vị trí này?”
- “Những nhà tuyển dụng trước đây của bạn sẽ nói những phẩm chất tốt nhất của bạn là gì?”
Bằng cách chuẩn bị một câu trả lời chung cho các câu hỏi này, bạn có thể đảm bảo rằng mình đã sẵn sàng để trả lời về những điểm mạnh tốt nhất mà bạn mang đến cho công ty, bất kể câu hỏi được hỏi như thế nào.
Đọc thêm:
Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]
Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi phải chọn bạn? [+ví dụ chi tiết]
2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điểm mạnh của bạn là gì?”
- Nghiên cứu kỹ bảng mô tả công việc để lựa chọn câu trả lời của bạn
Trước hết, điểm mạnh của bạn phải phản ánh các yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn nêu bật các kỹ năng của mình được liệt kê trong mô tả công việc và giải thích cách bạn sẽ đạt được nó. Nói chung, điểm mạnh của bạn nên là những kỹ năng có thể được hỗ trợ thông qua kinh nghiệm.
Ví dụ, nếu bạn coi giao tiếp là một thế mạnh, bạn có thể muốn nhớ lại một tình huống mà bạn đã sử dụng giao tiếp để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết một vấn đề.
- Tiến hành lựa chọn điểm mạnh phù hợp, có ích cho vị trí bạn đang ứng tuyển
Mọi người đều có vô số đặc điểm và tài năng tích cực nhưng bạn phải biết chọn lọc trong danh sách những điểm mạnh của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập trung vào những điểm mạnh có thể áp dụng cho công việc của mình.
Ví dụ: nếu bạn đang phỏng vấn để làm nhân viên kế toán, nhưng lại trả lời điểm mạnh là kỹ năng thiết kế đồ họa thì sẽ không hợp lý đúng không nào?. Cách tốt nhất để chuẩn bị là chọn ra một điểm mạnh “lớn nhất” của mình và sau đó chọn hai đến ba thuộc tính bổ sung mà bạn có thể ứng dụng nếu cần.
- Lựa chọn điểm mạnh dựa trên kỹ năng: như kỹ năng thiết kế đồ họa, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết lách, hay trình độ tin học,..điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã nắm rõ yêu cầu chính của công việc và biết cách áp dụng kiến thức này vào các tình huống thực tế.
- Lựa chọn điểm mạnh dựa trên tính cách: chẳng hạn như sự kiên nhẫn, sự đồng cảm, sáng tạo, tính trung thực,…Dù cho bạn lựa chọn cái nào đi chăng nữa thì cũng cần đảm bảo chúng phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc.
Đọc thêm: 5 phương pháp nghĩ ra ý tưởng độc đáo
Vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông
3. Câu trả lời mẫu
- Ví dụ 1
Tiếng Việt
“Một trong những điểm mạnh nhất của em là khả năng viết lách vì trước đây em đã có 2 năm kinh nghiệm làm copywriter và tự nhận thấy mình là người có kỹ năng viết lách vững chắc. Em đã được thăng chức lên vị trí biên tập viên sau 2 năm làm việc tại công ty nhỏ gần nhà, vì vậy em cũng đã cải thiện kỹ năng biên tập của mình rất nhiều.
Tiếng Anh
“One of my greatest strengths is my writing skill because I previously had 2 years of experience as a copywriter and consider myself a person with solid writing skills. I was promoted to the position of editor after 2 years working at a small company near my house, so I also improved my writing skills a lot.
- Ví dụ 2
Tiếng Việt
“Điểm mạnh nhất của em là khả năng nhận thức. Em có khả năng tự nhiên để nhận ra những thay đổi trong cảm xúc của mọi người bằng cách chú ý đến ngôn ngữ cơ thể hoặc nét mặt của họ. Đây là điểm mạnh đã giúp em rất nhiều trong 4 năm qua ở đại học với vị trí trưởng ban truyền thông trong câu lạc bộ. Em có thể xác định khi nào các thành viên trong ban của em tức giận, thất vọng hoặc căng thẳng và giúp họ giải quyết vấn đề ngay lập tức giúp mọi người hiểu nhau hơn để làm việc hiệu quả hơn”.
Tiếng Anh
“One of my greatest strengths is my perceptiveness. I have a natural ability to pick up on changes in people’s emotions by paying attention to their body language or facial expressions. This is a strength that has helped me a lot during the past 4 years at university as the leader of the communications department in the club. I can identify when my team members are angry, frustrated, or stressed and help them solve the problem immediately in order to help everyone understand each other and work more effectively.”
———————-
CareerPrep – Guide people to the right job