VỀ TÁC GIẢ

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả trong Marketing Agency.
CareerPrep là nơi Hưng chia sẻ lại những kiến thức, kinh nghiệm phát triển sự nghiệp và các nội dung Marketing dành cho các bạn trẻ.

Career Prep chuẩn bị ra mắt khóa học Tư duy Data trong Marketing trong tháng 04/2023. Đăng ký để nhận thông tin mới nhất ngay!

Chào bạn, đây là thế giới về tài liệu Marketing căn bản

01 - Người đúng ngành

Thích thú Marketing thì nên chọn trường gì?

02 - Người trái ngành

Lộ trình tự học từ A-Z

03 - Bản đồ sự nghiệp

Lộ trình, mức lương của một Marketer

04 - Trắc nghiệm nghề

Coming soon…

05 - Khóa học Marketing

1

Người đúng ngành

Tổng hợp list đại học
"hot" khoa Marketing

Công lập:

Đại học Kinh tế quốc dân
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Đại học Thương Mại
Học viện Tài chính (Chuyên ngành Marketing thuộc khoa QTKD)
Đại học Ngoại Thương Hà Nội (sắp có ngành Digital Marketing)

Tư thục:

RMIT University
Đại học Anh quốc – BUV

Review thật

– Chưa hẳn là ngành mũi nhọn của NEU nhưng vẫn thuộc ngành TOP của một trường TOP.

Khoa Marketing có 5 chuyên ngành chính đó là Truyền thông Mar, Quản trị Mar, Quản trị bán hàng Mar, Thẩm định giá và PR.

– Chương trình học các năm:
+ Năm 1 học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành.
+ Năm 2: học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
+ Năm 3 thì học các môn chuyên ngành và các môn trong tổ hợp lựa chọn như: Tổ chức sự kiện, Tiếng Anh chuyên ngành Mar, Quản trị kênh phân phối…
+ Năm 4: Thực tập, làm luận văn tốt nghiệp

– Năm 2 trở đi thì có 1 vài môn học được thực tập tại công ty – do các thầy cô giới thiệu. Nhiều học phần có tổ chức các buổi thuyết trình, báo cáo, học nhóm,… nhưng quy mô nhỏ thôi. Thầy cô khoa Mar hầu hết đều đi làm ngoài, cho nên thường có liên hệ với các công ty, doanh nghiệp. Nhiều thầy cô có tâm sẽ cho sinh viên đi làm việc thực tế luôn.

Công lập:

Đại học Kinh tế TP. HCM
Đại học KInh tế – Luật TP. HCM
Đại học Tài chính – Marketing

Tư thục:

Đại học RMIT
Đại học Văn Lang
Đại học Hoa Sen
Đại học Công nghệ – HUTECH (không chuyên)
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học FPT
Đại học Quốc tế – Đại học QG TP. HCM

Học phí: 22-26tr/năm

Marketing ở UEH không chia chuyên ngành mà học ngành Marketing chung. Một số môn học: Nghiên cứu marketing, Nghiên cứu hành vi, Mô phỏng marketing, Marketing quốc tế, CRM,…

Trong thời gian học, giáo viên thỉnh thoảng có mời chuyên gia về sharing nhưng đây không phải là phần thuộc chương trình học
Mình thích mô hình học của trường là dạng project (chứ không thi cuối kì, tính thực tiễn rất cao. Đội ngũ giáo viên của trường đa phần rất trẻ và update liên tục xu hướng. Môi trường ngành này cũng khá là tốt vì các bạn rất giỏi, do đó đây là môi trường tốt.
Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần để đi “phượt” thường xuyên vì phải chạy nhiều cơ sở trên toàn thành phố.

Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Đại học Duy Tân

2

Người trái ngành

MARKETING
LÀ GÌ DZẬY?

Marketing cũng là nghề mang tính “con người”. Bởi lẽ, đích đến cuối cùng của nghề này là chúng ta phải thấu hiểu khách hàng để từ đó đọc vị & thay đổi quan điểm, hành vi của họ theo chiều hướng tích cực hơn.

Có lẽ vì thế chúng ta thấy, Marketing toàn nói lời hay ý đẹp nhưng thực chất để nói ra được những điều ấy, có cả một hệ thống logic, khoa học & sáng tạo ở đằng sau đó. Hãy cùng xuất phát hình trình tự học Marketing nào!

Xem thêm: Tại sao chúng ta nên học Marketing nếu trái ngành?

Hiểu một cách đơn giản nhất, marketing là làm thế nào để đưa sản phẩm đến đúng người, đúng thời điểm và đặt ở đúng nơi sáng nhất.

MKT giống như ông mai, bà mối để khách hàng tìm thấy sản phẩm dành cho mình một cách nhanh chóng hơn.

Tự học Marketing - Tshape

Xem thêm: T-Shape Marketer – mẫu hình Marketer bạn nên theo đuổi

Hãy chọn cho mình một mảng Marketing mà bạn yêu thích.
Hiện nay, đây là 3 mảng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất khi đặt những viên gạch đầu trên hành trình Marketing.

Xem thêm: Mới ra trường, mảng nào trong marketing “hot”?

Digital
marketing

Marketing trên nền tảng kỹ thuật số, 4.0

Brand
marketing

Marketing về
thương hiệu

Trade
marketing

Marketing tại
điểm bán

Advertising

CLIENT VS AGENCY

Ngoài ra, bạn cũng có thể định hướng
bản thân theo client hay agency

Khác nhau ở đâu?

Agency: chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các Client.

Họ là những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như Research Agency, PR Agency, Branding Agency, Digital Agency…

Client: là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, người sở hữu thương hiệu.

Bên chịu trách nhiệm về doanh số, lên chiến lược và để thực thi, client sẽ cần đến Agency – các chuyên gia trong lĩnh vực này

Xem thêm: Client & agency phối hợp với nhau như nào?

Chân dung của người client & người agency

  • Khả năng critical tốt, luôn result-oriented: Tháng này doanh số bao nhiêu, thị phần như nào, các hoạt động Marketing đem lại hiệu quả bao nhiêu…
  • Thiên nhiều về quản lý, giao tiếp với các đơn vị (cái gì cũng nên biết một chút)
  • Giỏi đặc thù một lĩnh vực
  • Sáng tạo, bay bổng, không bị áp đặt bởi doanh số bởi làm theo yêu cầu của Client
  • Ưa thích sự tươi mới trong công việc bởi một agency sẽ làm việc với nhiều client, nhiều sản phẩm, tiếp xúc với nhiều ngành khác nhau.

CÁC
DẤU
HIỆU
CRUSH
MARKETING

Thực ra, không có dấu hiệu cụ thể nào chỉ rõ bạn sinh ra để trở thành một Marketer cả. Thích là nhích thôi. Thông thường, một Marketers sẽ điển hình thích những thứ sau:

  1. Thích xem quảng cáo, các chiến dịch truyền thông 
  2. Thích tìm hiểu về tâm lý
    con người
  3. Thích hỏi vì sao – luôn tò mò về mọi thứ
  4. Thích sự sáng tạo, cá tính – luôn mở mang trước sự thú vị

Thích xem quảng cáo, các chiến dịch truyền thông

Thích tìm hiểu về tâm lý
con người

Thích hỏi vì sao – luôn tò mò về mọi thứ

Thích sự sáng tạo, cá tính – luôn mở mang trước sự thú vị

NEWBIE
TỰ HỌC

1. Cập nhật các kiến thức tổng quan về ngành Marketing (Đọc ở trên)

2. Học nền tảng những kiến thức chuyên sâu (Chiều dọc của chữ T)

Là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp/thương hiệu/sản phẩm bạn nhắm đến.

Để vẽ chân dung tệp đối tượng này, những điều quan trọng nhất bạn cần xác định:

  • Demographic (nhân khẩu học): Tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề,.
  • U&A – Usage & attitude (Hành vi & thái độ) để xem quan điểm sống và hành vi tiêu biểu, sở thích đặc biệt của họ là gì
  • Customer journey: Hành trình mua hàng của họ như nào?

Xem thêm: Làm thế nào để vẽ Target Audience – Tài liệu tự học Marketing

Sự thật ẩn sâu trong khách hàng mục tiêu, thứ mà bạn phải liên tục đào sâu, hỏi vì sao để tìm ra câu trả lời cốt lõi.

Thông thường, nó sẽ là một nỗi sợ thầm kín HOẶC một mong muốn cháy bỏng. Thử nhìn vào một vài VD về cách tư duy tìm ra insight nhé!

Đào Insight là một trong những kỹ năng đắt giá nhất của một Marketer. Bạn sẽ cần vốn sống, kiến thức, sự tinh tế, trắc ẩn của mình để thật sự nhìn thấu hành vi, động lực của người tiêu dùng.

Xem thêm: Làm thế nào để “đào” insight – Tài liệu tự học Marketing

Ý tưởng chủ đạo cho chiến dịch/ bài viết/ sản phẩm/ thương hiệu… bạn là gì. Nó bắt nguồn chặt chẽ từ Insight.

Xem thêm: Big Idea là gì? – Tài liệu tự học Marketing

Chuỗi hoạt động triển khai & thực thi ý tưởng của bạn, đem chúng đến cho người tiêu dùng.

Xem thêm: IMC plan là gì? – Tài liệu tự học Marketing

3.  Các nguồn & tài liệu tự học

TRẢI
NGHIỆM

Vậy, chúng ta có thể tìm kiếm những trải nghiệm đầu đời ở đâu?

1. Trải nghiệm tại các cuộc thi

Thời sinh viên, trải nghiệm ở các cuộc thi là cơ hội để mình thử và sai mà không mất thứ gì. Vì vậy, đừng ngại thử sức bạn nhé. Thắng hay thua đều sẽ giúp bạn thực hành tư duy Marketing sắc hơn!

  • P&G CEO Challenge
  • UNILEVER FUTURE
  • LEADERS’ LEAGUE- UFLL
  • Vietnam Young Lions
  • Young Marketers
  • Nielsen Case Competition
  • L’Oreal Brainstorm
  • Bản lĩnh Marketer
  • CMO Think & Action
  • Marketing Arena
  • Marketing Hive
  • Z Marketers
  • Marketing On Air
  • Ứng viên tài năng

2. Trải nghiệm qua các vị trí Part-time/Intern Marketing 

Hầu hết các công ty Client hay Agency đều sẽ tuyển intern/parttime. Vì vậy, hãy để ý ở các kênh tìm việc hoặc săn ở các công ty lớn cụ thể như:

Shopee Careers/Nestlé Internship Program/Dream P&G Internship
Tiki/…. (hoặc các creative agency lớn bé đều sẽ luôn tuyển intern cho content/copy writing)

THEO ĐUỔI
MARKETING
KHI RA
TRƯỜNG

Là sinh viên vừa tốt nghiệp, bạn có thể:

  • Làm Marketing executive ở các công ty/tập đoàn lớn
  • Làm vị trí junior ở các agencies lớn nhỏ
  • Làm Marketing ở các startups
  • Thi tuyển vào các chương trình Management Trainee của các công ty lớn: Nestle, Unilever, Masan, Samsung, Coca Cola, Grab, Shopee, L’Oréal,… (Hãy google [tên công ty] + [Management Trainee] bạn sẽ tìm thấy thông tin tuyển dụng từng chương trình)

Dù làm client hay agency, công ty lớn hay startups, mỗi nơi đều sẽ cho bạn những trải nghiệm đặc biệt khác nhau.
Vì vậy, không nhất thiết khi vừa ra trường chúng ta nhất định phải vào tập đoàn lớn. Hãy tìm cho mình môi trường học hỏi & phù hợp với bản thân ở thời điểm này nhất nhé!

Xem thêm: Lộ trình Marketing trái ngành cho sinh viên vừa ra trường?

3

Bản đồ sự nghiệp &
mức lương

Disclaimer: Đây chỉ là lộ trình thăng tiến & mức lương phổ biến. Tuỳ vào từng ngành hàng & cơ cấu từng công ty, chức danh & đãi ngộ sẽ có sự khác biệt

Xem thêm: Bản đồ sự nghiệp & mức lương Marketing của Client

Disclaimer: Đây chỉ là lộ trình tham khảo bởi mỗi agency sẽ có các cơ cấu tổ chức riêng biệt. Mức lương cũng rất đa dạng tuỳ vào quy mô nên cũng sẽ không được đề cập ở đây

Xem thêm: Làm Agency là làm gì?