3 điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bạn trong vòng phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hãy tưởng tượng công ty bạn đang khát khao được làm việc là “người bạn đời” và nhà tuyển dụng là “bố mẹ vợ”. Thành công vượt qua vòng “gõ cửa” CV, chắc chắn bạn đang vô cùng bối rối và lo lắng không biết mình sẽ gặp phải những cửa ải gì tiếp theo trong vòng phỏng vấn, khi lần đầu tiên chạm mặt với những người cầm cân nảy mực sẽ quyết định liệu bạn có được phép “tiến tới” với công ty của họ. Đừng lo, ngay sau đây tôi sẽ giúp bạn thấu hiểu tâm lý “bố mẹ vợ” khó tính.

Các nhà tuyển dụng thường sử dụng một mô hình cơ bản để đánh giá khả năng của bạn, đó là ASK (Attitude – Skills – Knowledge). Họ sẽ mong muốn một ứng viên hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố: Thái độ phù hợp, Kiến thức chắc chắn và Kỹ năng thành thạo.

1. Vòng phỏng vấn: Bạn cần thể hiện thái độ tốt

Art by Uran Dou

Đầu tiên và vô cùng quan trọng cần thể hiện trong vòng phỏng vấn đó là thái độ của bạn. Không phải tự nhiên lại có câu “Thái độ quan trọng hơn trình độ”. Ở nhiều trường hợp, đặc biệt là những bạn fresher hoặc intern chưa có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh kỹ năng thì thái độ là cũng yếu tố then chốt để nhà tuyển dụng ra quyết định. Mỗi công ty, mỗi vị trí sẽ đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn thấy được ở ứng viên 4 yếu tố sau đây:

  • Hiểu rõ về công ty: Chắc chắn rồi, chẳng ai lại đi tuyển một đứa không biết gì về công ty của mình cả. Hơn nữa, chịu khó tìm hiểu còn cho thấy bạn thực sự nghiêm túc với công việc này.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

  • Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, mong muốn đóng góp: Việc có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tiềm năng để làm việc lâu dài của bạn  tại công ty.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn sẽ là ai trong 5 năm năm tới?

  • Cởi mở, sẵn sàng học hỏi: Tinh thần cởi mở cũng là một điều cần thiết để giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, đồng thời tiến bộ nhanh hơn trong công việc.
  • Phẩm chất, tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển và văn hóa công ty: Đương nhiên để được lựa chọn, bạn phải thật sự là ứng viên phù hợp 

2. Vòng phỏng vấn: Kỹ năng là một điều quan trọng

Thông thường thì kỹ năng được thể hiện khi bạn làm một công việc nào đó. Thế nhưng chỉ cần qua buổi phỏng vấn ngắn, các chuyên gia tuyển dụng hoàn toàn có thể đánh giá được kỹ năng của bạn. Dưới đây là 4 kỹ năng họ luôn mong chờ ở ứng viên trong vòng phỏng vấn:

  • Thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình thể hiện ở việc bạn trả lời lưu loát, rõ ràng, dứt khoát, không ậm ừ, diễn đạt ý của mình một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất.
  • Giải quyết vấn đề: Trong công việc chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn, và kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết. Để kiểm tra bạn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi tình huống như: “Bạn sẽ làm gì nếu tháng này bạn không đạt doanh thu và bị khách hàng phàn nàn?”
  • Tư duy phản biện: Đứng trước một tình huống công việc, bạn cần xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tự đặt ra những câu hỏi chất vấn để làm rõ vấn đề.
  • Tư duy sáng tạo: Chắc chắn bạn sẽ biết đến slogan của OMO: “Ngại gì lấm bẩn”. Trong khi các hãng bột giặt khác thi nhau đưa ra những khẩu hiệu nhấn mạnh vào hiệu quả của sản phẩm như “Sạch như mới”, “Gấp đôi bọt xà phòng”, OMO lại kêu gọi “Hãy cứ lấm bẩn đi” – một cách tiếp cận mới lạ nhưng đánh trúng vào tâm lí người mẹ không muốn con mình nghịch bẩn, thôi thúc họ hãy cứ để cho con trẻ tự do khám phá thế giới. Vết bẩn ư? Đã có chúng tôi lo. Trong thời đại hiện nay, sự sáng tạo sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng sáng tạo

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình/Let’s introduce about yourself

2. Vòng phỏng vấn: Chắc chắn không thể thiếu kiến thức

Nguồn: Dribble

Tiếp đến, nhà tuyển dụng muốn biết liệu kiến thức chuyên môn của bạn có đủ chắc chắn để đảm đương công việc hay không.

Ví dụ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí kế toán: “Công ty mua một lô nguyên vật liệu về nhập kho thì hạch toán kế toán như thế nào?”

Đối với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng muốn bạn nắm rõ xem vị trí của mình cần làm những công việc gì và có một nền tảng lý thuyết vững chắc. Còn với những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ đưa ra các tình huống rồi đào sâu hơn nữa.

Để vượt qua vòng phỏng vấn với những yêu cầu từ nhà tuyển dụng, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đọc thêm thật nhiều bài viết của CareerPrep về phỏng vấn tại đây để chuẩn bị thật tốt nhé! Chúc bạn vượt qua vòng phỏng vấn thật thuận lợi

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách