5 phương pháp sáng tạo ra ý tưởng độc đáo – Tự học Marketing

tự học marketing - nghĩ ý tưởng sáng tạo

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Khi nghiên cứu về case study trong quá trình tự học marketing, có thể bạn thấy ngưỡng mộ sao anh này chị kia nghĩ ý tưởng siêu thế, chắc họ sinh ra đã sáng tạo, cái này là tài năng bẩm sinh rồi. Nhưng không, 

Sự thật là càng những người dễ nảy số idea, nghĩ ý tưởng càng hay, thật ra, lại là những người chăm chỉ, mài dũa khả năng sáng tạo hơn bất kỳ ai khác.

Sáng tạo không phải món quà từ trên trời rơi xuống.

Về bản chất, nó là quá trình bạn tích luỹ cho mình một kho ý tưởng, trải nghiệm riêng để đến khi nào cần, cứ thế lấy ra mà xài thôi. Một vài thói quen sáng tạo cần được nuôi dưỡng nếu bạn nghiêm túc theo đuổi con đường này ở đây.

Xem thêm: Thói quen nào cần có cho người làm sáng tạo?

Chính vì có thể tích luỹ, CareerPrep sẽ chỉ bạn 5 phương pháp thường được sử dụng bởi các “thần đồng sáng tạo”, giúp bạn có thể vùng vẫy ra khỏi bẫy “không nghĩ ra được gì” hết. Các phương pháp được đúc ra từ một trang công cụ nổi tiếng – DeckofBrilliance

 

1. Make the familiar unfamiliar – Biến những điều quen thuộc thành lạ lùng

“Sometimes, the execution is the idea.
You can make something old feel fresh and new just by treating it differently. Change the setting.
Rotate the actors.
Play with the scale.
Make the large things small and the small things large.
Go from the outside looking in to the inside looking out.
Speed things up and slow them down.
Switch from a bird’s eye view to an ant’s eye view.
Reprogram the sounds, the voices and the music.
Make the invisible visible.
Swap the colours.
And peek through a different lens.
Keep going until you arrive at something that’s never been done before.”

Cách sử dụng Hãy lấy những điều mà hầu hết chúng ta cho đó là thường nhật, nhỏ bé, không mấy ai chú ý & phủ lên ý tưởng của bạn thành một hình hài mới mẻ hơn. Để đến khi, khách hàng nhìn thấy ý tưởng của bạn, họ sẽ phải “ồ sao lâu nay mình không để ý”
Logic vì sao nó lại thành công Chúng ta thường dễ bỏ quên những thứ nhỏ nhặt & đôi khi chính sự nhỏ nhặt đấy lại là thứ làm nên màu sắc cho cuộc sống. Bằng phương pháp này, bạn sẽ dễ khơi gợi những rung động bị bỏ quên trong người xem & tình yêu với thương hiệu của bạn.
Ví dụ Lấy ý tưởng từ phần hướng dẫn an toàn bay trước khi máy bay cất cánh, hãng máy bay Emirates – nhà tài trợ của CLB bóng đá Benfica, đã sáng tạo nên Benfica Safety video, nhưng là ở trên sân cỏ. Thử nghía qua video ở đây để xem Emirates đã làm “khuấy đảo” 65.000 Benfica fan như thế nào nhé.

2. Challenge yourself – Thử thách chính mình

“Force your brand off its couch by setting it a challenge.
And don’t make the challenge easy either.
Select a goal that has never been attempted before.
And announce it to the world.
Then go after that goal with determination.
The pursuit should make a compelling story.
Even if the brand doesn’t succeed in attaining the goal, it still wins.
Because a brand that frequently sets the bar higher will be noticed, respected and admired.”

Cách sử dụng Hãy để sản phẩm của bạn chinh phục một “thử thách cực đại” do chính thương hiệu đặt ra. Thử thách này thường là tính năng nổi trội của sản phẩm bạn hoặc một thông điệp thương hiệu ý nghĩa để dù có chiến thắng hay không, khách hàng cũng sẽ ấn tượng & nhớ về trò chơi/thử thách đó. Vậy là bạn đã thành công quảng bá sản phẩm rồi, đúng không?
Logic vì sao nó lại thành công Người tiêu dùng hiện nay đã dần khó tính hơn, họ sẽ không còn tin vào những lời quảng cáo một cách dễ dàng. Việc tự đặt ra thử thách như vậy, chứng tỏ bạn luôn muốn làm cho sản phẩm tốt hơn, và người xem sẽ có suy nghĩ rằng “thương hiệu này thực sự quan tâm đến trải nghiệm khách hàng, luôn tự tạo ra những thử thách mới để ngày một cải thiện sản phẩm”, từ đó sẽ dần gây dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng.
Ví dụ Hãng xe nổi tiếng Volvo đã thực hiện một bài test xếp vào hàng kinh điển, khi mời ngôi sao võ thuật Van Damme thực hiện một màn trình diễn “ảo thuật” với 2 chiếc xe tải đi lùi, nhằm quảng cáo cho công nghệ Volvo Dynamic Steering được ứng dụng trên xe tải, giúp xe lùi thẳng mà không bị lệch. Hãy cùng xem full video tại đây nha.

3. Challenge the consumer –  Thách thức khách hàng

“Engage your audience by setting them a challenge
Make it a positive, inspiring one while you’re at it, a goal worth pursuing.
It should not only make them feel good about the brand, but about themselves too.
Ensure that the whole experience is fresh, fun and easy to share.
Everyone who participates should go home with a sense of achievement, a great story and some lifelong memories.
And what about the people who didn’t participate or only stumbled upon the video later online?
Tell the story in a way that makes them feel rewarded too, for the time they spent on it.”

Cách sử dụng Tạo ra một thách thức cho khách hàng để họ tự động tham gia thay vì cố gắng quảng cáo, mời chào họ. Hãy biến trái nghiệm trở nên thú vị & đem đến cho họ cảm giác thành tựu. Tương tác với chính khách hàng của bạn như những người bạn chơi đùa với nhau.
Logic vì sao nó thành công Khách hàng ngày nay đang dần ghét quảng cáo, không thể phủ nhận. Lí do là bởi quảng cáo đang trở nên quá “vô duyên”, quá hoàn hảo, bay bổng khiến họ cảm thấy không còn bất kỳ sự kết nối tự nhiên nào. Để tái thiết lập mối quan hệ này một cách tự nhiên nhất, tốt nhất là đừng “cố quá quá cố”. Hãy nghĩ như những người bạn rủ nhau đi chơi, đi chinh phục một điều gì đó. Tạo ra sân chơi, thử thách cho họ bởi con người luôn thích cảm giác chiến thắng.
Ví dụ Không chỉ đơn thuần là chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1, Coca Cola đã tạo nên sức hút vô cùng lớn bằng việc sáng tạo nên chiếc máy Coca-Cola friendship machine đặc biệt, khiến người tiêu dùng không thể tự mua hàng mà cần có sự trợ giúp từ những người khác Chiến dịch đã giúp cho thương hiệu đồ uống này trong vòng 9 tiếng bán ra được 800 chai Coca Cola/ máy bán nước tự động, tăng 1075% sales và tạo nên hiệu ứng lớn trên các trang mạng xã hội. Bạn có thể xem chiến dịch này tại đây nhé.

4. Adopt another category’s style – Làm mới phong cách sản phẩm

“What is a cliché in one category may be surprisingly fresh in another.
So if you find yourself in the automobile category, try speaking the language of sports.
Make corporate advertising feel like fashion advertising
Make travel advertising like cosmetic advertising.
Rework ads for fast moving consumer goods so they feel like ads for a social cause.
Dress up a sports ad so it looks like a movie trailer.
Work a serious social message into an animated cartoon.
Turn a food commercial into a musical.
And remember, half-measures won’t do the trick. If you’re going for it, you have to go all the way.”

Cách sử dụng Quảng bá sản phẩm nhưng theo phong cách của một sản phẩm khác. Giới thiệu chương trình thể thao nhưng concept lại đậm thời trang, quảng cáo cà phê nhưng lại giống như đang xem một movie trailer,..
Logic vì sao nó thành công Một quảng cáo/ ý tưởng hay là khi bạn khiến người xem phải “bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa” vì sự kỳ lạ một cách hợp lí. Đây chính là cách các quảng cáo Thái trở thành một signature trong ngành. Hãy đưa người xem đến những gì không tưởng nhất.
Xem thêm: Học gì từ quảng cáo Thái siêu lầy lội
Ví dụ Bình thường khi nhắc đến cà phê, từ khóa đầu tiên xuất hiện sẽ là “tỉnh táo”, và bằng việc lồng ghép các vấn đề xã hội một cách khéo léo, chúng ta có được một video quảng cáo cà phê D7 Wake up lầy lội thế này đây.

5. Find an analogy for the problem – Đơn giản hóa những điều phức tạp

“This approach is especially useful when the problem that your brand solves is unfamiliar, uninteresting, complex, controversial or even unmentionable.
Cue the analogy.
Analogies work because our brains use patterns and shortcuts all the time to understand and deal with the world.
With the right analogy, you can make that problem feel fresh, relevant, comprehensible or socially acceptable.
The key to success is getting the connecting line just right, the one that links the analogy problem with the real world problem you want to highlight.”

Cách sử dụng Khi cần phải quảng cáo cho những tính năng mới lạ, phức tạp, hãy thử đặt sản phẩm lên bàn cân so sánh với một sự vật, sự việc có điểm tương đồng mà gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống.
Logic vì sao nó thành công So sánh là cách dễ nhất để chúng ta giúp người xem hình dung được những điều khó hiểu. Để sản phẩm có thể tiếp cận được số đông, thông tin quảng bá cần phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Chính việc đặt lên bàn cân so sánh như vậy, sẽ giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng và hiểu được những điều mà thương hiệu muốn truyền tải.
Ví dụ Mercedes đã giúp người xem hiểu rõ hơn về hệ thống treo chủ động Magic Body Control bằng việc so sánh với những con gà: nhờ có Magic Body Control mà xe có độ ổn định khi cua hay gặp những chướng ngại vật, giống như phần cổ và đầu của con gà vẫn đứng yên kể cả khi di chuyển hay lắc lư thân. (full video quảng cáo ở đây)

Không phải ai có khả năng sáng tạo cũng đều là do bẩm sinh, vậy nên hãy cứ tin tưởng vào chính mình, quan trọng là sự kiên trì và chăm chỉ từng ngày, khi ấy khả năng sáng tạo của bạn sẽ ngày một phát triển hơn. Trong quá trình tự học marketing, nếu thực sự đam mê sáng tạo và có hứng thú với công việc làm TVC, phim ngắn, banner ads,.. gây ấn tượng cực mạnh cho người xem, sao không thử bước chân vào thế giới ngành Quảng cáo nhỉ?

Xem thêm: Wiki ngành: Quảng cáo – Bước nhảy cho người trẻ yêu sáng tạo

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào